Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính vốn chủ sở hữu chính xác nhanh nhất

Trước khi thành lập một doanh nghiệp mới, các bạn cần quan tâm đến vốn chủ sở hữu. Đây là một gtrong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc vận hành và kinh doanh của doanh nghiệp sau này. Tham khảo ngay bài viết dưới đây, 3Gang sẽ giới thiệu cho các bạn công thức tính vốn chủ sở hữu sao cho nhanh và chính xác nhất nhé!

Mời bạn xem chi tiết cách tải App và tích lũy 3Gang Chi tiết hơn Tại đây

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết về vốn chủ sở hữu và công thức tính vốn chủ sở hữu thế nào cho đúng nhé!

Vốn chủ sở hữu là yếu tố đặc biệt quan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp. 

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu được hiểu đơn giản là quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp hoặc các cổ đông cùng góp vốn để tạo ra tài sản của doanh nghiệp. Tổng số vốn chủ sở hữu sẽ được tính bao gồm tất cả các phần còn lại sau khi đã khấu trừ các khoản nợ phải trả. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thì vốn chỉ sở hữu chính là số tiền đầu tư vào doanh nghiệp trừ đi số tiền đi vay. 

Nguồn vốn chủ sở hữu có tính chất thường xuyên và ổn định. Nó được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như dựa vào sự chênh lệch giá cổ phiếu, giá trị tài sản ròng, lợi nhuận kinh doanh…Khi doanh nghiệp bị ngừng kinh doanh hoặc rơi vào tình trạng phá sản, phần vốn chủ sở hữu này sẽ được ưu tiên dùng để trả nợ. Phần còn lại mới chia cho chủ sở hữu theo tỷ lệ góp vốn ban đầu. 

Vốn chủ sở hữu bao gồm nhiều thành phần khác nhau. 

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm những gì?

Căn cứ theo mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu sẽ bao gồm nhiều phần khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những thành phần cơ bản của vốn chủ sở hữu cho các bạn tham khảo:

Vốn của các cổ đông:  Trong thực tế vốn chủ sở hữu bao gồm cả phần vốn đóng góp thực tế của các cổ đông. Và chi tiết về số vốn này sẽ được ghi rõ trên văn bản giấy tờ theo điều lệ của công ty. 

Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh: Vốn chủ sở hữu cũng bao gồm lợi nhuận sau thuế còn lại chưa được chia cho các cổ đông và các thành viên liên doanh. 

Các quỹ của doanh nghiệp:Các quỹ đầu tư, phát triển, dự trữ hay dự phòng…cũng được xếp vào vốn chủ sở hữu. Những quỹ này có yêu cầu là được hình thành với tỷ lệ không được vượt quá quy định của pháp luật. 

Thặng dư của vốn cổ phần: Đó chính là sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm phát hành với giá trị hiện tại của cổ phiếu. 

Phần chênh lệch của tài sản được định giá: Nếu như doanh nghiệp có các tài sản cố định như bất động sản, hàng tồn kho…sẽ được định giá lại. Và phần chênh lệch của tài sản này sẽ được xếp vào hạng mục vốn chủ sở hữu. 

Từ nhiều nguồn khác: Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn bắt nguồn từ nhiều nguồn khác như cổ phiếu quỹ, nguồn tài trợ bên ngoài doanh nghiệp…

Theo các chuyên gia đã nhận định thì yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất trong vốn chủ sở hữu chính là vốn của cổ đông và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh. 

Hướng dẫn cách phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ công ty

Trên thực tế vẫn có nhiều người bị nhầm lẫn giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. Do đó, 3Gang sẽ giúp các bạn phân biệt chi tiết vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ công ty:

Tiêu chí phân loại Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ
Tính chất  Đây là loại vốn không phải cam kết thanh toán được góp bởi nhiều người và kết quả của hoạt động kinh doanh.  Đây là tổng giá trị tài sản khi vừa mới thành lập hoặc đã được bán, hay đăng ký mua trong lúc mới thành lập. 
Chủ sở hữu  Cá nhân, tổ chức, nhà nước  Cá nhân, các tổ chức góp vốn hoặc cam kết góp vốn. 
Cơ chế hình thành của vốn Được hình thành từ ngân sách của nhà nước, do doanh nghiệp, cổ động góp vốn hoặc được bổ sung từ lợi nhuận của kết quả kinh doanh hay các nguồn thu khác.  Được hình thành từ số vốn do các thành viên đóng góp hoặc cam kết đóng góp trong một thời gian nhất đinh. Gía trị của vốn điều lệ sẽ được ghi vào điều lệ thành lập của doanh nghiệp sau này. 
Đặc điểm Đây là loại vốn được hình thành dựa vào sự đóng góp của cá nhân, các cổ đông hoặc thông qua kết quả kinh doanh.  Vốn điều lệ là loại vốn mà nếu doanh nghiệp bị phá sản. Vốn này sẽ được xem là khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả. 
Ý nghĩa  Vốn chủ sở hữu sẽ thể hiện được tình trạng tăng, giảm của các nguồn vốn của doanh nghiệp.  Vốn điều lệ lại được sử dụng để thể hiện cơ cấu vốn trong doanh nghiệp. Nó là cơ sở để phân chia lợi nhuận hoặc rủi ro với các nhà đầu tư góp vốn. 

Để tính vốn chủ sở hữu phải dựa trên công thức. 

Công thức tính vốn chủ sở hữu nhanh và chính xác

Khi bắt tay vào thành lập một doanh nghiệp mới ngoài việc quan tâm đến hoạt động kinh doanh thì các bạn phải biết cách hạch toán vốn chủ sở hữu. Trong nghiệp vụ kế toán, việc tính vốn chủ sở hữu sẽ có sự khác biệt giữa hai yếu tố là: giá trị tài sản thực của công ty và giá trị các khoản nợ. 

Công thức tính vốn chủ sở hữu

Để tính được vốn chủ sở hữu, các bạn dựa vào công thức như sau:

VCSH = Tổng tài sản (Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn) – Nợ phải trả

Trong đó ý nghĩa của các thành phần: 

  • Tài sản ngắn hạn chính là các loại tài sản: Tiền gửi ở ngân hàng, tiền đang lưu thông buôn bán,lượng tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ) có ở công ty và một số tài sản có giá trị tương đương tiền (vàng, bạc, đá quý,…)
  • Tài sản dài hạn bao gồm: Các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, các khoản phải thu dài hạn trong hoạt động kinh doanh và hợp tác của doanh nhiệp, các bất động sản được doanh nghiệp đầu tư, các tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác được pháp luật quy định… 
  • Các khoản nợ phải trả bao gồm: Khoản nợ phải trả người bán, thuế cần phải nộp và các khoản nợ theo quy định của Nhà nước, nợ người lao động như lương hay bảo hiểm, các khoản thanh toán nội bộ, các khoản vay và nợ của các tổ chức tài chính, các khoản nhận ký quỹ, ký cược, khoản mà người mua ứng trước tiền hàng và các khoản nợ khác…

Ví dụ thực tế tính vốn chủ sở hữu

Để giúp các bạn hiểu cặn kẽ về công thức tính vốn chủ sở hữu, chúng tôi sẽ giới thiệu ví dụ chi tiết cho bạn tham khảo: 

Doanh nghiệp A khi thành lập với tổng giá trị tài sản là 1.5 tỷ và họ cũng có ột khoản vay nợ ngân hàng 0.5 tỷ để phục vụ sản xuất. Lúc này khi chúng ta áp dụng công thức vào sẽ có: VCSH = 1,5 – 0,5 = 1 tỷ. Như vậy, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp A trên thực tế chỉ là 1 tỷ VNĐ.

Lưu ý: Tùy thuộc hình thức kinh doanh và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mà các tiêu chí xác định vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính sẽ được thay đổi khác nhau. Ví dụ, cách tính vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chỉ thuần sản xuất, kinh doanh và không có hoạt động đầu tư sẽ được tính theo công thức sau:

Vốn CSH = Vốn góp của CSH + Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối – Lỗ lũy kế

Do đó để tính chính xác được vốn chủ sở hữu, các bạn phải xác định được loại hình doanh nghiệp trước. 

Đầu tư thông minh với 3Gang gia tăng vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp

Để gia tăng được vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp bên cạnh việc đầu tư và đẩy mạnh sản xuất, cá nhân và cổ đông cũng nên đẩy mạnh hoạt động đầu tư. Nếu chưa biết đầu tư vào đâu uy tín và đảm bảo lợi nhuận. Các bạn có thể tham khảo các hình thức đầu tư thông minh trên App Đầu tư, tích luỹ 3Gang. 

Hiện nay, hình thức đầu tư chứng chỉ quỹ đã và đang được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Trên 3Gang hiện đang cung cấp nhiều loại chứng chỉ quỹ của các đơn vị uy tín như:

        Quỹ đầu tư SSI

        Quỹ đầu tư VinaCapital

        Quỹ đầu tư PVCB Capital

        Quỹ đầu tư Amber Capital

        Quỹ đầu tư UOB

        Quỹ đầu tư SGI Capital….

Với đội ngũ chuyên gia tư vấn tài chính giàu kinh nghiệm, 3Gang cam kết sẽ hỗ trợ khách hàng đầu tư có lãi sinh lời dài hạn. Nếu các bạn muốn tham khảo và tìm hiểu thêm về hình thức đầu tư này. Hãy gọi ngay đến số hotline: 1900 3492 hoặc truy cập vào website: https://3gang.vn/ để biết thêm chi tiết! 

Chat trực tiếp tại Fanpage 3Gang Tại đây

Tạm kết: 

Vốn chủ sở hữu được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong cơ cấu vốn của một doanh nghiệp. Nó giữ vai trò quyết định sự hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Do đó, một doanh nghiệp muốn phát triển được cần phải tính chính xác được số vốn chủ sở hữu. Đồng thời tìm hiểu được các thành phần của vốn chủ sở hữu chuẩn để từ đó xây dựng cơ cấu vốn phù hợp và tối ưu hiệu quả nguồn lực tài chính. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *