FDI là gì? Những tác động tích cực và tiêu cực từ vốn FDI

FDI là cụm từ thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực đầu tư. Vậy thực chất, cụm từ FDI là gì? Và doanh nghiệp FDI là gì? Những điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI như thế nào? Bài viết dưới đây 3Gang sẽ giải thích cụ thể vấn đề này mời bạn đọc theo dõi.

Trần nợ Mỹ là gì? Hậu quả của việc chính phủ Mỹ vỡ nợ

1. FDI là gì? 

1.1 Khái niệm FDI là gì?

Khái niệm FDI là gì?
Khái niệm FDI là gì?

FDI là cụm từ được viết tắt từ Foreign Direct Investment, chúng được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo quy định tại khoản 22 điều 3 của luật đầu tư năm 2020, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì được hiểu “tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc là cổ đông”. 

Theo Tổ chức thương mại thế giới viết tắt là WTO, FDI là việc một nước đầu nhận được tài sản từ nước khác và sẽ có quyền quản lý số tài sản đó. Và từ đó sẽ hình thành nên mối quan hệ giữa hai nước là nước chủ đầu tư và nước thu hút nguồn đầu tư.

Như vậy, nhìn chung thì FDI được hiểu là một hình thức đầu tư trực tiếp từ những nhà đầu tư nước ngoài, phía thu hút và nhận được đầu tư có thể là doanh nghiệp hoặc là một đất nước nào đó.

1.2 Nguồn vốn FDI là gì?

Nguồn vốn FDI sẽ được hiểu là phần tiền sử dụng để đầu tư trực tiếp ở nước ngoài. Vốn FDI có thể sẽ được phân theo mục đích của các nhà đầu tư hoặc theo tính chất dòng vốn vì đây là nguồn vốn đến từ nước ngoài, nên nó sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế của chính quốc gia tiếp nhận nguồn vốn FDI và với quốc gia đầu tư vào.

1.3 Dự án FDI là gì?

Dự án FDI hay còn được gọi là dự án có vốn đầu tư từ nước ngoài, như vậy để biết được đâu là dự án FDI, cần dựa vào những đặc điểm như sau:

  • Các nhà đầu tư chủ yếu là tư nhân nước ngoài, với mục đích hàng đầu là tìm kiếm thu lợi nhuận.
  • Chủ đầu tư nước ngoài thông thường sẽ tham gia đóng góp số vốn tối thiểu theo quy định của quốc gia nhận được đầu tư. Để tham gia vào việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Những chủ đầu tư tham gia vào đầu tư sẽ phải tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình. Bao gồm các lợi nhuận và những rủi ro theo đúng số vốn mình tham gia đầu tư góp vốn.
  • Hình thức đầu tư FDI sẽ bao gồm việc chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua một số hình thức: Đưa máy móc, những trang thiết bị, bằng sáng chế, công nghệ kỹ thuật khoa học, các bí quyết kỹ thuật,… với mục đích nhằm tạo lợi nhuận đầu tư khi thực hiện dự án.

2. Doanh nghiệp FDI là gì? Gồm những đặc điểm như thế nào?

Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI là gì?

Hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa có một định nghĩa cụ thể nào về doanh nghiệp FDI là gì cũng như chưa có bất kỳ quy định rõ ràng về loại hình doanh nghiệp này mà chỉ có những giải thích chung về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài tại khoản 22 Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2020.

Cụ thể rằng, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một tổ chức kinh tế có nhà đầu tư từ nước ngoài là thành viên hoặc là cổ đông. Doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 chúng được coi là tổ chức kinh tế và có vốn đầu tư nước ngoài.

2.1 Một số loại hình doanh nghiệp FDI chủ yếu

– Hình thức đầu tư để trở thành những doanh nghiệp FDI:

  • Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn của các nhà đầu tư từ nước ngoài.
  • Đầu tư góp vốn, hoặc mua cổ phần, hay như mua phần vốn góp của các doanh nghiệp khác.
  • Thành lập các chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.
  • Đầu tư dự án theo hình thức hợp đồng BBC.

Lưu ý: Những hợp đồng hợp tác kinh doanh (hay còn gọi là hợp đồng BCC) thì đây là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm mục đích hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia các sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không cần thành lập tổ chức kinh tế.

2.2 Vậy doanh nghiệp FDI có những đặc điểm gì? 

Doanh nghiệp FDI có thể là các công ty TNHH 1 thành viên hoặc có thể là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, hay là công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh. Sau khi được thành lập, doanh nghiệp FDI có những quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam quy định và được hưởng những chính sách ưu đãi riêng theo quy định.

– Các hình thức doanh nghiệp FDI:

  • Công ty TNHH 1 thành viên.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.

– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp FDI: Có các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam quy định và được hưởng các chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp FDI.

– Mục đích hoạt động của doanh nghiệp FDI: Hợp tác với các tổ chức kinh tế của Việt Nam, mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.

3. Những điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI là gì?

Những điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI là gì?
Những điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI là gì?

Ngoài giải thích về FDI là gì, bài viết này 3Gang cũng sẽ đưa ra một số những điều kiện để doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp FDI, cụ thể như sau:

3.1 Thành lập hoặc có một phần vốn góp sở hữu bởi các nhà đầu tư nước ngoài

Theo khoản 19 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là những cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức và thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI cần phải có ít nhất một trong những đối tượng là các nhà đầu tư nước ngoài như trên đứng ra để thành lập hoặc góp vốn đầu tư.

3.2 Kinh doanh các loại hình ngành, nghề không bị cấm

Để trở thành doanh nghiệp FDI, thì doanh nghiệp không được kinh doanh các loại hình ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020, bao gồm:

  • Kinh doanh những chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư.
  • Kinh doanh các loại hóa chất, các loại khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật đầu tư này.
  • Kinh doanh loại hình mại dâm.
  • Thực hiện kinh doanh mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai của người.
  • Các hoạt động kinh doanh liên quan đến việc sinh sản vô tính trên người.
  • Kinh doanh các loại pháo nổ, chất nổ.
  • Kinh doanh các loại hình dịch vụ đòi nợ.

3.3 Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo điểm C khoản 1 Điều 22 của Luật Đầu tư 2020, trước khi thành lập các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài phải có những dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ các trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tại khoản 1, 2 Điều 39 của Luật Đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định cụ thể như sau:

  • Ban Quản lý khu công nghiệp, các khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với những dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất các khu công nghệ cao và khu kinh tế, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3.4 Thành lập doanh nghiệp

Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các cá nhân, tổ chức tiến hành chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Sau khi hoàn thành xong bước này, doanh nghiệp đã được coi là doanh nghiệp FDI và được hưởng những ưu đãi của một doanh nghiệp FDI.

Như vậy, điều kiện quan trọng nhất của để trở thành doanh nghiệp FDI đó là được thành lập hoặc góp vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đầu tư online là gì? Top 4 cách đầu tư online được lựa chọn nhiều nhất 2023

4. Vốn FDI có đặc điểm gì?

 Vốn FDI có đặc điểm gì?
Vốn FDI có đặc điểm gì?

Một số các đặc điểm nổi bật của việc đầu tư vốn FDI có thể kể đến như sau:

  • Lợi nhuận được coi là yếu tố đầu tiên cần đề cập đến bởi đây cũng chính là mục đích chính của FDI. Dù được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào thì lợi nhuận vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi vấn đề liên quan đến kinh doanh đầu tư. 
  • Cơ sở tính lợi nhuận từ FDI chính là dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư. Bởi khi đã quyết định đầu tư cho bất kì một doanh nghiệp nào khác, thì lợi nhuận luôn là sự quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Và lợi nhuận đến từ FDI được hình thành từ chính kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư.
  • Sự tham gia của các nhà đầu tư trong các dự án FDI cũng rất là quan trọng và không phải dự án nào cũng giống nhau cả. Để được tham gia kiểm soát doanh nghiệp và nhận đầu tư, thì nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu tùy theo quy định của từng quốc gia. Sự can thiệp sâu hay nông thì còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư.

5. Một số hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 

Một số hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Một số hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Phần lớn thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện đầu tư FDI dưới nhiều hình thức dựa theo nguồn lực sẵn có và những định hướng phát triển. Các hình thức FDI bao gồm: 

5.1 Hình thức đầu tư FDI theo chiều ngang

Đầu tư FDI theo chiều ngang là một phương thức doanh nghiệp tận dụng nguồn lực đã có sẵn để đầu tư vào một đơn vị cùng ngành tại nước ngoài. Loại hình đầu tư này có tác dụng giúp công ty mẹ mở rộng quy mô và tăng khả năng lợi nhuận.

Ví dụ: như thương hiệu nổi tiếng thời trang Zara có trụ sở tại Tây Ban Nha có thể đầu tư vào các công ty cùng ngành may mặc và có sự tương đồng về sản phẩm của Zara, cụ thể ở đây là một công ty thời trang của Ấn Độ –  Fabindia.

5.2 Hình thức đầu tư FDI theo chiều dọc

Nếu như đầu tư theo chiều ngang là phát triển quy mô thì việc đầu tư FDI theo chiều dọc sẽ giúp các doanh nghiệp mẹ xây dựng về mặt dây chuyền sản xuất. Hình thức này được thực hiện bằng cách các doanh nghiệp đầu tư vào một đơn vị bổ trợ cho ngành của doanh nghiệp chính ở từng quốc gia khác.

Đây là một hình thức đầu tư khá dễ thấy ở Việt Nam, điển hình như việc Samsung đầu tư một lượng vốn khá lớn để xây dựng nhiều cơ sở sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam để phục vụ cho công ty mẹ hoạt động.

5.3 Hình thức đầu tư FDI tập trung

Đầu tư FDI theo hình thức tập trung là hình thức đầu tư vào một công ty của nước ngoài không cùng ngành, thậm chí còn hoàn toàn khác lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty mẹ.

Ví dụ: Walmart – một thương hiệu bán lẻ tại Mỹ nhưng lại đầu tư vào hãng sản xuất ô tô Ấn Độ TATA Motors.

5.4 Hình thức góp vốn và mua cổ phần góp vào tổ chức kinh tế

Hình thức góp vốn và mua cổ phần góp vào tổ chức kinh tế
Hình thức góp vốn và mua cổ phần góp vào tổ chức kinh tế

Hình thức đầu tư FDI này chủ yếu là áp dụng mua cổ phiếu và trái phiếu hoặc trực tiếp góp vốn vào công ty TNHH hoăc các công ty hợp danh. Nhà đầu tư sẽ không cần phải trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của công ty mà chỉ cần hướng đến mục đích gia tăng lợi nhuận.

Ví dụ: Dự án góp vốn và mua cổ phần của Beerco Limited tại Hồng Kông vào công ty TNHH Vietnam Beverage với tổng giá trị góp vốn là 3.85 tỷ USD. Mục tiêu của dự án này là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội.

Dự án của công ty TNHH Techtronic Tools của Hồng Kông tại TP.HCM với tổng số vốn đăng ký là 650 triệu USD. Mục tiêu chính là xây dựng nhà máy sản xuất và trung tâm nghiên cứu phát triển sản xuất những phụ kiện, các thiết bị điện cầm tay thông minh trong công nghiệp và dân dụng.

5.5 Hình thức đầu tư hợp đồng PPP

Đây là một loại hình đầu tư FDI mà các nhà đầu tư nước ngoài cần thỏa thuận và ký kết để thực một dự án nào đó với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hợp đồng PPP thường được áp dụng để thực hiện và quản lý, vận hành những dự án sẽ liên quan kết cấu hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công cộng.

Ví dụ: Dự án tại TP.HCM với tổng số vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD do công ty TNHH Wanna Explore Travel của Ai Cập đầu tư năm 2019. Mục tiêu chính là thực hiện dịch vụ đại lý lữ hành, điều hành các tour du lịch và hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho lĩnh vực vận tải hàng không.

Tích tiểu thành đại là gì?

5.6 Hình thức đầu tư hợp đồng BCC

Đây là một hình thức hợp tác kinh doanh, ký kết đầu tư giữa những nhà đầu tư với nhau nhằm mục đích phân chia lợi nhuận và sản phẩm. Hợp đồng BCC sẽ được thực hiện theo các quy định pháp luật về dân sự.

6. FDI có tác động như thế nào đối với nước tiếp nhận đầu tư?

FDI có tác động như thế nào đối với nước tiếp nhận đầu tư?
FDI có tác động như thế nào đối với nước tiếp nhận đầu tư?

Trước hết, có thể khẳng định rằng, FDI mang đến nguồn lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Đồng thời, khi đầu tư FDI có tác động vô cùng to lớn đến nền kinh tế, xét trên tất cả các phương diện từ tiêu cực đến tích cực. Trong đó, có thể kể đến một số tác động của FDI đến nền kinh tế như sau:

6.1 Lợi ích và những tác động tích cực của FDI

  • Dòng vốn FDI luôn mang tính ổn định cao và thời gian đầu tư kéo dài.  
  • Quá trình hoán đổi vốn thường sẽ đi kèm với việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý hoặc những yếu tố có lợi khác cho các doanh nghiệp.
  • Vấn đề thiếu hụt nguồn vốn đầu tư để phát triển doanh nghiệp luôn được khắc phục. 
  • Bên cạnh đó tạo động lực để phát triển sản xuất trong nước.
  • Thúc đẩy sự tăng trưởng ngân sách quốc gia và phát triển kinh tế.
  • Không gây ra tình trạng nợ quốc gia.

6.2 Hạn chế, tác động tiêu cực của FDI

  • Nếu đầu tư FDI không được quản lý chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu đầu tư theo ngành hoặc theo khu vực.
  • Tiềm ẩn những mối nguy cơ lớn cho nước sở tại như du nhập nền tảng công nghệ “lãng phí”, trở thành “bãi rác” công nghệ, bán rẻ nguồn nhân lực, lạm dụng tài nguyên và sự ô nhiễm môi trường gia tăng nhanh chóng.
  • Một số các công ty trong nước là những đối tượng dễ bị tổn hại bởi không thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài giàu kinh nghiệm và sở hữu tiềm lực kinh tế mạnh.

7. Những chính sách thu hút nguồn đầu tư vốn FDI của Việt Nam

Những chính sách thu hút nguồn đầu tư vốn FDI của Việt Nam
Những chính sách thu hút nguồn đầu tư vốn FDI của Việt Nam

Sự thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài là một trong những chủ trương lớn của Chính Phủ để tạo động lực cho sự phát triển nền kinh tế trong nước. Vậy hiện nay, những chính sách nào đang được sử dụng để thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam?

7.1 Tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn

Môi trường đầu tư được hiểu là toàn bộ những yếu tố, các bộ phận có sự tác động qua lại lẫn nhau và chi phối trực tiếp các hoạt động đầu tư. Nhiều nhà đầu tư phải dựa vào môi trường đầu tư để có được những sự điều chỉnh hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

7.2 Bảo đảm những quyền lợi cơ bản của các nhà đầu tư

Nhiều nhà đầu tư được đảm bảo về các quyền cơ bản như sau:

  1. Đảm bảo sẽ không bị tước đoạt.
  2. Đảm bảo cho những rủi ro mất mát.
  • Quốc hữu hoá: Tại Việt Nam, trong Luật quy định các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá. 
  • Phá huỷ do ảnh hưởng của chiến tranh: Những thiệt hại bởi chiến tranh gây nên từ bên ngoài thường không được đền bù nhưng những thiệt hại do những vấn đề nội tại quốc gia thì sẽ được đền bù.
  • Tính không chuyển đổi được của nguồn tiền tệ: Trong một số trường hợp đồng tiền không được chuyển đổi, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hướng dẫn cách cân bằng đồng ngoại tệ cũng như cách chuyển đổi từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ.

7.3 Các quy định về bảo hộ và những ưu tiên dành cho các nhà đầu tư nước ngoài

Những quy định về quy định bảo hộ và những ưu tiên dành cho các nhà đầu tư nước ngoài như sau:

  • Quy định về việc tuyển dụng lao động là người nước ngoài, đảm bảo các quyền lợi cho nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, về số lượng người lao động của nước ngoài không được vượt quá so với mức quy định và cần phải có thẻ cư trú hoặc thẻ lao động. 
  • Quyền sở hữu trí tuệ: Cần phải đảm bảo quyền sở hữu sáng chế, các nhãn hiệu thương mại cho các nhà đầu tư nước ngoài.
  • Sự ưu tiên với nhiều nhà đầu tư từ Chính phủ: Chính phủ có thể sẽ đưa ra các khoản vay hay nguồn trợ giúp để khích lệ đầu tư.
  • Nhiều nhà đầu tư trong nước so với nước ngoài, giữa nhiều nhà đầu tư nước ngoài với nhau, giữa các khu vực tư nhân và công cộng đều sẽ được đảm bảo môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng.

7.4 Ưu đãi về vấn đề đất đai 

Điều kiện thuận lợi nhất cho nhiều nhà đầu tư đó chính là sở hữu bất động sản. Nếu không được luật pháp cho phép thì đa số các nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc nhiều hơn để sử dụng đất trong thời gian quy định hợp lý. Chính vì vậy, những ưu đãi về vấn đề đất đai được xem là một trong số những động lực lớn khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài.

Chính phủ đã có những chính sách ban hành, hỗ trợ về đất đai đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài như:

  • Giảm đến 50% tiền thuê đất trong giai đoạn từ năm 2011 – 2014
  • Điều chỉnh mức giảm tỷ lệ tính đơn giá thuê đất đai chung từ 1,5% được quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP giảm xuống còn 1% được quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP và Uỷ Ban Nhân Dân cấp tỉnh quy định cụ thể với mức tỷ lệ trong khung từ 0,5-3% tùy theo từng khu vực tương ứng với từng mục đích sử dụng đất đai để áp dụng giá thuê đất.
  • Việc xác định giá cả đất cho thuê được điều chỉnh bằng một trong vài hệ số.

7.5 Vấn đề miễn giảm thuế

Việc ưu đãi về thuế là một trong số các bộ phận của chính sách FDI, chúng có mối quan hệ mật thiết với định hướng và sự tổng thể trong chính sách FDI. Do đó, chính sách ưu đãi tài chính thường sẽ là tập trung vào chính sách thuế như: Thuế xuất nhập khẩu, thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. 

Một số các dự án được khuyến khích đầu tư còn được hưởng ưu đãi về giá thuê đất và các chi phí khác của quá trình vận hành.

7.6 Trợ cấp từ Chính phủ

Trợ cấp từ Chính phủ
Trợ cấp từ Chính phủ
  • Chi phí tổ chức và sự vận hành: Những chi phí này có thể được tính vào chi phí của dự án trong một thời gian nhất định.
  • Sự tái đầu tư: Được sử dụng từ lợi nhuận của dự án FDI để tái đầu tư sẽ thu về những ưu đãi nhất định.
  • Trợ cấp đầu tư: Đây là quy định sẽ cho phép một tỷ lệ nhất định của những khoản vốn đầu tư và không phải chịu những nghĩa vụ về việc đầu tư và trong một khoảng thời gian nhất đinh.
  • Những khoản khấu trừ khác: Những khoản khấu trừ này sẽ được quy định đặc biệt với một số ngành và có quy định về mức ưu đãi riêng cho từng dự án nào đó.
  • Mức tín dụng thuế đầu tư: Đây là một trong những biện pháp sẽ được Chính phủ sử dụng để khuyến khích nhiều nhà đầu tư tăng vốn đầu tư.
  • Những khoản tín dụng thuế khác: Các khoản thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài và đã chịu thuế ở nước ngoài thì có thể xin miễn giảm thuế trong nước để sử dụng như những khoản tín dụng trong đầu tư.

8. Một số dự án FDI nổi bật ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhiều dự án FDI đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Một số dự án nổi bật và có nguồn vốn đầu tư lớn cũng có thể kể tới như:

  • Dự án tại Nhà máy điện LNG Long An I và II và dự án có tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục đích sản xuất, truyền tải và phân phối nguồn điện tại Long An, dự kiến sẽ bắt đầu vận hành vào tháng 12/2025. Dự án công suất của dự án đã lên đến 3.000 MW, bao gồm hai nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp và được đầu tư bởi công ty VINACAPITAL GS ENERGY PTE. LTD. 
  • Dự án LG Display tại Hải Phòng, mức điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD. Dự án tập trung chuyên sản xuất màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động, màn hình OLED TV và màn hình LCD. Trong những năm gần đây, Tập đoàn LG đã liên tục tăng vốn đầu tư và tiến hành mở rộng quy mô sản xuất của dự án, chính vì vậy dự án hiện có nguồn vốn đầu tư FDI lớn nhất trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Theo như kế hoạch của LG Display Việt Nam, thì sau khi dây chuyền sản xuất mới được hoàn thiện, thì LG Display có doanh thu xuất khẩu tăng thêm khoảng 6,5 tỷ USD mỗi năm, và nộp ngân sách tăng thêm khoảng 25 triệu USD, đã tạo thêm việc làm cho 10.000 lao động.

  • Trong dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II của Nhật Bản với tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD, mục tiêu đó là xây dựng một nhà máy nhiệt điện đáp ứng cho nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện của khu vực và các hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ. Dự án này dự kiến ứng dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp việc tận dụng nhiên liệu sạch là khí thiên nhiên, đem lại hiệu quả là hiệu suất cao, rất thân thiện với môi trường và phù hợp với các xu thế phát triển bền vững hiện nay.

9. Mối quan hệ giữa các nguồn vốn FDI và thị trường chứng khoán

Mối quan hệ giữa các nguồn vốn FDI và thị trường chứng khoán
Mối quan hệ giữa các nguồn vốn FDI và thị trường chứng khoán

Như chúng ta đã biết, thì thị trường chứng khoán được đo lường bởi tính thanh khoản và độ rộng lớn, tính năng động của thị trường nền kinh tế của một quốc gia. Do vậy, việc kích thích nhiều doanh nghiệp có nguồn vốn FDI sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển. 

Thông qua sự tăng trưởng của nền kinh tế thị trường, nhiều loại giấy tờ có giá và chứng khoán sẽ tăng dần tính thanh khoản. Nhờ vậy mà các công ty các doanh nghiệp sẽ tăng thêm lợi nhuận.

Vì vậy, đây được coi là là mối quan hệ hỗ trợ qua lại hai chiều giữa thị trường chứng khoán và nguồn vốn FDI.

10.  Ví dụ về FDI ở Việt Nam?

Hiện nay, chúng ta có thể kể đến một số các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam. Công ty TNHH HanSung Haram Việt Nam, nhiều nhà máy sản xuất, nhuộm sợi và chỉ Han Sung. Hay Công ty TNHH Dệt và Nhuộm Hưng Yên. Các Dự án di chuyển và đầu tư bổ sung cho dây chuyền kiểm tra sản phẩm. Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam…

11. Kết luận 

Trên đây là tất cả các thông tin quan trọng về FDI. Hy vọng qua bài viết trên đây của 3Gang, bạn đọc đã hiểu FDI là gì và những chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ta hiện nay. Vốn đầu tư nước ngoài đem lại nhiều lợi ích, có nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế quốc gia nhưng bên cạnh đó cũng có một số ảnh hưởng lớn tới môi trường cạnh tranh trong nước. Đây được coi vừa là cơ hội và cũng là thách thức để nhiều doanh nghiệp trong nước thay đổi, phát triển và nâng cao hơn năng lực cạnh tranh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *