Đáo hạn tiết kiệm là gì? Các vấn đề cần lưu ý khi gửi tiết kiệm đáo hạn

Đáo hạn tiết kiệm là gì? Có những phương thức đáo hạn tiết kiệm nào? Cần lưu ý những gì khi đến kỳ đáo hạn tiết kiệm? Đó là một số câu hỏi mà 3Gang nhận được trong thời gian gần đây. Và hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này

Đáo hạn tiết kiệm là gì?

Đáo hạn tiết kiệm là gì
Đáo hạn tiết kiệm là gì

Đáo hạn tiết kiệm là hình thức mà ngân hàng hoàn trả cả tiền vốn và lãi cho người gửi tiết kiệm khi hết thời gian gửi. Hình thức này được hợp pháp hóa dựa theo sự thỏa thuận trên hợp đồng giữa ngân hàng và người gửi.

Nếu hết kỳ hạn gửi mà khách hàng không tất toán sổ tiết kiệm, có thể là do người đó không có nhu cầu rút hoặc chưa có thời gian đến ngân hàng để rút tiền thì ngân hàng sẽ tự động quay vòng số tiền gửi tiết kiệm của khách, bao gồm cả vốn và lãi cho kỳ hạn gửi kế tiếp. Kỳ hạn gửi sẽ là kỳ hạn cũ và lãi suất được tính theo mức lãi suất tại thời điểm tái tục hợp đồng tiền gửi tiết kiệm.

Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm 200 triệu đồng tại ngân hàng với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 6.0%/ năm. Sau 1 năm, số tiền lãi bạn nhận được là 12 triệu, tổng vốn và lãi là 212 triệu. Sau khi kết thúc kỳ hạn này, nếu bạn không tất toán sổ tiết kiệm thì ngân hàng sẽ tự động tái tục và gửi quay vòng số tiền 212 triệu cho bạn với mức lãi suất mà ngân hàng công bố tại thời điểm đó.

Ngày đáo hạn sổ tiết kiệm là gì?

Ngày đáo hạn sổ tiết kiệm là gì?
Ngày đáo hạn sổ tiết kiệm là gì?

Ngày đáo hạn sổ tiết kiệm là ngày cuối cùng của kỳ hạn gửi, được tính từ ngày bắt đầu làm sổ tiết kiệm tại ngân hàng hoặc ngày đăng ký gửi tiết kiệm online trên ứng dụng internet banking. Khi đến ngày đáo hạn, ngân hàng sẽ hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho khách hàng theo như thỏa thuận trong hợp đồng tiền gửi giữa khách hàng và ngân hàng trước đó.

Thông thường, nếu khách hàng gửi tiền tiết kiệm vào ngày nào trong tháng thì dù ngày đó là đầu tháng, giữa tháng hay cuối tháng thì ngày đáo hạn sổ tiết kiệm vẫn chính là thời gian tương ứng với ngày mà khách bắt đầu gửi.

Ví dụ: Bạn bắt đầu gửi tiết kiệm vào ngày 10/06/2021, kỳ hạn 12 tháng thì ngày đáo hạn sổ sẽ là ngày 10/06/2022.

Thời gian tất toán sổ tiết kiệm

Thời gian tất toán sổ tiết kiệm là thời gian mà khách hàng có thể rút số tiền đã gửi từ ngân hàng. Thời gian tất toán phụ thuộc vào hình thức gửi của khách và có 2 hình thức gửi như sau:

1. Gửi tiết kiệm không kỳ hạn

  • Khách hàng có thể tất toán sổ tiết kiệm và rút tiền tùy ý khi có nhu cầu.
  • Lãi suất tiền gửi được tính theo ngày khách gửi tiền tại ngân và mức lãi suất này không cao, thường là 0.1 – 0.2%/ năm.
  • Thích hợp với những người có thu nhập không cao hoặc thường xuyên phải chi tiêu tài chính.

2. Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

  • Kỳ hạn gửi tiết kiệm chi tiết, cụ thể, có thể là 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc 24 tháng và người gửi sẽ phải cam kết tuân thủ thời gian này với ngân hàng.
  • Khi đến ngày đáo hạn, nếu khách hàng vẫn muốn gửi tiếp thì số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn để tính lãi cho kỳ hạn kế tiếp.
  • So với hình thức gửi không kỳ hạn, gửi tiết kiệm có kỳ hạn có mức lãi suất cao hơn và được cố định trong suốt kỳ hạn gửi.
  • Phù hợp với những khách hàng có thu nhập ổn định, có tiền nhàn rỗi và có kế hoạch tiết kiệm rõ ràng.
  • Nếu chưa đến thời gian tất toán sổ tiết kiệm mà khách hàng muốn rút tiền về thì ngân hàng sẽ không phải trả mức lãi suất như đã giao ước ban đầu.

Phương thức đáo hạn sổ tiết kiệm ngân hàng hiện nay

Phương thức đáo hạn sổ tiết kiệm ngân hàng hiện nay 
Phương thức đáo hạn sổ tiết kiệm ngân hàng hiện nay

Phương thức đáo hạn sổ tiết kiệm ngân hàng được sử dụng hiện nay là đáo hạn quay vòng gốc. Phương thức này được hiểu là: Khi đến ngày tất toán sổ tiết kiệm theo như hợp đồng, với những khách không rút luôn tại thời điểm đáo hạn, ngân hàng sẽ mặc định gia hạn tự động thêm kỳ hạn mới cho khoản tiết kiệm với số tiền mới bao gồm cả gốc và lãi, kỳ hạn kế tiếp chính là kỳ hạn cũ.

Lãi suất đáo hạn gửi tiết kiệm

Tùy vào thời điểm tất toán sổ tiết kiệm mà khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất đáo hạn tương ứng, cụ thể là:

1. Tất toán sổ tiết kiệm đúng thời gian đáo hạn

Khi tất toán sổ tiết kiệm đúng ngày đáo hạn, khách hàng sẽ nhận được hưởng mức lãi suất đúng như cam kết ban đầu của ngân hàng.

2. Tất toán sổ tiết kiệm khi quá thời gian đáo hạn

Nếu quá thời gian đáo hạn mà khách hàng không tất toán thì phần tiền lãi sẽ tự động nhập vào phần tiền gốc và được chuyển sang kỳ hạn kế tiếp. Công thức tính là:

Tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày gửi tiền thực tế/365  

3. Tất toán sổ tiết kiệm sớm hơn ngày đáo hạn

Nếu khách hàng tất toán sổ sớm hơn ngày đáo hạn thì phần tiền lãi sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn và số ngày hưởng lãi sẽ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ hạn đến ngày tất toán sổ tiết kiệm. Mức lãi cao nhất mà khách hàng có thể nhận được chỉ khoảng 1%/năm.

Ví dụ: Khách hàng gửi 300 triệu đồng vào ngân hàng, kỳ hạn 1 năm, lãi suất 7%/năm. Hết kỳ hạn này, khách hàng nhận được 21 triệu đồng tiền lãi nhưng sau 6 tháng, do có việc đột xuất, khách hàng muốn tất toán thì mức lãi suất được tính sẽ là lãi suất không kỳ hạn. Giả sử tại thời điểm đó, mức lãi suất không kỳ hạn của ngân hàng là 0.5% thì số tiền lãi mà khách nhận được sẽ là:

300.000.000 x 0,5%/365 x 180 = 739.726 đồng.

Với tiền gốc ban đầu là 300 triệu đồng thì sau 6 tháng tích lũy, khách hàng được nhận  thành 300.739.726 đồng.

Việc rút tiền khi chưa đến kỳ hạn sẽ khiến khách hàng phải nhận mức lãi suất thấp nên tốt nhất là không rút tiền trước hạn mà hãy rút tiền tiết kiệm vào ngày đáo hạn sẽ có lãi tốt nhất.

Các vấn đề cần lưu ý khi gửi tiết kiệm đáo hạn

Các vấn đề cần lưu ý khi gửi tiết kiệm đáo hạn

Các vấn đề cần lưu ý khi gửi tiết kiệm đáo hạn

1. Chú ý đến thời gian đáo hạn của sổ tiết kiệm

Nếu đến ngày đáo hạn mà bạn vẫn chưa có nhu cầu rút về để chi tiêu mà vẫn muốn tiếp tục gửi tiết kiệm ngân hàng thì bạn nên làm lại từ đầu thủ tục gửi tiết kiệm với cuốn sổ mới, có thể là kỳ hạn mới. Như vậy, việc tất toán sau này sẽ thuận tiện cho bạn hơn.

2. Chọn hình thức gửi tiết kiệm phù hợp

Nếu bạn chưa có nhu cầu về chi tiêu tài chính với số tiền gửi thì bạn nên gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài khoảng 12 tháng vì kỳ hạn càng dài, lãi suất gửi càng cao. Còn nếu không thể gửi với kỳ hạn như vậy thì bạn có thể lựa chọn kỳ hạn 3 – 6 tháng để chủ động hơn trong việc tất toán khi đáo hạn. Tuy nhiên, với thời gian gửi ngắn như vậy, mức lãi suất mà bạn được nhận sẽ không cao như 12 tháng.

3. Lựa chọn ngân hàng uy tín, thủ tục nhanh gọn

Lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm an toàn với thủ tục nhanh gọn nhất để thuận lợi cho kỳ đáo hạn về sau.

4. Bảo quản sổ tiết kiệm cẩn thận

Cất giữ sổ tiết kiệm thật tốt vì đó là những giấy tờ quan trọng trong việc chứng minh cho số tiền gửi tiết kiệm của bạn. Nếu không may bị mất sổ thì bạn phải ngay lập tức liên hệ điện thoại cho ngân hàng trong vòng 24h và đến trực tiếp ngân hàng để thông báo. Nếu không, số tiền gửi của bạn rất có thể bị ai đó rút mất.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của 3Gang về đáo hạn tiết kiệm, các bạn đã hiểu rõ hơn về đáo hạn tiết kiệm là gì và nắm được những vấn đề cần lưu ý khi gửi đáo hạn. Để xem thêm nhiều bài viết bổ ích hơn, hãy thường xuyên ghé thăm website của 3Gang nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *