Chỉ số Dow Jones là gì?

Chỉ số Dow Jones là thuật ngữ quen thuộc được sử dụng trong thị trường chứng khoán tại Hoa Kỳ. Là một trader bạn đã hiểu chỉ số Dow Jones là gì? Cách tính chỉ số Dow Jones như thế nào chưa? Câu trả lời sẽ được 3Gang trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa chỉ số Dow Jones là gì?

Chỉ số Dow Jones còn được là một chỉ số cực kỳ quan trọng trên thị trường chứng khoán tại Mỹ, nó phản ánh mức giá chứng khoán trung bình của một nhóm các công ty trên thị trường. 

Chỉ số này được xác định dựa vào mức giá đóng cửa của các mã cổ phiếu blue chip được niêm yết tại sàn chứng khoán tại Mỹ.  Các lĩnh vực kinh doanh của các công ty này bao gồm công nghệ, tiêu dùng, giải trí, bán lẻ, tài chính…Danh sách các công ty cấu thành lên DJ30 sẽ thay đổi khi cổ phiếu nào trong danh sách không còn đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một cổ phiếu blue chip trên thị trường tại thời điểm đó. Tính đến nay, công ty General Electric là công ty duy nhất tồn tại trong danh sách này từ trước đến nay.

Chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán là gì?
Chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán là gì?

Sự ra đời của chỉ số Dow Jones

Trước đây, trên thị trường chứng khoán có hàng trăm thậm chí hàng nghìn cổ phiếu được niêm yết trên một sàn, điều này làm khó các nhà đầu tư trong việc đánh giá thị trường. Trước tình hình đó, Charles Dow đã nghiên cứu và tìm ra một chỉ số chứng khoán để phản ánh cụ thể xu hướng của thị trường.

– Tháng 7 năm 1884, Charles Dow đã định nghĩa về mức giá trung bình của 11 công ty vận tải tại Hoa Kỳ, làm tiền đề cho sự ra đời của chỉ số chứng khoán Dow Jones.

– Tháng 5 năm 1896, ông đã lấy giá đóng cửa của 12 công ty lớn nhất trong ngành công nghiệp tại Hoa Kỳ và tính trung bình mức giá của các công ty này. Mức giá đầu tiên là 40.94 USD và cũng là giá trị đầu tiên của chỉ số Dow Jones.

– Năm 1916 số lượng cổ phiếu để tính ra DJ30 đã thay đổi thành 20.

– Năm 1928 số lượng cổ phiếu để tính ra DJ30 đã lên đến 30.

Dow Jones được định nghĩa bởi Charles Dow
Dow Jones được định nghĩa bởi Charles Dow

Phân loại chỉ số Dow Jones 

Chỉ số chứng khoán Dow Jones được chia làm 4 nhóm chính: Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones; chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng; chỉ số Dow Jones hỗn hợp; chỉ số trung bình vận tải Dow Jones. Mỗi một chỉ số sẽ có những đặc điểm riêng biệt, cụ thể như sau:

– Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA):  Chỉ số này thể hiện giá chứng khoán của ngành công nghiệp tại Hoa Kỳ, được sử dụng phổ biến nhất và làm thước đo cho thị trường chứng khoán. DJ30 được tính toán dựa vào giá cổ phiếu của 30 công ty công nghiệp phát triển hàng đầu tại Hoa Kỳ.

– Chỉ số vận tải Dow Jones (DJTA):  Đây là nhóm chỉ số được ra đời đầu tiên đại diện cho giá chứng khoán trong ngành vận tải. Trong ngành này cổ phiếu được tính từ danh sách 20 công ty đến từ lĩnh vực đường sắt, hàng không, đường thủy trên sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ.

– Chỉ số dịch vụ công cộng Dow Jones (DJUA): Đây là chỉ số chứng khoán của ngành dịch vụ công cộng được tính giá dựa vào 15 công ty lớn mạnh nhất thuộc các lĩnh vực khí đốt, điện ở Hoa Kỳ.

– Chỉ số hỗn hợp Dow Jones: Chỉ số hỗn hợp các loại ngành nghề kinh tế tại Hoa Kỳ bao gồm 65 mã cổ phiếu được tổng hợp từ các loại trên. 

Trong 4 chỉ số trên thì chỉ số DJIA được sử dụng nhiều nhất hiện nay, nó đóng vai trò làm thước đo cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Do vậy, khi nhắc đến chỉ số Dow Jones là gì thì thông thường họ sẽ hiểu là chỉ số công nghiệp DJIA hay DJ30, Dow30.

Chỉ số Dow Jones gồm những loại nào?
Chỉ số Dow Jones gồm những loại nào?

Cách tính chỉ số Dow Jones chính xác nhất

Phương pháp tính chỉ số Dow Jones được áp dụng để tính các số khác như JP225 của Nhật hay MBI của Ý. Công thức được tính như sau:

DJIA = ∑Pi /n

  • Pi là kí hiệu giá của từng cổ phiếu 
  • n là ký hiệu số lượng cổ phiếu của các công ty có trong danh sách (Đối với DJIA thì n = 30)

Lưu ý: Trong cách tính chỉ số Dow Jones thì giá trị của chỉ số này có thể thay đổi cho dù giá cổ phiếu không đổi bởi một số nguyên nhân như: tách cổ phần, gộp cổ phiếu, phát hành cổ phiếu mới, cổ phiếu trong rổ đại diện giảm giá trị, bán chứng quyền…

Để chỉ số có thể phản ánh chính xác nhất sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường, cũng như việc loại bỏ được các yếu tố tác động trên thì họ đã đưa ra một ước số (Divisor ký hiệu là D). Ước số này có giá trị thay đổi liên tục khi có sự biến động về vốn của doanh nghiệp.

Công thức tính chỉ số Dow Jones được điều chỉnh lại:

DJIA = ∑Pi /D

Những ưu điểm và hạn chế của chỉ số Dow Jones

1. Ưu điểm của chỉ số Dow Jones

– Danh sách 30 công ty được lựa chọn tính chỉ số Dow Jones đều thuộc top các công tin đáng tin cậy, phát triển nhất trên thị trường. Do đó các nhà đầu tư chứng khoán có thể hoàn toàn yên tâm vào chỉ số này.

– Chỉ số Dow Jones không cố định mà được cập nhật thường xuyên, các nhà đầu tư có thể dựa vào đó để phân tích thị trường của từng ngày.

2. Nhược điểm của chỉ số Dow Jones

– Tại thị trường Hoa Kỳ, con số 30 ty lớn có lẽ còn hơi ít, do đó chỉ số Dow Jones chỉ phản ánh được chính xác thực trạng của lĩnh vực công nghiệp mà khó có thể tập trung vào các lĩnh vực khác.

– Dow Jones là chỉ số được xác định dựa trên giá cổ phiếu nên chưa phản ánh được thực trạng và hiệu suất hoạt động của các công ty thuộc danh sách, cũng như hiệu suất của nền kinh tế Hoa Kỳ.

– Khi có một cổ phiếu biến động, chỉ số Dow Jones sẽ thay đổi.

Dow Jones có cả ưu và nhược điểm, do đó khi đầu tư các trader cần phải cẩn trọng và nghiên cứu kỹ trước khi giao dịch để có thể thu về lợi nhuận tốt nhất.

Ưu nhược điểm của chỉ số Dow Jones
Ưu nhược điểm của chỉ số Dow Jones

Hướng dẫn đầu tư chứng khoán dựa vào chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones đánh giá thị trường chứng khoán tại Hoa Kỳ nên chỉ có các nhà đầu tư Mỹ mới được tham gia. Để có thể xem Dow Jones và biểu đồ của nó thì bạn cần phải có quyền truy cập về các trang đầu tư, chứng khoán và tham gia giao dịch thông qua các hình thức sau:

– Giao dịch theo hợp đồng quyền chọn: Giao dịch nhiều nhất với hợp đồng quyền chọn mã cổ phiếu DJX

– Giao dịch hợp đồng tương lai: Giao dịch nhiều nhất với hợp đồng tương lai E-mini Dow ($5) Futures

– Giao dịch quỹ hoán đổi danh mục ETF: Ví dụ như Dow Diamonds, Diamonds Trust, The Proshares Trust Ultra Dow 30…

Ngoài ra, bạn cần nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Dow Jones như:

– Các chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang

– Dữ liệu thống kê kinh tế tại Hoa Kỳ

– Sự ổn định của nền kinh tế và chính trị tại đất nước này

– Giá thành của Đô La Mỹ

– Các báo cáo tài chính của công ty thuộc danh sách 30 công ty

Chỉ số Dow Jones không những phản ánh nền kinh tế Hoa Kỳ mà nó còn là bức tranh về tình hình chung cho nền kinh tế của thế giới. Tại Việt Nam, chỉ số VN30 cũng tương tự với chỉ số Dow Jones để các trader có thể dựa vào đó tham gia giao dịch chứng khoán hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đây của 3Gang đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các trader đang giao dịch tại Việt Nam. Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích.

Chỉ số Dow Jones là gì?

Chỉ số Dow Jones là thuật ngữ quen thuộc được sử dụng trong thị trường chứng khoán tại Hoa Kỳ. Là một trader bạn đã hiểu chỉ số Dow Jones là gì? Cách tính chỉ số Dow Jones như thế nào chưa? Câu trả lời sẽ được 3Gang trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa chỉ số Dow Jones là gì?

Chỉ số Dow Jones còn được là một chỉ số cực kỳ quan trọng trên thị trường chứng khoán tại Mỹ, nó phản ánh mức giá chứng khoán trung bình của một nhóm các công ty trên thị trường. 

Chỉ số này được xác định dựa vào mức giá đóng cửa của các mã cổ phiếu blue chip được niêm yết tại sàn chứng khoán tại Mỹ.  Các lĩnh vực kinh doanh của các công ty này bao gồm công nghệ, tiêu dùng, giải trí, bán lẻ, tài chính…Danh sách các công ty cấu thành lên DJ30 sẽ thay đổi khi cổ phiếu nào trong danh sách không còn đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một cổ phiếu blue chip trên thị trường tại thời điểm đó. Tính đến nay, công ty General Electric là công ty duy nhất tồn tại trong danh sách này từ trước đến nay.

Chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán là gì?
Chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán là gì?

Sự ra đời của chỉ số Dow Jones

Trước đây, trên thị trường chứng khoán có hàng trăm thậm chí hàng nghìn cổ phiếu được niêm yết trên một sàn, điều này làm khó các nhà đầu tư trong việc đánh giá thị trường. Trước tình hình đó, Charles Dow đã nghiên cứu và tìm ra một chỉ số chứng khoán để phản ánh cụ thể xu hướng của thị trường.

– Tháng 7 năm 1884, Charles Dow đã định nghĩa về mức giá trung bình của 11 công ty vận tải tại Hoa Kỳ, làm tiền đề cho sự ra đời của chỉ số chứng khoán Dow Jones.

– Tháng 5 năm 1896, ông đã lấy giá đóng cửa của 12 công ty lớn nhất trong ngành công nghiệp tại Hoa Kỳ và tính trung bình mức giá của các công ty này. Mức giá đầu tiên là 40.94 USD và cũng là giá trị đầu tiên của chỉ số Dow Jones.

– Năm 1916 số lượng cổ phiếu để tính ra DJ30 đã thay đổi thành 20.

– Năm 1928 số lượng cổ phiếu để tính ra DJ30 đã lên đến 30.

Dow Jones được định nghĩa bởi Charles Dow
Dow Jones được định nghĩa bởi Charles Dow

Phân loại chỉ số Dow Jones 

Chỉ số chứng khoán Dow Jones được chia làm 4 nhóm chính: Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones; chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng; chỉ số Dow Jones hỗn hợp; chỉ số trung bình vận tải Dow Jones. Mỗi một chỉ số sẽ có những đặc điểm riêng biệt, cụ thể như sau:

– Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA):  Chỉ số này thể hiện giá chứng khoán của ngành công nghiệp tại Hoa Kỳ, được sử dụng phổ biến nhất và làm thước đo cho thị trường chứng khoán. DJ30 được tính toán dựa vào giá cổ phiếu của 30 công ty công nghiệp phát triển hàng đầu tại Hoa Kỳ.

– Chỉ số vận tải Dow Jones (DJTA):  Đây là nhóm chỉ số được ra đời đầu tiên đại diện cho giá chứng khoán trong ngành vận tải. Trong ngành này cổ phiếu được tính từ danh sách 20 công ty đến từ lĩnh vực đường sắt, hàng không, đường thủy trên sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ.

– Chỉ số dịch vụ công cộng Dow Jones (DJUA): Đây là chỉ số chứng khoán của ngành dịch vụ công cộng được tính giá dựa vào 15 công ty lớn mạnh nhất thuộc các lĩnh vực khí đốt, điện ở Hoa Kỳ.

– Chỉ số hỗn hợp Dow Jones: Chỉ số hỗn hợp các loại ngành nghề kinh tế tại Hoa Kỳ bao gồm 65 mã cổ phiếu được tổng hợp từ các loại trên. 

Trong 4 chỉ số trên thì chỉ số DJIA được sử dụng nhiều nhất hiện nay, nó đóng vai trò làm thước đo cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Do vậy, khi nhắc đến chỉ số Dow Jones là gì thì thông thường họ sẽ hiểu là chỉ số công nghiệp DJIA hay DJ30, Dow30.

Chỉ số Dow Jones gồm những loại nào?
Chỉ số Dow Jones gồm những loại nào?

Cách tính chỉ số Dow Jones chính xác nhất

Phương pháp tính chỉ số Dow Jones được áp dụng để tính các số khác như JP225 của Nhật hay MBI của Ý. Công thức được tính như sau:

DJIA = ∑Pi /n

  • Pi là kí hiệu giá của từng cổ phiếu 
  • n là ký hiệu số lượng cổ phiếu của các công ty có trong danh sách (Đối với DJIA thì n = 30)

Lưu ý: Trong cách tính chỉ số Dow Jones thì giá trị của chỉ số này có thể thay đổi cho dù giá cổ phiếu không đổi bởi một số nguyên nhân như: tách cổ phần, gộp cổ phiếu, phát hành cổ phiếu mới, cổ phiếu trong rổ đại diện giảm giá trị, bán chứng quyền…

Để chỉ số có thể phản ánh chính xác nhất sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường, cũng như việc loại bỏ được các yếu tố tác động trên thì họ đã đưa ra một ước số (Divisor ký hiệu là D). Ước số này có giá trị thay đổi liên tục khi có sự biến động về vốn của doanh nghiệp.

Công thức tính chỉ số Dow Jones được điều chỉnh lại:

DJIA = ∑Pi /D

Những ưu điểm và hạn chế của chỉ số Dow Jones

1. Ưu điểm của chỉ số Dow Jones

– Danh sách 30 công ty được lựa chọn tính chỉ số Dow Jones đều thuộc top các công tin đáng tin cậy, phát triển nhất trên thị trường. Do đó các nhà đầu tư chứng khoán có thể hoàn toàn yên tâm vào chỉ số này.

– Chỉ số Dow Jones không cố định mà được cập nhật thường xuyên, các nhà đầu tư có thể dựa vào đó để phân tích thị trường của từng ngày.

2. Nhược điểm của chỉ số Dow Jones

– Tại thị trường Hoa Kỳ, con số 30 ty lớn có lẽ còn hơi ít, do đó chỉ số Dow Jones chỉ phản ánh được chính xác thực trạng của lĩnh vực công nghiệp mà khó có thể tập trung vào các lĩnh vực khác.

– Dow Jones là chỉ số được xác định dựa trên giá cổ phiếu nên chưa phản ánh được thực trạng và hiệu suất hoạt động của các công ty thuộc danh sách, cũng như hiệu suất của nền kinh tế Hoa Kỳ.

– Khi có một cổ phiếu biến động, chỉ số Dow Jones sẽ thay đổi.

Dow Jones có cả ưu và nhược điểm, do đó khi đầu tư các trader cần phải cẩn trọng và nghiên cứu kỹ trước khi giao dịch để có thể thu về lợi nhuận tốt nhất.

Ưu nhược điểm của chỉ số Dow Jones
Ưu nhược điểm của chỉ số Dow Jones

Hướng dẫn đầu tư chứng khoán dựa vào chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones đánh giá thị trường chứng khoán tại Hoa Kỳ nên chỉ có các nhà đầu tư Mỹ mới được tham gia. Để có thể xem Dow Jones và biểu đồ của nó thì bạn cần phải có quyền truy cập về các trang đầu tư, chứng khoán và tham gia giao dịch thông qua các hình thức sau:

– Giao dịch theo hợp đồng quyền chọn: Giao dịch nhiều nhất với hợp đồng quyền chọn mã cổ phiếu DJX

– Giao dịch hợp đồng tương lai: Giao dịch nhiều nhất với hợp đồng tương lai E-mini Dow ($5) Futures

– Giao dịch quỹ hoán đổi danh mục ETF: Ví dụ như Dow Diamonds, Diamonds Trust, The Proshares Trust Ultra Dow 30…

Ngoài ra, bạn cần nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Dow Jones như:

– Các chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang

– Dữ liệu thống kê kinh tế tại Hoa Kỳ

– Sự ổn định của nền kinh tế và chính trị tại đất nước này

– Giá thành của Đô La Mỹ

– Các báo cáo tài chính của công ty thuộc danh sách 30 công ty

Chỉ số Dow Jones không những phản ánh nền kinh tế Hoa Kỳ mà nó còn là bức tranh về tình hình chung cho nền kinh tế của thế giới. Tại Việt Nam, chỉ số VN30 cũng tương tự với chỉ số Dow Jones để các trader có thể dựa vào đó tham gia giao dịch chứng khoán hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đây của 3Gang đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các trader đang giao dịch tại Việt Nam. Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *