Cập nhật tình hình giá dầu thế giới hôm nay (ngày 13/5/2023)

Thị trường dầu thô trên thế giới chịu ảnh hưởng mạnh từ các yếu tố vĩ mô như tình hình chính trị của các nước, nhất là những nước có nguồn cung dầu chính. Trong bài viết ngày hôm nay, 3Gang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những yếu tố thực sự ảnh hưởng mạnh đến giá dầu cũng như giá dầu thế giới hôm nay.

Cập nhật tình hình giá dầu thế giới hôm nay

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô thế giới đã tiếp đã giảm từ 3 phiên liền trước. Lúc 6h ngày 13/5 giờ Việt Nam, giá dầu thô WTI ở mức 70,04 USD/thùng. Còn giá dầu Brent là 74,17 USD/thùng.

Theo nhận định của giới chuyên gia, giá dầu giảm mạnh là do các nhà đầu tư lo ngại khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ điều chỉnh tăng lãi suất. Vào ngày 2/5, Ngân hàng Trung ương Australia đã bất ngờ khi tăng lãi suất và cảnh báo có thể sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ nếu lạm phát vẫn tăng cao. Việc tiếp tục tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương có thể khiến tăng trưởng kinh tế bị chậm lại và ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng.

Giá dầu giảm mạnh là do các nhà đầu tư lo ngại khả năng FED và Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất
Giá dầu giảm mạnh là do các nhà đầu tư lo ngại khả năng FED và Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất

Không chỉ vậy, các rủi ro vĩ mô đang rình rập nền kinh tế Mỹ – thị trường tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới cũng khiến cho giá dầu lao dốc.

Sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết chính phủ Mỹ có thể hết tiền trong vòng một tháng tới thì giá dầu và các chỉ số chính của Phố Wall đều giảm. Điều này đã làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ của Mỹ và khiến các nhà đầu tư rút khỏi những thị trường rủi ro, đồng thời thúc đẩy lực bán trên thị trường dầu thô.

Những lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng cũng tạo áp lực nên giá dầu. Ngoài ra, giá dầu cũng chịu sức ép khi Trung Quốc công bố thông tin cho thấy hoạt động chế tạo tại nước sụt giảm bởi lẽ, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, giá dầu thô cũng được hỗ trợ khi dự trữ nhiên liệu và dầu thô của Mỹ giảm mạnh. Cùng với đó là việc cắt giảm nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) có hiệu lực cũng hạn chế sự giảm giá dầu.  

Theo lãnh đạo của một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thì sự giảm giá dầu thô cũng sẽ khiến cho giá bán lẻ xăng dầu trong nước của các quốc gia khác có khả năng giảm mạnh theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới.

Tại thị trường Việt Nam, giá bán các loại xăng dầu từ chiều ngày 11/5 sẽ được áp dụng theo mức giá mới. Cụ thể là xăng RON 95-III là 300 VND/lít, xăng E5 RON 92-II là 300 VND/lít. Đây là mức giá đã bao gồm thuế VAT và thuế môi trường.

Theo đó, giá xăng đã giảm khoảng 1320 VND/lít, giá dầu có khả năng giảm khoảng 556 – 647 VND/lít. Tuy nhiên, mức điều chỉnh cụ thể này sẽ phụ thuộc vào quyết định của Quỹ bình ổn giá xăng dầu. 

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng dầu đã được điều chỉnh 11 lần, trong đó có 6 lần tăng giá, 4 lần giảm giá và 1 lần giữ nguyên giá.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu thế giới

Dầu thô được xem là nhiên liệu đầu vào quan trọng của rất nhiều ngành sản xuất công nghiệp nên các thông tin liên quan đến thị trường này rất được các nhà đầu tư quan tâm.  

Kể từ đầu năm 2022 đến nay, có ba nhân tố tác động mạnh đến giá dầu thô, đó chính là cuộc chiến tranh giữa Nga với Ukraine, quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các báo cáo Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA). Cụ thể là:

1. Căng thẳng chính trị giữa Nga với Ukraine

Căng thẳng chính trị giữa Nga với Ukraine ảnh hưởng tới giá dầu thế giới hôm nay
Căng thẳng chính trị giữa Nga với Ukraine ảnh hưởng tới giá dầu thế giới hôm nay

Tình hình chính trị bất ổn giữa Nga với Ukraine chính là tác nhân chính cho đà tăng phi mã của giá dầu đầu năm nay. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này đến nay đã giảm dần và không còn tác động nhiều lên giá dầu thô nữa.

Chính phủ các nước châu Âu vẫn đang tìm rất nhiều cách nhằm làm giảm sự phụ thuộc đối với nguồn năng lượng của Nga. Cụ thể, Đức đã quốc hữu hóa tập đoàn khí đốt Uniper và trước đó là kiểm soát một nhà máy lọc dầu do Nga sở hữu. Đây được xem là động thái có phần quyết liệt của Chính phủ Đức trong việc giải quyết những lo ngại về vấn đề nhiên liệu trong mùa đông sắp tới.

Còn với Chính phủ Anh, họ cũng tiến hành giảm chi phí bán buôn khí đốt và điện cho các doanh nghiệp về mức thấp hơn một nửa so giá thị trường. Tuy chính sách này có thể làm giảm bớt áp lực chi phí năng lượng tăng cao nhưng nó lại làm tăng mức chi tiêu công của nước này.

2. Quyết định của của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa

OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các quốc gia thành viên
OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các quốc gia thành viên

Giá dầu thế giới bị ảnh hưởng bởi nhiều biến số, trong đó có các quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Đây là tổ chức đa chính phủ được thành lập với vai trò là đảm bảo thu nhập ổn định cho các nước thành viên và đảm bảo nguồn cung cấp dầu mỏ cho các khách hàng.

OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các quốc gia thành viên để khống chế giá dầu. Bằng các thỏa thuận về sản lượng, OPEC tác động đến giá dầu thô brent. Các tin tức về sự tăng trưởng kinh tế có thể thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu brent theo cả 2 hướng là tích cực và tiêu cực. Cuối cùng, nhu cầu đầu tư vào dầu brent thông qua những hợp đồng tương lai và hợp đồng chênh lệch cũng làm cho giá dầu biến biến động, nhất là khi có các tin tức lớn được công bố, ví dụ như báo cáo hàng tháng của OPEC hoặc các dữ liệu tồn kho…

3. Sức ảnh hưởng của báo cáo EIA

Giá dầu thô cũng chịu sự ảnh hưởng mạnh bởi các số liệu từ các báo cáo lớn, đặc biệt là những thông tin về nguồn cung và cầu tiêu thụ của EIA.

Những báo cáo từ Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ đã gây sức ép lên giá dầu và khiến cho các tin tức về tình hình cuộc xung đột giữa Nga với Ukraine bị lấn át.

4. Sức ép đến từ sự điều chỉnh lãi suất FED

Chính sách lãi suất FED ảnh hưởng tới sự biến động của giá dầu
Chính sách lãi suất FED ảnh hưởng tới sự biến động của giá dầu

Hiện nay, việc Cục dự trữ liên bang FED liên tục thắt chặt chính sách tiền tệ bằng công cụ tăng lãi suất đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có thị trường dầu thô đối mặt với nhiều lần “chao đảo”.

Lãi suất tăng sẽ khiến đồng USD mạnh lên và làm tăng chi phí kinh doanh hàng hóa cũng như các giao dịch dầu thô. Động thái rất quyết liệt của FED trong cuộc chiến chống lạm phát có thể sẽ khiến cho nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Khi đồng bạc xanh tăng giá sẽ gây sức ép lên các ngân hàng trung ương lớn, buộc các ngân hàng này phải tăng lãi suất để tránh các rủi ro về tỷ giá. Chi phí vay vốn trên toàn cầu gia tăng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và kéo theo sự suy yếu trong nhu cầu tiêu thụ dầu thô.

Có thể thấy, trong số các tin tức thì những động thái tăng lãi suất chính là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến giá dầu thô và hoàn toàn lấn át những lo ngại về nguồn cung. Kể cả khi nguồn cung ở trong trạng thái thiếu ổn định thì vấn đề nhu cầu tiêu thụ suy yếu nhanh chóng hơn cũng làm cho dòng tiền rút bớt khỏi thị trường dầu thô.

Trên đây là những thông tin về giá dầu thế giới hôm nay và các yếu tố ảnh hưởng chính đến sự điều chỉnh của giá dầu. Để cập nhật thêm nhiều thông tin mới, hữu ích, các bạn hãy ghé thăm thường xuyên web 3Gang nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *