Cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không

Cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không

Không thể phủ nhận một điều là thẻ ATM mang đến cho người dùng những tiện ích vô cùng hấp dẫn, bên cạnh đó nó còn giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí. Tuy nhiên thì việc sử dụng thẻ ATM không phải lúc nào cũng diễn ra một cách trơn tru và suôn sẻ.

Khi sử dụng thẻ ATM, bạn thường gặp phải một số vấn đề như không sử dụng được thẻ, thẻ bị khóa mà không biết cách kiểm tra,… Đừng lo lắng, trong bài viết dưới đây, 3Gang sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không một cách đơn giản và nhanh chóng. Mời bạn đọc tham khảo bài viết của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết!

Trước tiên, hãy cùng 3Gang tìm hiểu khái niệm thẻ ATM là gì và các nguyên nhân khiến cho thẻ ATM của bạn có thể bị khóa, bạn nhé!

Thẻ ATM là gì?

Thẻ ATM là gì?
Thẻ ATM là gì?

Thẻ ATM là loại thẻ theo chuẩn ISO 7810 bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Thẻ ATM được trang bị đầy đủ tính năng như chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn,… tại cây ATM theo quy định riêng của từng ngân hàng.

Công dụng của thẻ ATM

Cũng bởi những tiện ích mà thẻ ATM mang lại nên hiện nay có rất nhiều người ưa chuộng việc sử dụng loại này. Vậy cụ thể công dụng của thẻ ATM là gì?

Giúp mọi giao dịch trở nên nhanh chóng: Hiện nay có rất nhiều cây ATM được đặt ở các vị trí thuận lợi, vì vậy bạn không cần đi xa mới có thể thực hiện giao dịch của mình. Điều này tiết kiệm được khá nhiều thời gian mỗi khi bạn có nhu cầu về giao dịch tiền.

Quản lý tài chính tốt: Với công nghệ tiên tiến thì bạn chỉ cần sở hữu một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet là có thể dễ dàng kiểm tra thông tin tài khoản và quản lý tài khoản một cách tốt nhất.

Không cần mang theo nhiều tiền mặt trong người: Với chiếc thẻ ATM thì bạn có thể đi bất kỳ đâu mà không cần lo về vấn đề tiền mặt, bởi thẻ ATM có thể giúp bạn thanh toán khi mua sắm và khi cần tiền mặt có thể rút tại cây ATM.

Thuận tiện trong giao dịch: Hiện nay đa số các ngân hàng đều sử dụng ứng dụng internet banking, với ứng dụng này thì bạn có thể giao dịch trên điện thoại mọi lúc mọi nơi khi có internet.

Những nguyên nhân khiến thẻ ATM ngân hàng bị khóa

Những nguyên nhân khiến thẻ ATM ngân hàng bị khóa
Những nguyên nhân khiến thẻ ATM ngân hàng bị khóa

Thực tế, có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng thẻ ATM bị khóa. Trong trường hợp thẻ ATM của bạn đã bị khóa, hệ thống sẽ thông báo cho bạn thông qua các hình thức: gửi tin nhắn SMS hoặc thông báo qua ứng dụng ngân hàng trực tuyến đã được cài sẵn trên điện thoại của bạn.

Trường hợp 1: Bạn đã nhập mã pin ATM sai trên 3 lần

Vì tính bảo mật chặt chẽ cho khách hàng, vậy nên nếu người dùng nhập sai mã PIN quá 3 lần sẽ có thể gặp phải tình huống bị nuốt thẻ hoặc hệ thống tự động khóa thẻ để bảo vệ tài sản của chủ thẻ. Vì vậy, bạn cần nhớ rõ mã PIN thẻ ATM của mình để tránh trường hợp bị khóa thẻ vì nguyên nhân này.

Trường hợp 2: Thẻ ATM của bạn đã hết hạn sử dụng

Hiện nay đã có một số ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ không thời hạn nhưng vẫn còn các ngân hàng áp dụng quy định về thời gian sử dụng.

Thông thường hạn sử dụng của thẻ ATM sẽ là 4 năm đến 7 năm và tùy vào từng loại thẻ mà thời hạn sử dụng sẽ là khác nhau. Khi sử dụng thẻ bạn cần phải chú ý đến hạn sử dụng được in nổi trên mặt trước của thẻ bởi sau khi hết hạn sử dụng, thẻ ATM của bạn sẽ bị khoá và lúc này bạn cần đến ngân hàng để đăng ký thẻ mới.

Trường hợp 3: Thẻ ATM không được sử dụng trong một thời gian dài

Hiện nay, một số ngân hàng sẽ áp dụng chính sách khóa thẻ ATM khi khách hàng không có bất cứ giao dịch nào trong một khoản thời gian dài, điều này giúp làm giảm áp lực lên hệ thống thông tin cũng như để đảm bảo chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa tài nguyên của ngân hàng.

Trường hợp 4: Số dư trong tài khoản ATM của bạn không đủ để duy trì

Thông thường, các ngân hàng sẽ yêu cầu một số dư tối thiểu trong tài khoản để duy trì thẻ, nếu số dư này không đủ thì tài khoản của bạn có thể bị khóa.

Trường hợp 5: Chủ thẻ yêu cầu khóa thẻ ATM

Khi bạn không có nhu cầu sử dụng thẻ ATM hoặc bạn bị mất thẻ hay tài khoản có những bất thường thì bạn có thể thực hiện khóa thẻ tạm thời trên ứng dụng ngân hàng điện tử. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng để yêu cầu nhân viên ngân hàng thực hiện chức năng khóa thẻ này.

Trường hợp 6: Khóa nhầm thẻ

Hiện nay, một số ngân hàng cho phép chủ thẻ được thực hiện khóa thẻ ngay trên ứng dụng ngân hàng điện tử. Chính vì điều này mà một số khách hàng vô tình thực hiện chức năng khóa thẻ mà không hề hay biết. 

Khi gặp trường hợp này, bạn có thể mở lại thẻ ATM ngay trên ứng dụng ngân hàng điện tử.

Trường hợp 7: Khóa thẻ theo ATM yêu cầu của các cơ quan chức năng

Đối với những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật thì các cơ quan có thẩm quyền được phép yêu cầu ngân hàng tiến hành phong tỏa các tài khoản của khách hàng liên quan.

Trường hợp 8: Chủ thẻ thực hiện rút tiền tại cây ATM nằm ngoài hệ thống liên kết của ngân hàng mở thẻ.

Đây là một trong những nguyên nhân ít gặp phải nhất, tuy nhiên vẫn khó có thể tránh khỏi những trường hợp không may mà bạn gặp phải. 

Giả sử khi bạn đi trên đường, muốn rút tiền nhưng lại không có cây ATM ngân hàng bạn đang sử dụng, vì vậy bạn đã quyết định lựa chọn một cây ATM bất kỳ trên đường. Nếu chẳng may cây ATM đó lại  là một trong những ngân hàng không có liên kết với ngân hàng mở thẻ ATM bạn đang dùng sẽ dẫn đến tình trạng đáng tiếc là thẻ ATM bị khóa.

Thẻ ATM không sử dụng trong bao lâu thì bị khóa ?

Ngày nay, thủ tục làm thẻ ATM đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều, chính vì thế mà khách hàng thường đăng ký làm khá nhiều thẻ ATM tại các ngân hàng khác nhau. Việc này dẫn đến vấn đề nhiều thẻ ATM không được sử dụng đến trong một thời gian dài. Mỗi một loại thẻ sẽ có những quy định về thời gian sử dụng khác nhau, cụ thể mời bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết mà 3Gang đã liệt kê dưới đây:

Đối với thẻ ATM nội địa

Với loại thẻ này, nếu bạn không phát sinh bất kỳ giao dịch chuyển khoản, rút tiền hay nạp tiền nào trong thời gian 12 tháng đến 18 tháng thì thẻ ATM của bạn sẽ bị đóng băng.

Đối với thẻ ATM trả trước

Thẻ ATM trả trước hay thẻ ATM prepaid được ngân hàng phát hành độc lập với tài khoản thanh toán của bạn. Vì vậy, dù cho bạn không sử dụng loại thẻ này trong một khoảng thời gian dài thì thẻ ATM này vẫn không bị khóa.

Đối với thẻ ATM ghi nợ

Đối với thẻ ATM ghi nợ hay thẻ Debit thì sẽ được kết nối trực tiếp với tài khoản thanh toán ngân hàng của bạn. Chính vì thế, nếu trong thời gian 12 tháng đến 18 tháng mà bạn không tiến hành phát sinh bất kỳ giao dịch nào thì thẻ này sẽ bị khóa.

Đối với thẻ ATM tín dụng

Hiện nay, các ngân hàng chưa có chính sách quy định về thời hạn khóa thẻ ATM tín dụng khi khách hàng không sử dụng trong thời gian dài. Nếu bạn cứ giữ nguyên thẻ trong một thời gian dài mà không sử dụng đến thì phí thường niên hằng năm vẫn được tính. Và khoản phí này sẽ bị chuyển thành nợ xấu nếu bạn không đóng chúng đầy đủ. Vì vậy, nếu bạn không còn nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng nữa thì hãy đến quầy giao dịch để tiến hành hủy thẻ.

Làm sao để biết thẻ ATM bị khóa?

Làm sao để biết thẻ ATM bị khóa?
Làm sao để biết thẻ ATM bị khóa?

Để kiểm tra thẻ ATM của mình có bị khóa không thì bạn có thể thực hiện một trong các cách sau: 

Cách 1: Kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không trên ứng dụng ngân hàng điện tử

Hình thức này khá đơn giản, bạn chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng internet banking hay mobile banking trên điện thoại của mình, sau đó vào mục thẻ, hệ thống sẽ báo cho bạn biết thẻ đang hoạt động hay bị khóa.

Cách 2: Kiểm tra thẻ ATM có bị khóa không qua cây ATM

Với hình thức này, bạn đọc hãy thực hiện theo các bước sau để tiến hành kiểm tra thẻ:

Bước 1: Mang thẻ đến cây ATM bất kỳ và thực hiện cho thẻ vào khe theo đúng chiều.

Bước 2: Nhập mã PIN thẻ ngân hàng  của mình và chọn Enter

Bước 3: Cây ATM sẽ hiển thị lên màn hình với thông báo bị lỗi nếu thẻ của bạn bị khóa. Nếu như bạn vẫn giao dịch được bằng thẻ đó thì có nghĩa là thẻ ATM của bạn không bị khóa.

Cách 3: Kiểm tra thẻ ATM bằng cách gọi cho tổng đài ngân hàng 

Khi phát hiện thẻ ATM bị khóa, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại của tổng đài ngân hàng để hỏi trực tiếp nhân viên. Bạn chỉ cần cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân sau đó làm theo yêu cầu của nhân viên ngân hàng để được hỗ trợ

Cách 4: Đến điểm giao dịch ngân hàng để thực hiện kiểm tra thẻ ATM

Bạn có thể đến điểm giao dịch gần nhất và yêu cầu nhân viên ngân hàng hỗ trợ kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không. Khi đến, bạn cần phải mang theo giấy tờ tùy thân để chứng minh mình chính là chủ thẻ để quá trình kiểm tra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thẻ ATM đã bị khóa thì cần phải làm gì để kích hoạt lại?

Khi đã kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không và bạn biết chắc chắn thẻ ATM của mình đã bị khóa. Hãy đến ngân hàng gần nhất để tiến hành các thủ tục sau đây để được hỗ trợ mở lại thẻ nhanh chóng:

Trong trường hợp khách hàng chủ động khóa thẻ

Nếu như việc khóa thẻ do bạn yêu cầu hoặc bạn tự khóa thẻ thì việc kích hoạt lại thẻ có thể thực hiện tại nhà thông qua tiện ích ngân hàng số. Bạn vui lòng làm theo hướng dẫn dưới đây để kích hoạt lại thẻ ATM của mình:

Bước 1: Tiến hành đăng nhập vào ứng dụng Internet Banking hoặc Mobile Banking.

Bước 2: Chọn mục “Thẻ” và nhấn “Mở khóa”.

Bước 3: Xác nhận mở khóa thẻ bằng cách nhập mã OTP và ngay sau đó thẻ sẽ được kích hoạt lại.

Trong trường hợp thẻ ATM bị khóa do bị lỗi

Trong các trường hợp thẻ ATM bị khóa do nhập sai mã pin, hết hạn,… hoặc một vài lý do khác thì bạn cần phải mang theo chứng minh nhân dân và thẻ tới quầy giao dịch ngân hàng để được hỗ trợ mở khóa thẻ ATM trở lại.

Bước 1: Cầm chứng minh nhân dân bản gốc và tới chi nhánh ngân hàng đang phát hành thẻ

Bước 2: Tới quầy giao dịch và thông báo cho nhân viên ngân hàng “thẻ ATM của bạn đã bị khóa”. Lúc này, bạn sẽ được nhân viên hướng dẫn và đưa mẫu giấy xin cấp lại mã pin mới.

Bước 3: Hãy điền đầy đủ và chính xác các thông tin được yêu cầu có trong tờ giấy kèm theo chứng minh thư và gửi lại cho nhân viên.

Bước 4: Nhân viên sẽ cung cấp lại mã pin mới cho bạn và mã này được chứa trong 1 tờ giấy được bọc kín. Đồng thời họ cũng sẽ kích hoạt lại thẻ cho bạn.

Bước 5: Ra cây ATM và tiến hành đổi lại mã pin mà bạn muốn (mã pin bao gồm 6 ký tự).

Lưu ý: Nếu gặp trường hợp thẻ ATM của bạn bị nuốt, hãy vào trực tiếp chi nhánh ngân hàng quản lý cây ATM để thông báo. Nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra và trả lại thẻ cho bạn.

Mẹo giúp thẻ ATM không bị khóa

Một số kinh nghiệm sau đây sẽ giúp thẻ ATM của bạn luôn ở trạng thái hoạt động và không bị khóa.

Hãy giữ gìn thẻ ATM cẩn thận không để bị cong, vênh, xước.

Không tiết lộ thông tin thẻ của mình cho người khác.

Kiểm tra thời gian hết hạn của thẻ, khi thẻ gần hết hạn cần phải tới ngân hàng đã đăng ký thẻ trước đó để kịp thời gia hạn.

Thực hiện rút tiền tại cây ATM cùng hệ thống ngân hàng hoặc các cây ATM có liên kết.

Trong 3 tháng nên sử dụng thẻ để giao dịch tối thiểu 1 lần để không bị khóa thẻ.

Trên đây là những thông tin mà 3Gang tổng hợp về thẻ ATM cũng như cách kiểm tra thẻ ATM bị khóa hay chưa. Chúng tôi rất hy vọng bài viết cung cấp được cho các bạn những thông tin bổ ích. 3Gang chân thành gửi làm cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian tham khảo bài viết trên!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *