Blockchain là gì? Hiểu Blockchain để ứng dụng vào thực tế cuộc sống

Trong những năm gần đây, xu hướng đầu tư online đang ngày càng được đông đảo cộng đồng quan tâm và tìm hiểu. Những khái niệm như: blockchain, tiền điện tử (cryptocurrency), bitcoin, …được tìm kiếm thường xuyên trên Google. Hãy cùng 3Gang thông qua bài viết này tìm hiểu một số thông tin cơ bản về công nghệ blockchain là gì và lý do gì khiến nó trở nên đáng tin cậy trong cả việc lưu trữ hồ sơ và giao dịch tài chính.

Khái niệm blockchain là gì?

Blockchain là gì ?
Blockchain là gì ?

Blockchain là ứng dụng công nghệ chuỗi – khối, cho phép người dùng truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa khá phức tạp. Về bản chất blockchain giống như cuốn sổ cái kế toán của một công ty mà tại đây tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên nền tảng mạng ngang hàng. Một blockchain có khả năng ghi lại thông tin về cryptocurrency giao dịch, NFT quyền sở hữu hoặc Defi hợp đồng thông minh.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/layer-2-blockchain-la-gi/

Mặc dù những loại thông tin này có thể lưu trữ được ở bất kỳ cơ sở dữ liệu thông thường nào nhưng blockchain là duy nhất vì nó hoàn toàn phi tập trung. Thay vì được duy trì ở cùng một vị trí, cơ sở dữ liệu blockchain lại tạo ra các bản sao để có thể lưu giữ trên nhiều máy tính trải rộng trên mạng. Các máy tính riêng lẻ này được gọi là các nút.

Có thể nói Công nghệ Blockchain là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ dưới đây:

Mật mã học: Công nghệ Blockchain đã sử dụng public key và hàm hash function để đảm bảo tính minh bạch, sự toàn vẹn và riêng tư.

Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và đồng thời cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.

Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút khi tham gia vào hệ thống bắt buộc phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS, …) và chịu ảnh hưởng bởi động lực kinh tế.

Phân loại các loại Blockchain 

Về cơ bản, hệ thống Blockchain được chia thành 3 loại chính:

Phân loại hệ thống blockchain
Phân loại hệ thống blockchain
  1. Public: Bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này yêu cầu phải có số lượng lớn nút tham gia. Do đó việc tấn công được vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi vì đòi hỏi chi phí rất lớn. Ví dụ như Bitcoin, Ethereum, …
  2. Private: Người dùng chỉ được phép đọc dữ liệu, không được phép ghi vì việc này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Vì đây là một Private Blockchain nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh và chỉ cần đến một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch. Ví dụ Ripple là một dạng Private Blockchain – cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.
  3. Permissioned (hay còn gọi là Consortium): Một dạng của Private nhưng bổ sung thêm một số tính năng khác, đây là sự kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private. Ví dụ các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh đều sử dụng Blockchain cho riêng mình.

>>Xem thêm: https://3gang.vn/smart-contract-blockchain-la-gi/

 Các phiên bản của công nghệ Blockchain

 Các phiên bản Blockchain
 Các phiên bản Blockchain
  1. Công nghệ Blockchain 1.0 – Tiền tệ và thanh toán: Ứng dụng chính của phiên bản này là tiền mã hoá: gồm có chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với chúng ta nhất mà đôi khi khiến nhiều người lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một.
  2. Công nghệ Blockchain 2.0 – Tài chính và thị trường: Ứng dụng chính là xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng quy mô của Blockchain để đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản gồm có cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu hay bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.
  3. Công nghệ Blockchain 3.0 – Thiết kế và giám sát hoạt động: Đưa Blockchain thoát khỏi biên giới tài chính để đi sâu hơn vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật.

Cách thức hoạt động của Blockchain?

Cách thức hoạt động của blockchain
Cách thức hoạt động của blockchain

Không phải ngẫu nhiên cái tên blockchain được chọn để sử dụng rộng rãi như bây giờ. Blockchain được mô tả là một “chuỗi” tạo thành từ các “khối” dữ liệu riêng lẻ. Khi dữ liệu mới được thêm vào hệ thống mạng định kỳ, một “khối” mới sẽ được hình thành và gắn vào “chuỗi”. Điều này liên quan đến việc tất cả các nút sẽ cập nhật phiên bản blockchain của họ để tất cả đều đồng bộ như nhau.

Chính cách tạo ra những khối mới này đã trả lời cho câu hỏi tại sao blockchain lại mang tính an toàn cao đến vậy. Để được thêm vào sổ cái kỹ thuật, các nút phải xác minh và xác nhận tính hợp pháp của dữ liệu mới trước. Đối với tiền điện tử, chúng sẽ liên quan đến việc đảm bảo rằng các giao dịch mới trong một khối không phải là gian lận hoặc tiền chưa được sử dụng quá một lần. Điều này khác với cơ sở dữ liệu hoặc bảng tính độc lập, nơi một người hoàn toàn có thể thực hiện các thay đổi mà không cần giám sát. 

>> Gợi ý: https://3gang.vn/oracle-blockchain-la-gi/

Theo một chuyên gia về lĩnh vực blockchain: “Sau khi có sự đồng thuận, khối sẽ được thêm vào chuỗi và các giao dịch cơ bản được ghi lại trong sổ cái phân tán. Các khối được liên kết với nhau một cách an toàn tạo thành một chuỗi kỹ thuật số an toàn từ đầu cho tới cuối sổ cái”. Các giao dịch thường sẽ được bảo mật bằng mật mã, điều này có nghĩa các nút cần phải giải thành công các phương trình toán học phức tạp để xử lý một giao dịch.

Blockchain được sử dụng ra sao?

Hình thức sử dụng blockchain
Hình thức sử dụng blockchain

Công nghệ blockchain ngày càng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ cung cấp dịch vụ tài chính đến quản trị hệ thống bỏ phiếu. Dưới đây là một vài ứng dụng phổ biến nhất của blockchain:

Tiền điện tử: Blockchain được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là tiền điện tử như Bitcoin hoặc Ethereum. Khi mọi người mua, trao đổi hoặc chi tiêu tiền điện tử, các giao dịch này sẽ được ghi lại trên một blockchain. Càng có nhiều người sử dụng tiền điện tử thì blockchain ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Ngân hàng: Ngoài tiền điện tử, blockchain được dùng để xử lý các giao dịch bằng tiền tệ fiat như USD và EUR. Công nghệ này giúp việc gửi tiền qua ngân hàng trở nên nhanh chóng hơn và các giao dịch được xác minh nhanh hơn ngoài giờ làm việc bình thường.

Chuyển giao tài sản: Blockchain cũng có thể được dùng để ghi lại và chuyển giao quyền sở hữu các tài sản khác nhau. Công nghệ này hiện nay đang khá phổ biến với các tài sản kỹ thuật số như NFT – đại diện tiêu biểu cho quyền sở hữu nghệ thuật kỹ thuật số và video.

Hợp đồng thông minh: Một ứng dụng khác của blockchain chính là các hợp đồng tự thực hiện hay còn gọi là “hợp đồng thông minh”. Các hợp đồng kỹ thuật số này sẽ được tự động ban hành sau khi các điều kiện được đáp ứng.

Giám sát chuỗi cung ứng: Bao gồm một lượng lớn thông tin, đặc biệt là khi hàng hóa đi từ nơi này sang nơi khác của thế giới. Việc lưu trữ lại thông tin này trên blockchain sẽ giúp quá trình giám sát chuỗi cung ứng trở nên dễ dàng hơn.

Bỏ phiếu: Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu cách áp dụng blockchain nhằm ngăn chặn gian lận trong quá trình bỏ phiếu. Về lý thuyết, bỏ phiếu blockchain sẽ cho phép mọi người gửi phiếu bầu chính xác, không thể bị giả mạo.

Ưu – nhược điểm của blockchain

1. Ưu điểm của blockchain

– Các giao dịch có độ chính xác cao hơn: Một giao dịch blockchain phải được xác minh bởi nhiều nút. Điều này góp phần làm giảm thiểu lỗi.

– Bỏ qua bước trung gian: Khi sử dụng blockchain, hai bên có thể tự xác nhận và hoàn thành điều gì đó trong một giao dịch mà không cần làm việc thông qua bên thứ ba. Điều này góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí thanh toán cho một đơn vị trung gian ví dụ như ngân hàng.

– Bảo mật bổ sung: Về mặt lý thuyết, một hệ thống mạng lưới phi tập trung giống như blockchain thì gần như không thể thực hiện các giao dịch gian lận. Để có thể thực hiện các giao dịch giả mạo, họ sẽ cần phải hack mọi nút và thay đổi mọi dữ liệu của sổ cái.

– Chuyển tiền hiệu quả hơn: Với năng suất hoạt động 24/7, mọi người có thể sử dụng blockchain để chuyển tiền tài chính và tài sản hiệu quả hơn, đặc biệt là trên phạm vi quốc tế. Họ không cần phải chờ đến nhiều ngày sau để ngân hàng hoặc cơ quan chính phủ xác nhận mọi thứ theo cách thủ công.

2. Nhược điểm của blockchain

– Giới hạn giao dịch mỗi giây: Vì phải phụ thuộc vào một mạng lưới lớn hơn để phê duyệt các giao dịch nên blockchain có một giới hạn về tốc độ di chuyển của nó. Ví dụ, Bitcoin chỉ có thể xử lý 4,6 giao dịch mỗi giây.

– Chi phí năng lượng cao: Việc để tất cả các nút song song hoạt động cùng lúc để xác minh giao dịch tốn nhiều điện hơn so với một cơ sở dữ liệu hoặc bảng tính đơn lẻ. Điều này làm cho các giao dịch dựa trên blockchain trở nên đắt hơn đồng thời còn tạo ra gánh nặng hơn cho môi trường.

– Rủi ro mất mát tài sản: Một số tài sản kỹ thuật số được sử dụng một khóa mật mã riêng như cryptocurrency trong một chiếc ví blockchain. Hãy chắc chắn bảo vệ chiếc chìa khóa này một cách cẩn thận. Nếu bạn đánh mất khóa mật mã riêng tư cho phép truy cập vào tài sản của mình thì cho đến thời điểm hiện tại chưa có cách nào để khôi phục nó và tài sản đó sẽ biến mất vĩnh viễn.

– Có khả năng xảy ra hoạt động bất hợp pháp: Sự phân quyền của blockchain bổ sung thêm quyền riêng tư và bảo mật. Điều này vô tình làm cho nó trở nên hấp dẫn đối với bọn tội phạm. Việc theo dõi các giao dịch bất hợp pháp trên blockchain khó hơn rất nhiều so thông qua các giao dịch ngân hàng được gắn với một cái tên.

Kết luận

Với những ưu điểm mà Blockchain mang lại, chắc chắn trong tương lai ứng dụng này sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa, trở thành nền tảng được sử dụng phổ biến trong cộng đồng. Hi vọng những chia sẻ của 3Gang về Blockchain là gì sẽ giúp ích cho việc tìm kiếm thông tin hữu ích để bạn có thể học hỏi và nghiên cứu sâu hơn nữa về Công nghệ Blockchain.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *