Cắt lỗ là gì? Một số nguyên tắc cắt lỗ bạn cần biết trong đầu tư chứng khoán

Với mỗi nhà đầu tư thì lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên dưới tác động của một vài trường hợp gây ra “cháy tài khoản” thì nhà đầu tư buộc phải “cắt lỗ”. Vậy cắt lỗ là gì? Trường hợp nào nên cắt lỗ và nếu không cắt thì có vấn đề gì không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

Cắt lỗ là gì?

Trong tiếng anh, cắt lỗ (Cut loss) là việc nhà đầu tư đặt lệnh bán/kết thúc giao dịch khi thấy tài sản đầu tư chạm mức rủi ro không thể chịu đựng. Điều này giúp nhà đầu tư quản trị rủi ro tài chính vì khi đầu tư bất kỳ lĩnh vực nào thì việc kiểm soát và quản trị rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu. 

Cắt lỗ là gì?
Cắt lỗ là gì?

Bởi ngay cả những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm và nổi tiếng như Warren Buffett thì họ cũng từng đầu tư thua lỗ một vài thương vụ. Vì thế mà với những F0 hay các nhà giao dịch cá nhân mới tham gia đầu tư thì cũng khó tránh khỏi việc thua lỗ. Khi bạn không may rơi vào tình trạng thua lỗ này thì việc đầu tiên bạn cần làm là tiến hành “cut loss”. 

Việc cắt lỗ yêu cầu phải kịp thời và dứt khoát. Ví dụ khi bạn nhận thấy một trong những mã cổ phiếu mình đầu tư bị giảm giá mạnh so với giá ban đầu mua vào, bạn nên bán mã cổ phiếu đó đi để thu hồi vốn về ngay khi nhận thấy được vấn đề. Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng có một vài nhà đầu tư quan niệm rằng “còn nước còn tát”. Nhưng có người đã gặp phải hậu quả cực kỳ đau đớn là cháy tài khoản và không thể “về bờ” được nữa.

Ngoài mục tiêu kiếm lời thì giữ tiền trên thị trường chứng khoán cũng rất quan trọng với các nhà đầu tư bởi khi còn tiền, cơ hội đầu tư những mã mới sẽ nhiều hơn. Nếu tiền của bạn đứng im quá lâu ở một mã thì bạn đã để mất cơ hội đầu tư hiệu quả. Vì thế, cắt lỗ là vô cùng quan trọng nên bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải nắm được và biết khi nào cần thực hiện.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần thực hiện cắt lỗ đúng nguyên tắc, đúng thời điểm thì mới đạt được hiệu quả. Vì thế các nhà đầu tư cũng cần phải tích lũy kinh nghiệm, kiến thức để quản lý vốn hiệu quả cũng như quản trị được rủi ro. 

Tại sao phải cắt lỗ trong chứng khoán? 

Ai cũng muốn tìm kiếm cơ hội tài chính, thu được lợi nhuận từ đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nếu đầu tư với tâm thế như đang chơi trò may rủi thì phần trăm bạn rời bỏ thị trường vì thua lỗ rất cao. Nếu muốn dành tiền để tới với những cơ hội mới thì bạn phải biết cách cắt lỗ.

Tại sao phải cắt lỗ trong chứng khoán
Tại sao phải cắt lỗ trong chứng khoán

Khi nào bạn phải cắt lỗ?

Thứ nhất: Khi tài khoản đầu tư giảm dần

Nếu bạn chi 1 triệu đồng để mua 100 cổ phiếu A với giá 12.000 đồng. Sau 1 tháng giá cổ phiếu A giảm còn 8.000 đồng và đang có xu hướng giảm tiếp. Lúc này bạn bán 100 cổ phiếu A thì sẽ thu hồi được 800.000 đồng tiền vốn và đó chính là cắt lỗ. Bạn lỗ mất 400.000 đồng và không bị lỗ thêm đồng nào nữa. Nhưng nếu bạn vẫn đặt niềm tin và cố giữ chỗ cổ phiếu A đó thì khi giá giảm thì bạn sẽ còn lỗ nhiều hơn.

Thứ hai: Cơ cấu lại tài sản

Giả sử bạn mua 100 cổ phiếu trong đó 5 mã lãi và 5 mã lỗ. Mỗi mã mức lãi trung bình khoảng 5%. Mỗi mã lỗ mức trung bình khoảng 15%. Tính trung bình cộng các mã lại ta được -10%, có nghĩa là bạn bị lỗ 10%. Điều này cho thấy bạn đang quản trị rủi ro chưa tốt, vì thế cần phải cắt lỗ. Đồng thời tìm kiếm thêm các mã đầu tư mới hiệu quả hơn. 

Khi nào bạn phải cắt lỗ 
Khi nào bạn phải cắt lỗ

Thứ ba: Khi vượt ngưỡng cắt lỗ

Trong chiếc lược của mỗi nhà đầu tư, họ đều có một mức nhất định chấp nhận rủi ro. Có thể là -5% hoặc 10%,… Chỉ cần vượt quá ngưỡng này thì họ sẽ thẳng tay bán hết để cắt lỗ.

Nhiều chuyên gia cho rằng “Nếu 1 mã cổ phiếu mất đi 10% giá trị thì nó buộc phải tăng 11% mới được xem là hòa vốn”. Thế nhưng khi 1 mã cổ phiếu mất tới 50% giá trị thì nó chắc chắn phải tăng lại 100% thì mới có thể hòa vốn, trong khi đó tìm được 1 mã cổ phiếu tăng 100% trên thị trường rất khó. Vì thế các nhà đầu tư phải cắt lỗ và tìm kiếm cơ hội mới thay vì ngồi đợi trong vô vọng.

Thứ tư: Khi lựa chọn đầu tư “sai” cổ phiếu 

Khi lựa chọn đầu tư cổ phiếu của các công ty uy tín, có kết quả kinh doanh ổn định thì bạn đã có “bảo hiểm” cho chính đồng tiền của mình. Và theo Warren Buffett đã nói, nguyên tắc đầu tư là không bao giờ để mất tiền. Vì thế nếu bạn mua những cổ phiếu của doanh nghiệp tốt với giá phải chăng thì có thể giữ suốt đời mà không cần cắt lỗ.

Nếu không kịp thời cắt lỗ thì bạn sẽ phải chịu những thiệt hại gì?

Bạn sẽ phải đối mặt với các thiệt hại nếu như không kịp thời cắt lỗ, cụ thể như:

Tiền của bạn sẽ giảm dần

Đối với những nhà đầu tư mới, họ thường thiếu tính kỉ luật khi quản trị các danh mục đầu tư nên dễ lựa chọn phải các mã cổ phiếu thua lỗ. Khi thấy tiền trong tài khoản giảm, họ lại tiếp tục nào vào để thực hiện giao dịch lớn hơn để gỡ lại. Nhưng lại nhận về hậu quả nghiêm trọng hơn. 

Nếu không cắt lỗ kịp thời, tiền của bạn sẽ bị giảm dần
Nếu không cắt lỗ kịp thời, tiền của bạn sẽ bị giảm dần

Nếu như các nhà đầu tư không quan tâm tới số âm trong tài khoản hàng ngày thì thực sự là sai lầm. Nếu kéo dài sẽ gây ra thiệt hại lớn cho chính nhà đầu tư. Phần lớn là do đánh giá theo cảm tính hay số đông, thấy người ta mua mã nào thì cũng mua theo nhưng tới khi giá giảm còn chưa kịp bán thì đã thấy cháy tài khoản.

Ví dụ: Quý 4 năm 2017, cổ phiếu VPB đạt mức lợi nhuận trung bình lên tới 80% – con số đáng mơ ước của nhiều nhà đầu tư. Thế nhưng sau đó 1 tháng giá cổ phiếu VPB đã giảm sâu khiến cho nhiều người không kịp trở tay.

Nếu như bạn là 1 nhà đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm thì khi thấy mức lợi nhuận tuyệt vời như thế thì nên dự phòng rủi ro. Xác định rõ ngưỡng rủi ro tối đa để cắt lỗ kịp thời, “vào bờ” an toàn.

Ảnh hưởng tâm lý của người giao dịch

Nếu muốn hiểu được tâm lý chung của các nhà đầu tư thì bạn có thể đọc câu chuyện “Ông lão bắt gà tây” . 

Khi có 10 con gà tây mắc bẫy, ông lão không giật thanh chống để đóng cửa luôn. Sau đó có 1 con gà đi ra, lúc này ông lão mới hối tiếc vì lúc nãy không giật sớm là đã có được 10 con gà. Một lúc sau, có thêm 2 con gà khác đi ra. Khi này ông lại càng tiếc hơn. Thêm một lúc nữa, 3 con gà nữa đi ra nhưng ông vẫn tiếp tục chờ đợi. Và kết quả là tối đó ông về tay không.

Nó cũng tương tự như tâm lý của nhà đầu tư vậy. Khi bạn mua một cổ phiếu với niềm tin sẽ đạt lợi nhuận. Và khi giá giảm, bạn cũng chưa thể đưa ra quyết định ngay là sẽ bán chúng và chấp nhận lỗ. Tiếp tục nuôi hy vọng giá sẽ phục hồi và tin rằng rồi giá sẽ về lại mức ban đầu. Thực tế nếu bạn lỗ 5% thì phải đầu tư lãi 5.3% mới có thể hoàn vốn, lỗ 50% thì lãi 100% mới xem là hoàn vốn. 

Vì thế mà có rất nhiều nhà đầu tư thấy nản lòng, muốn tử bỏ, bán hết rồi rút khỏi thị trường. Mỗi ngày, bên cạnh số lượng nhà đầu tư mới tham gia tăng lên thì số lượng nhà đầu tư rời bỏ thị trường cũng tăng lên rất nhiều.

Việc chứng kiến số tiền trong tài khoản giảm từng ngày quả thực khó mà đưa ra quyết định có nên cắt lỗ hay không. Đặc biệt với những nhà đầu tư mới ít vốn, họ sẽ càng sốc hơn khi chưa có lời mà đã lỗ. Bạn cắt lỗ càng nhanh thì tiền của bạn càng được bảo vệ nhiều. Đồng thời bạn cũng có thêm thời gian để tìm kiếm các mã cổ phiếu tốt khác trên thị trường để đầu tư.

Một số nguyên tắc quan trọng khi cắt lỗ trong chứng khoán

Hiện nay có rất nhiều cách để cắt lỗ nhưng mỗi nhà đầu tư thường có quy tắc riêng cắt lỗ. Vì cách đầu tư, tư duy, tính kiên nhẫn của mỗi người sẽ khác nhau. Nên cách xác định thời điểm cắt lỗ cũng sẽ khác nhau. 

Tuy nhiên, không phải cứ đến ngưỡng giới hạn là bạn sẽ tiến hành cắt lỗ. Bạn nên có một kế hoạch cụ thể nếu như nhận ra được sai lầm của bản thân. Lúc này bạn nên tìm cách giảm thiểu thiệt hại để đảm bảo “vào bờ” kịp thời. Và ngay cả khi bạn đang lời và nhận thấy một số rủi ro tiềm ẩn thì bạn có thể cân nhắc việc dừng khoản đầu tư đó.

Các khoản thua lỗ này được xem như là khoản tiền bảo hiểm cho các giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán. Kể cả giá cổ phiếu có tăng ngay sau khi bạn quyết định bán thì cũng đừng tiếc nuối. Vì mục tiêu của bạn là đầu tư hiệu quả nên việc giữ thua lỗ ở mức an toàn là thực sự cần thiết.

1. Cắt lỗ theo phần trăm

Dựa vào ngưỡng giới hạn thua lỗ, các nhà đầu tư sẽ biết thời điểm nào nên cắt lỗ. Giả sử giá cổ phiếu giảm tới con số % nhất định so với giá mua ban đầu, có thể là 5-10-15% tùy vào ngưỡng chịu rủi ro của nhà đầu tư. Qua đó, bạn sẽ biết thời điểm cụ thể nên cắt lỗ và tính được mức thua lỗ mà bản thân phải chịu.

2. Cắt lỗ theo phân tích kỹ thuật

Nhìn vào biểu đồ kỹ thuật, bạn có thể xác định được khi nào phải cắt lỗ. Ví dụ như trong các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, bạn theo dõi thấy giá đã vượt quá ngưỡng này thì bạn cần phải cắt lỗ.

Với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ còn đánh giá dựa trên mức đỉnh, đáy của quá khứ hay đường xu hướng, đường trung bình cộng,…

Cách xác định thời điểm cắt lỗ 
Cách xác định thời điểm cắt lỗ

Cách xác định điểm cắt lỗ

Để xác định điểm cắt lỗ, bạn dựa vào:

  • Dựa vào đường trung bình cộng: Bạn phải thiết lập điểm cắt lỗ, từ đó sẽ xác định giá cổ phiếu liệu đạt tới ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự? Nếu đạt thì bạn phải tiến hành cắt lỗ kịp thời.
  • Dựa vào đường xu hướng ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự: Nếu một mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch tại mức giá trong vùng này thì xu hướng cổ phiếu có thể bị thay đổi. Lúc này nhà đầu tư cần “thoát hàng” ngay bằng cách cắt lỗ.
  • Đặt lệnh dừng lỗ (Lệnh Stop loss) ngay dưới vùng hỗ trợ trọng yếu: Nếu giá cổ phiếu giảm sâu vượt qua ngưỡng này thì nhà đầu tư thu tiền về bằng cách kích hoạt lệnh bán ra cổ phiếu.

Tóm lại, quyết định mua và nắm giữ cổ phiếu thường đơn giản hơn so với khi bán ra. Nếu giá cổ phiếu tăng, bạn có lợi thì nên lựa chọn bán dứt khoát thay vì tới lúc giá giảm thì khó mà trở tay kịp.

Vì thế bạn cũng nên xây dựng danh mục cổ phiếu của các doanh nghiệp uy tín để đầu tư. Điều này cũng giúp giảm thiểu rủi eo bạn rơi vào tình trạng phải cắt lỗ để bảo vệ tài chính của mình. Tuy nhiên, để thực sự trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp thì việc tìm hiểu những kiến thức và nguyên tắc quản trị rủi ro là rất cần thiết. Đồng thời, bạn cũng cần xây dựng tính kỷ luật trong khi giao dịch đầu tư để hạn chế những ảnh hưởng liên quan tới quyết định đầu tư.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về cắt lỗ là gì, một số nguyên tắc cắt lỗ cũng như các vấn đề liên quan. Đầu tư hiệu quả hơn mỗi ngày bằng cách tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *