IRR là gì? Công thức tính chỉ số IRR

irr-la-gi

Khi lựa chọn đầu tư vào các doanh nghiệp, thì nhà đầu tư thông thường sẽ ưu tiên lựa chọn những doanh nghiệp có tiềm năng và khả năng sinh lợi nhuận lớn thông qua những thông tin, các chỉ số đánh giá hoạt động kinh doanh. Trong số đó, IRR là chỉ số quan trọng, được rất nhiều người sử dụng trong quá trình đầu tư. Vậy IRR là gì? Công thức tính và ý nghĩa cụ thể của chỉ số này trong chứng khoán là như thế nào? Hãy cùng 3Gang tìm hiểu về chỉ số IRR qua chia sẻ dưới đây.

Irr là gì? Hướng dẫn cách tính irr trong chứng khoán

1. Chỉ số IRR là gì?

IRR là gì?

Chỉ số IRR tiếng anh gọi là Internal Rate of Return hay còn được gọi là tỷ suất hoàn vốn nội bộ/tỷ suất lợi nhuận. Hay chúng ta có thể hiểu đơn giản, IRR là tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp, chúng được sử dụng trong quá trình lập ngân sách để đầu tư, để đánh giá mức hiệu quả chiến lược kinh doanh. Đây được coi là công cụ phân tích tài chính hữu hiệu, giúp đo lường tỷ lệ hoàn vốn của các doanh nghiệp. 

Thông thường, chỉ số IRR được sử dụng trong vấn đề hoàn vốn nội bộ, chúng được tính toán không phụ thuộc vào những yếu tố như chi phí vốn, lạm phát…

Ví dụ: mức tỷ suất hoàn vốn nội bộ: Chỉ số IRR 10%, sẽ cho thấy khoản đầu tư tạo ra tỷ suất lợi nhuận 10% hàng năm, trong suốt khoảng thời gian diễn ra kế hoạch.

2. Ý nghĩa của chỉ số IRR trong đầu tư chứng khoán

Chỉ số IRR được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực tài chính, đầu tư chứng khoán. Ý nghĩa của chỉ số IRR trong chứng khoán được thể hiện ở một số điểm cụ thể sau:

  • IR là công cụ tài chính giúp các nhà đầu tư đánh giá được khoản đầu tư đó có sinh ra lợi nhuận hay không, tính toán mức độ khả thi của dự án. Trường hợp IRR thấp hơn giá trị chiết khấu của khoản đầu tư thì chứng tỏ đây là danh mục đáng đầu tư. Và ngược lại, nếu IRR cao hơn chiết khấu khoản đầu tư, thì danh mục đầu tư này không khả thi và không nên tiếp tục.
  • Chỉ số IRR giúp nhà đầu tư cân đối, so sánh tỷ suất lợi nhuận giữa nhiều mã chứng khoán. Từ đó đưa ra quyết định phân bổ nguồn tiền vào các gói đầu tư khác nhau theo tỷ lệ phù hợp khác nhau.

3. Cách tính IRR như thế nào?

Chỉ số IRR được xác định theo công thức như sau:

Công thức tính IRR

Trong đó ta có:

  • Co là khoản chi phí đầu tư năm đầu, với t=0.
  • Ct là giá trị của dòng tiền thuần, tính tại thời điểm t.
  • t là thời gian đầu tư, hay thời gian bắt đầu triển khai dự án.
  • r là tỷ lệ chiết khấu.
  • NPV là giá trị của dòng tiền dự án, tính đến thời điểm hiện tại.

Công thức trên là xác định IRR là nghiệm của phương trình, với NPV = 0.

Chỉ số tỷ suất hoàn vốn nội bộ mà càng cao, thì càng cho thấy dự án đáng đầu tư. Đồng thời, chỉ số IRR có thể giúp so sánh giữa nhiều dự án trong các lĩnh vực khác nhau.

4. Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số hoàn vốn nội bộ

Chỉ số IRR được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh, trong đầu tư chứng khoán để đánh giá một dự án, các danh mục có đáng đầu tư hay không. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những ưu điểm và hạn chế của chỉ số này cụ thể:

4.1 Ưu điểm của IRR trong đầu tư chứng khoán

  • Chỉ số IRR dễ xác định, trực quan: Nhà đầu tư dễ dàng xác định được giá trị chỉ số IRR thông qua những dữ liệu tài chính do chúng không liên quan đến nguồn vốn. Đồng thời, giá trị của IRR được thể hiện ở dạng %, giúp các nhà đầu tư dễ dàng đánh giá và so sánh, không cần phải quy đổi sang các đơn vị đo lường khác.
  • Dễ dàng đánh giá lợi nhuận của các doanh nghiệp: IR là chỉ số thu hồi vốn của dự án kinh doanh, giúp các nhà đầu tư nhận định khả năng sinh lời của doanh nghiệp có cao hay không. Do vậy, nhiều nhà đầu tư dễ dàng đánh giá được tỷ lệ thành công và tiềm năng của các mã cổ phiếu một doanh nghiệp mang lại.
  • Dễ dàng định mức lãi suất: Chỉ số IRR được tạo ra ban đầu đơn giản với mục đích để xem lãi suất tối đa mà doanh nghiệp đạt được. Từ đó, các nhà đầu tư có thể dựa trên mức lãi suất của từng dự án để quyết định chiến lược đầu tư kinh doanh phù hợp.

4.2 Hạn chế của chỉ số IRR trong đầu tư chứng khoán

  • Chỉ số hoàn vốn nội bộ IRR đôi khi được xác định dựa trên số liệu giả định: Điều này khiến cho số liệu tính toán có thể sẽ bị sai lệch, nhiều nhà đầu tư có thể có những nhận định sai lầm về mã cổ phiếu.
  • Mất rất nhiều thời gian để tính toán: Mặc dù không liên quan đến chi phí vốn, nhưng các nhà đầu tư cần so sánh giá trị từ bảng cân đối kế toán, từ bảng giá trị NPV… Điều này mất khá nhiều thời gian.
  • Không phản ánh chính xác được tỷ suất lợi nhuận của dự án đầu tư: Nhiều trường hợp, nguồn vốn dự án lấy từ nhiều nguồn tiền khác nhau, tỷ suất chiết khấu khác biệt… Dẫn đến chỉ số IRR phản ánh tỷ lệ thành công và mức độ khả thi của dự án không hoàn toàn chính xác.
  • Bỏ lỡ các cơ hội với nhiều dự án lớn có lãi ròng cao: Khi nhà đầu tư mất nhiều thời gian tính chỉ số IRR của các dự án nhỏ không khả thi sẽ bỏ qua các cơ hội với dự án tiềm năng khác.
  • Dễ bị tác động bởi yếu tố về thời gian: Thời gian ngắn, khiến cho chỉ số IRR cao, điều này khiến nhiều nhà đầu tư đánh giá sai về mã chứng khoán. Nhiều trường hợp đã chỉ ra rằng không phải chỉ số IRR cao là tốt, bởi chúng có thể bị tác động bởi yếu tố thời gian và giá trị dòng tiền.

5. Mối quan hệ giữa chỉ số IRR và NPV là gì?

Mối quan hệ giữa chỉ số IRR và NPV là gì?

Dựa vào công thức tính chỉ số IRR ở trên, ta có thể thấy rằng mối quan hệ giữa IRR và NPV là tập nghiệm. Trong đó, IRR sẽ là nghiệm của phương trình với NPV = 0. Mối quan hệ giữa chỉ số IRR và NPV được thể hiện ở:

Trong một điều kiện kết quả, IRR và NPV đều phản ánh mức độ khả thi của một dự án trong đầu tư kinh doanh. Trong đó, NPV phản ánh về tính khả thi của mặt tài chính (dòng tiền) còn IRR thì phản ánh mức độ khả thi về khả năng việc thu hồi vốn.

NVP được xem là chỉ số thay thế để đánh giá về mức độ khả thi của dự án, khi chỉ số IRR này  không thực sự hiệu quả. Chỉ số thu hồi vốn nội bộ sẽ không chính xác khi các dự án đầu tư quá dài hoặc quá ngắn, hoặc dòng tiền không được ổn định.

Mối quan hệ giữa 2 chỉ số IRR và NPV là tương hỗ, và có nhiều điểm giống nhau để đánh giá các dự án. Do đó, nhà đầu tư có thể linh hoạt sử dụng 1 trong 2 chỉ số này. IRR trực quan dễ so sánh hơn dưới dạng %, nhưng trong nhiều trường hợp thì chúng ta cần thay thế bằng NVP để đảm bảo tính chính xác cao hơn.

Chỉ số NPV là gì? Chỉ số NPV có ưu điểm gì?

6. Sử dụng tỷ suất hoàn vốn nội bộ như thế nào?

Hiện nay có những hạn chế những ứng dụng của tỷ suất hoàn vốn nội bộ khá là lớn và phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Chính vì thế nên sử dụng tỷ suất hoàn vốn nội bộ như thế nào hợp lý?

6.1 Đối với các doanh nghiệp

  • Tỷ suất hoàn vốn sẽ được áp dụng để đánh giá mức độ khả thi của các dự án. Ban giám đốc sẽ so sánh giá trị của IRR, sắp xếp thứ tự ưu tiên của  dự án theo chỉ số IRR từ cao xuống thấp. Từ đó quyết định nên đầu tư dự án nào hay phân bổ dòng tiền như thế nào cho phù hợp để tăng tỷ suất lợi nhuận mang lại.
  • Doanh nghiệp đặt ra 1 tỷ suất hoàn vốn tối thiểu cho các dự án cần đạt được. Từ đó loại bỏ các dự án không đạt tỷ suất IRR yêu cầu, giảm rủi ro.

6.2 Với các nhà đầu tư chứng khoán 

Nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ IRR để tính lợi tức kỳ vọng khi mua cổ phiếu hay trái phiếu đáo hạn. So sánh tỷ suất hoàn vốn để xây dựng danh mục đầu tư tối ưu, phân chia tài chính linh hoạt, giảm thiểu các rủi ro. Tuy nhiên, với các dự án có thời gian quá dài hoặc quá ngắn, cần xem xét thêm chỉ số NPV.

Kết luận

Mỗi dự án kinh doanh sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, cơ hội hoàn vốn và tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà đầu tư nene dựa trên giá trị chỉ số IRR để đánh giá cơ hội, tỷ lệ tỷ lệ hoàn vốn và thành công của dự án, mã cổ phiếu đó. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu về IRR, có thêm dữ liệu để đánh giá đầu tư cổ phiếu sinh lời hiệu quả.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *