Dư nợ giảm dần là gì?

Dư nợ giảm dần là gì?

Khi thực hiện vay nợ tại ngân hàng, khách hàng sẽ được tư vấn đầy đủ thông tin về khoản vay, lãi suất cũng như thời hạn thanh toán. Chi tiết hơn thì khách hàng chắc chắn sẽ được tư vấn về cách tính lãi suất vay theo dư nợ giảm dần hoặc là dư nợ gốc. Trong bài viết này, hãy cùng 3Gang tìm hiểu về dư nợ giảm dần là gì cùng các vấn đề liên quan bạn nhé!

1. Dư nợ giảm dần là gì?

Dư nợ giảm dần là gì?
Dư nợ giảm dần là gì?

Dư nợ giảm dần được hiểu đơn giản là số dư nợ sẽ giảm dần theo thời gian khi bạn thực hiện vay vốn tại ngân hàng hay các tổ chức tài chính.

Ứng dụng đi bộ kiếm tiền là gì? Top các app đi bộ kiếm tiền uy tín 2024

Số tiền thanh toán theo các kỳ sẽ bao gồm cả gốc và lãi. Thông thường, hình thức tính lãi theo dư nợ giảm dần sẽ được áp dụng đối với các khoản vay để mua nhà, mua xe, vay tiêu dùng hoặc là các khoản vay cá nhân đầu tư dự án nhỏ.

2. Lãi suất dư nợ giảm dần là gì?

Lãi suất dư nợ giảm dần là khoản lãi chỉ tính trên số tiền thực tế bạn còn nợ-  sau khi đã trừ phần tiền gốc mà bạn đã trả trong các tháng trước đó.

Theo nguyên tắc thì với cùng tổng số tiền lãi phải trả, với cách tính lãi trên dư nợ giảm dần sẽ làm cho mức lãi suất cao hơn so với cách tính lãi trên dư nợ gốc. Hiểu một cách đơn giản thì với cùng một khoản vay và thời hạn vay, hai cách tính tiền lãi theo dư nợ giảm dần và dư nợ gốc sẽ cho hai mức lãi suất khác nhau. 

3. Cách phân biệt dư nợ giảm dần và dư nợ ban đầu

Nhiều người thường hay nhầm lẫn và không hiểu hai khái niệm này khác nhau ở điểm nào. Vì thế, để có thể phân biệt dư nợ giảm dần và dư nợ ban đầu, các bạn hãy theo dõi thông tin mà 3Gang cập nhật sau đây:

  • Dư nợ ban đầu: Đây là tổng số tiền vay vốn ban đầu từ tổ chức tín dụng. Bạn sẽ phải thực hiện trả tiền lãi cố định theo số tiền gốc ban đầu đã vay.
  • Dư nợ giảm dần: Đây là chỉ số dư nợ sẽ giảm dần theo thời gian sau khi bạn được trả được một phần số tiền gốc vay ban đầu. Tiền lãi sẽ được tính theo số tiền gốc tại một thời điểm cụ thể.

Vừa rồi, chúng tôi đã làm rõ khái niệm về dư nợ ban đầu và dư nợ giảm dần. Trên thực tế đây là hai khái niệm khác biệt, chính vì vậy bạn đọc cần chú ý để không gặp phải trường hợp nhầm lẫn đáng tiếc. Tiếp sau đây, 3Gang sẽ mang đến cho bạn thông tin chi tiết về cách tính lãi suất dựa theo dư nợ giảm dần.

4. Cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần

Vay theo dư nợ giảm dần được đánh giá là hình thức phổ biến khi mà khách hàng muốn vay trả góp nhà hoặc vay trả góp xe. Cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần cũng tương đối đơn giản, khách hàng chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Để có thể tính được lãi suất theo phương pháp dư nợ giảm dần thì trước tiên bạn cần xác định số tiền gốc đã vay, thời hạn và lãi suất vay. Khi áp dụng theo phương thức này thì số tiền lãi tháng đầu tiên sẽ cao nhất và những tháng tiếp theo đó lãi suất sẽ giảm dần.

Hàng tháng, khách hàng sẽ phải thanh toán cả tiền gốc và tiền lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên, số tiền lãi mỗi tháng sẽ là khác nhau, bởi lãi suất sẽ được tính dựa trên số tiền thực tế khách hàng đang nợ ngân hàng. Công thức tính cụ thể như sau:

  • Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất cố định hàng tháng.
  • Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay
  • Số tiền cần phải trả mỗi tháng = Số tiền vay/ Thời gian vay + Số tiền vay x Lãi suất cố định mỗi tháng.

Ví dụ minh họa:

Khách hàng A vay ngân hàng MB Bank với số tiền 1 tỷ đồng để mua xe, thời gian thực hiện vay là 12 tháng, lãi suất 12%/năm, tức là 1%/tháng. Nếu áp dụng theo công thức tính lãi trên thì số tiền mà khách hàng phải trả hàng tháng sẽ là:

  • Tháng đầu tiên: Tiền lãi = 1 tỷ x 12% / 12 = 10 triệu. 
  • Tháng thứ 2:  Khách hàng đã trả là 100 triệu (1 tỷ – 100 triệu = 900 triệu). Số tiền lãi tháng 2 = 900 triệu x 12% / 12 = 9 triệu.
  • Tháng thứ 3:  Khách hàng tiếp tục trả được 100 triệu ( 900 triệu – 100 triệu = 800 triệu đồng). Số tiền lãi thứ 3 = 800 triệu x 12% / 12 = 8 triệu.

Tương tự, khách hàng sẽ áp dụng công thức trên với các tháng tiếp theo cho đến khi đã trả được hết số tiền vay ban đầu.

Trên đây là cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần cùng ví dụ minh họa để bạn đọc có thể dễ dàng hình dung và vận dụng kiến thức. Nội dung tiếp theo, mời bạn đọc chuyển sang tìm hiểu sâu về vấn đề vay dư nợ giảm dần là gì nhé!

5. Vay dư nợ giảm dần là gì?

Vay dư nợ giảm dần là gì?
Vay dư nợ giảm dần là gì?

Vay dư nợ giảm dần được hiểu là hình thức cho vay mà số tiền lãi sẽ giảm dần trong suốt khoảng thời gian vay. 

Công thức tính lãi suất vay dư nợ giảm dần như thế nào?

Ta có công thức cụ thể như sau:

Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền trả nợ gốc + Số tiền trả nợ lãi

Trong đó thì:

Số tiền trả nợ gốc = Dư nợ gốc ban đầu / Thời gian vay trả góp (tháng)
Số tiền trả nợ lãi = (Lãi suất vay x Dư nợ thực tế x Số ngày tính lãi trong tháng) / 365 ngày
Dư nợ thực tế = Dư nợ gốc ban đầu – Số tiền nợ đã trả

6. Sự khác biệt giữa lãi suất trên dư nợ gốc so với lãi suất trên dư nợ giảm dần

Để có thể nắm được thông tin chi tiết về sự khác biệt giữa hai loại lãi suất này, bạn đọc hãy cùng 3Gang phân tích qua phần nội dung sau:

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai cách tính lãi suất này đó chính là: 

  • Lãi suất trên dư nợ gốc chính là lãi sẽ được tính trên số tiền bạn vay ban đầu trong suốt thời hạn vay.
  • Lãi suất trên dư nợ giảm dần chính là lãi sẽ chỉ tính trên số tiền thực tế bạn còn nợ tại thời điểm đó, sau khi đã trừ ra phần tiền gốc mà bạn đã trả ở các tháng trước đó. 

Thông thường thì lãi suất được tính theo dư nợ giảm dần sẽ thấp hơn là lãi suất trên dư nợ gốc. Chính vì vậy, một số ngân hàng đưa ra mức lãi suất trên dư nợ gốc thấp hơn so với lãi suất được tính trên dư nợ giảm dần, điều này để lãi suất mà khách hàng phải trả khi đến kỳ thanh toán không bị chênh lệch quá nhiều.

Khách hàng khi vay ngân hàng nên nhờ nhân viên tư vấn về mức tổng lãi suất mà mình sẽ phải trả theo cả hai cách tính lãi trên để có thể lựa chọn cách tính lãi suất tốt nhất cho trường hợp của mình.

Tiết kiệm xu thế mới trong thời đại 4.0. Liệu nó có an toàn hay không?

7. Tìm hiểu chi tiết về dư nợ gốc và dư nợ giảm dần.

Để có thể nắm được đầy đủ thông tin về dự nợ gốc và dư nợ giảm dần, 3Gang sẽ cung cấp đến quý bạn đọc về khái niệm kèm theo ví dụ minh họa để bạn đọc có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin mà chúng tôi muốn truyền tải:

Dư nợ giảm dần là khái niệm quen thuộc được nhắc tới khi chúng ta thực hiện vay tiền tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết khái niệm dư nợ giảm dần là gì cũng như cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần như thế nào? 

Dư nợ gốc chính là tổng số tiền vay vốn ban đầu mà các khách hàng vay từ tổ chức tín dụng.

Ví dụ minh họa:

Anh A làm hồ sơ vay thế chấp tại ngân hàng MB Bank, ký hợp đồng công chứng và hợp đồng vay vốn với số tiền là 3 tỷ để mua nhà vào ngày 30/01/2021.

Đến ngày giải ngân, anh A lại được bố mẹ cho 1 tỷ để mua nhà, vậy nên thay vì có ý định vay 3 tỷ đồng thì lúc này anh chỉ cần vay ngân hàng số tiền là 2 tỷ, ngân hàng đồng ý. Đến ngày 10/03/2022, ngân hàng giải ngân cho anh A theo hợp đồng vay vốn đã ký ngày 30/01/2021, số tiền vay là 2 tỷ đồng.

Như vậy, kể từ 10/03/2022, anh A đã phát sinh dư nợ với số tiền là 2 tỷ, hay ta còn gọi là “dư nợ gốc” tại thời điểm 10/03/2020 là 2 tỷ đồng.

Dư nợ giảm dần chính là chỉ số dư nợ giảm dần theo thời gian. Tức là, sau khi người vay vốn đã hoàn thành việc thanh toán một phần của số tiền gốc ban đầu. 

Ví dụ minh họa:

Anh B lựa chọn cách vay theo hạn mức tín dụng: Trả lãi hàng tháng và dư nợ gốc sẽ trả cuối kỳ: Theo giấy nhận nợ trả sau 1 năm.

Như vậy, đối với trường hợp này thì hàng tháng anh B phải trả lãi và không trả nợ gốc (đến 1 năm sau anh mới trả gốc một lần). Do đó thì số dư nợ gốc không hề bị giảm theo từng tháng.

Theo cách thức trả nợ này, số dư nợ gốc không giảm dần cho nên số dư nợ thực tế cũng không giảm (thậm chí nó còn tăng cao hơn nếu như có biến động về lãi suất).

Nếu anh B chọn cách thức vay trả (góp gốc + tiền lãi) hàng tháng (vay theo từng món, từng lần), với thời gian trả góp trong kỳ hạn là 25 năm (tương ứng với 300 tháng), thì hàng tháng anh B sẽ trả nợ gốc 3,3 triệu/tháng (1 tỷ đồng/300 tháng), do đó mà số dư nợ gốc giảm dần, lãi suất tính theo dư nợ giảm dần, vậy cho nên cũng sẽ giảm.

8. Cách tính lãi suất dư nợ gốc và dư nợ giảm dần

Hiện nay thì lãi suất vay tiêu dùng thường được các ngân hàng tính theo hai cách phổ biến như sau: theo dư nợ gốc và dư nợ giảm dần. 

Để tính lãi suất trên dư nợ gốc, bạn chỉ việc trả số tiền gốc và lãi hàng tháng trong suốt kỳ hạn vay cho đến khi hết nợ. Tiền lãi hàng tháng được tính trên số nợ gốc vay vốn lúc ban đầu.

Cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần đó chính là tiền lãi tính theo số tiền gốc ở một thời điểm cụ thể, sau khi người vay đã trả phần dư nợ gốc thì số tiền nợ lúc ban đầu sẽ trừ hao đi.

8.1 Cách tính lãi suất dựa theo dư nợ gốc

Ta có công thức tính lãi suất theo dư nợ gốc như sau:

  • Lãi suất hàng tháng = Lãi suất năm/12 tháng
  • Tiền lãi trả mỗi tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng
  • Tổng số tiền phải trả mỗi tháng = Tiền gốc/12 tháng + tiền lãi trả mỗi tháng

Ví dụ, bạn A vay ngân hàng 100 triệu với lãi suất 12%/năm, kỳ hạn 12 tháng. Nếu tính theo dư nợ gốc thì mỗi tháng bạn A sẽ phải trả tiền lãi (trong suốt 12 tháng) được tính trên số tiền gốc là 100 triệu. Số tiền hàng tháng A phải trả như sau:

  • Tiền lãi = 100 triệu x 12%/12 tháng = 1.000.000 VND
  • Tiền gốc = 100 triệu/12 tháng = 8.333.333 VND

Như vậy, hàng tháng bạn phải trả số tiền bằng nhau 8.333.333 VND trong suốt 12 tháng.

8.2 Cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần

Đã số các ngân hàng hiện nay sẽ tính lãi theo cách dư nợ giảm dần, tức là lãi suất tính theo số tiền còn nợ sau khi đã trừ đi số tiền đã trả hàng tháng.

  • Tiền lãi của tháng đầu = Số tiền vay gốc x Lãi suất cố định mỗi tháng
  • Tiền lãi của các tháng tiếp theo = Tiền gốc còn lại x Lãi suất vay vốn
  • Số tiền gốc trả mỗi tháng = Số tiền vay gốc/kỳ hạn vay vốn
  • Tổng số tiền trả hàng tháng = Tiền vay gốc/số tháng vay vốn + tiền lãi trả mỗi tháng

Ví dụ, bạn vay ngân hàng VP Bank 120 triệu với lãi suất 12%/năm, kỳ hạn 12 tháng. Nếu như tính theo dư nợ giảm dần thì hàng tháng tiền lãi phải trả trong suốt 11 tháng ( ngoại trừ tháng đầu) sẽ được tính cụ thể như sau:

Tiền lãi phải trả mỗi tháng = (120 triệu – tiền gốc đã trả) x Lãi suất cố định suốt kỳ hạn vay.

– Số tiền gốc mà bạn phải trả mỗi tháng là 10 triệu/tháng. 

– Số tiền lãi mà bạn phải trả mỗi tháng tính trên dư nợ giảm dần như sau:

  • Tháng đầu tiên = 12%/12 x 120 triệu = 1.200.000 VND
  • Tháng thứ 02 = 12%/12 x 110 triệu = 1.100.000 VND
  • Tháng thứ 03 = 12%/12 x 100 triệu = 1.000.000 VND
  • Tháng thứ 04 = 12%/12 x 90 triệu = 900.000 VND
  • Tháng thứ 05 = 12%/12 x 80 triệu = 800.000 VND
  • Tháng thứ 06 = 12%/12 x 70 triệu = 700.000 VND
  • Tháng thứ 07 = 12%/12 x 60 triệu = 600.000 VND
  • Tháng thứ 08 = 12%/12 x 50 triệu = 500.000 VND
  • Tháng thứ 09 = 12%/12 x 40 triệu = 400.000 VND
  • Tháng thứ 10 = 12%/12 x 30 triệu = 300.000 VND
  • Tháng thứ 11 = 12%/12 x 20 triệu = 200.000 VND
  • Tháng thứ 12 = 12%/12 x 10 triệu = 100.000 VND

Vậy, tổng số tiền lãi phải trả cho số tiền gốc 120 triệu trong 12 tháng là 7.800.00 VND.

8.3 Cách tính lãi suất nào sẽ có lợi hơn?

Theo hai cách tính lãi trên thì tổng số tiền phải trả cuối kỳ đều sẽ tương tự như nhau. 

Khi khách hàng vay vốn phục vụ mục đích mua nhà đất, ngân hàng hoặc một công ty tài chính sẽ tư vấn cho người vay về lãi suất trên dư nợ gốc, điều này là để khách hàng khi vay vốn có thể hiểu ngay và tạm tính được số tiền lãi và tổng khoản phải trả hàng tháng (tiền gốc + tiền lãi) dễ dàng hơn.

Nợ dài hạn là gì? Hướng dẫn cách tính nợ dài hạn chính xác 

Tuy nhiên, theo quy chuẩn thông thường của chính sách vay vốn, của ngành ngân hàng, hay hệ thống ngân hàng… thì lãi suất được áp dụng thực tế chính là lãi suất dựa trên số dư nợ giảm dần.

Ví dụ cụ thể về hai cách tính lãi suất để bạn đọc dễ hình dung nhất:

Với lãi suất trên số dư nợ gốc là 2.2%/ tháng thì mức lãi suất trên dư nợ giảm dần sẽ là 3.75%/ tháng.

Tính lãi suất trên dư nợ gốc (2.2%/ tháng):

Kỳ thanh toán Gốc thanh toán hàng tháng (1) Lãi thanh toán hàng tháng (2) Khoản tiền trả hàng tháng (1)+(2)
1 1.000.000 vnđ 175,987 vnđ 1,175,987 vnđ
2 1.000.000 vnđ 175,987 vnđ 1,175,987 vnđ
3 1.000.000 vnđ 175,987 vnđ 1,175,987 vnđ
4 1.000.000 vnđ 175,987 vnđ 1,175,987 vnđ
5 1.000.000 vnđ 175,987 vnđ 1,175,987 vnđ
6 1.000.000 vnđ 175,987 vnđ 1,175,987 vnđ
7 1.000.000 vnđ 175,987 vnđ 1,175,987 vnđ
8 1.000.000 vnđ 175,987 vnđ 1,175,987 vnđ
Tổng: 8.000.000 vnđ 1.407.897 vnđ 9.407.897 vnđ

Tính lãi suất trên số dư nợ giảm dần (3.75%/ tháng):

Kỳ thanh toán Dư nợ đầu kỳ (1) Lãi thanh toán hàng tháng (2) Gốc thanh toán hàng tháng (3) Dư nợ cuối kỳ (1) – (3) Khoản tiền trả hàng tháng (2)+(3)
1 8.000.000 300.000 875.987 7.124.013 1.175.987
2 7.124.013 267.150 908.837 6.215.176 1.175.987
3 6.215.176 233.069 942.918 5.272.258 1.175.987
4 5.272.258 197.710 978.277 4.293.981 1.175.987
5 4.293.981 161.024 1.014.963 3.279.018 1.175.987
6 3.279.018 122.963 1.053.024 2.225.994 1.175.987
7 2.225.994 83.475 1.092.512 1.133.482 1.175.987
8 1.133.482 42.506 1.133.42 0 1.175.987
Tổng:   1.407.897 8.000.000   1.175.987

 Với cách lý giải về cách tính lãi suất dư nợ gốc và dự nợ giảm dần như trên, 3Gang rất hy vọng thông qua phần ví dụ, bạn đọc có thể dễ dàng hình dung và tìm ra lời giải cho câu hỏi cách tính nào là có lợi hơn.

9. Có thể kiểm tra dư nợ bằng cách nào?

Để có thể thực hiện kiểm tra dư nợ, 3Gang mời bạn đọc tham khảo và làm theo 2 cách sau đây:

Có thể kiểm tra dư nợ bằng cách nào?
Có thể kiểm tra dư nợ bằng cách nào?

9.1 Kiểm tra qua hệ thống phần mềm quản lý của ngân hàng

Mỗi ngân hàng sẽ có một hệ thống phần mềm quản lý khách hàng riêng hoặc hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL …

Phần mềm quản lý khách hàng hoàn toàn cho phép xem được dư nợ của khách hàng ở bất kỳ thời một điểm nào. Việc xem số dư nợ này chỉ có cán bộ của ngân hàng mới có thể truy cập xem được.

Bạn có thể nhờ cán bộ quản lý ngân hàng mình đang vay vốn thực hiện kiểm tra số tiền dư nợ tại một thời điểm nào đó.

Thường thì việc kiểm tra này hay được áp dụng cho những khách hàng nào có nhu cầu tất toán khoản vay vốn, điều này để biết chính xác về số tiền dư nợ của từng khách hàng.

9.2 Tự tra cứu CIC

Khách hàng khi thực hiện vay vốn hoàn toàn có thể tự tạo tài khoản tại Trung tâm CIC và tự xem được dư nợ của mình.

Nhược điểm của phương thức này là bạn chỉ xem được số dư nợ trong quá khứ (trong vòng 1 tháng trở về trước) và không xem được số dư nợ hiện tại.

Ngoài ra, còn một cách kiểm tra dư nợ theo phương thức thủ công dựa theo Hợp đồng tín dụng (cách này sẽ áp dụng cho trường hợp cho vay trả góp):

Ví dụ hợp đồng tín dụng có ghi nội dung như sau:

  • Tổng số tiền vay :1.000.000.000 VND
  • Thời gian vay vốn: 240 tháng
  • Số tiền gốc hàng tháng: 4.160.000 VND
  • Lãi suất: Theo quy định chung của ngân hàng
  • Ngày giải ngân: 20/02/2022
  • Thời điểm hiện tại là 20/02/2023: Có nghĩa là khách hàng đã trả nợ vay ngân hàng được 12 tháng, số nợ đã giảm được 49.920.000 VND.

Như thế, số dư nợ hiện tại còn 950.008.000 VND.

10. Một số lưu ý bạn cần phải nắm được khi vay vốn theo dư nợ giảm dần

Khi lựa chọn thanh toán lãi suất theo dư nợ giảm dần thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Vay vốn theo dư nợ giảm dần sẽ tạo ra nhiều thuận tiện đối với các sản phẩm vay tiêu dùng, bởi vì số tiền gốc sẽ được giảm dần qua những kỳ thanh toán. Chính vì thế, tiền lãi cũng sẽ giảm dần và chắc chắn sẽ có sự khác nhau ở mỗi giai đoạn người vay thực hiện thanh toán.
  • Vay theo dư nợ giảm dần thì phần lãi suất sẽ thay đổi theo từng thời điểm thanh toán của khoản vay. Chính vì vậy, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình dự trù tài chính do lãi suất sẽ bị thay đổi theo từng thời điểm.
  • Hãy tính toán kỹ lưỡng khoản thu nhập hàng tháng để có thể đảm bảo cho khả năng trả nợ đúng với thời hạn.

Trên đây là những thông tin được 3Gang đưa ra để giúp các khách hàng hiểu rõ hơn về dư nợ giảm dần cùng các vấn đề liên quan. Hy vọng đây là những chia sẻ hữu ích và có thể giúp cho mọi khách hàng có thể tự mình tính toán được phần lãi suất phải trả cho ngân hàng mỗi tháng. 3Gang chúc bạn thành công và may mắn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *