Khủng hoảng tài chính 2008 nguyên nhân và những ảnh hưởng

Khủng hoảng tài chính 2008

Khủng hoảng tài chính 2008 được cho là một cuộc khủng hoảng tài chính có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế trên toàn cầu nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 này đã dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế và thất nghiệp toàn cầu. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế này ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? Hãy cùng 3Gang đi tìm hiểu ngay nhé!   

1. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính 2008

Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính 2008
Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính 2008

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 được cho rằng bắt nguồn từ sự khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm như bảo hiểm, chứng khoán và tín dụng, chúng diễn ra từ năm 2007 kéo dài tới năm 2008 và khởi nguồn từ nước Mỹ.

Những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008 được cho rằng có liên quan tới việc một số các tổ chức tài chính trong thị trường bất động sản tại Mỹ khi họ bắt đầu đưa ra những khoản vay thế chấp mạo hiểm với mục đích nhằm giải cứu người mua bất động sản. Hình thức vay thế chấp này nhắm vào những người mua nhà có mức thu nhập thấp, mức độ rủi ro cho vay rất cao cùng với đó là sự bùng nổ bong bóng nhà đất tại Hoa Kỳ.

Yếu tố chủ chốt gây ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đó chính là do sự phát triển nhanh chóng của những sản phẩm tài chính có kiểu săn mồi, hướng tới những đối tượng người mua nhà có thu nhập thấp, hiểu biết kém, không được tiếp cận với thông tin nhiều. Đứng đầu các tổ chức cho vay tài chính đó phải kể đến ngân hàng Lehman Brothers – sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers này đánh dấu cho sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra, thì chính phủ Hoa Kỳ đã lập tức triển khai những khoản cứu trợ đối với các tổ chức tài chính cũng như áp dụng một số chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu.

Nếu giá nhà tăng liên tiếp thì những người đi vay dưới chuẩn hoàn toàn có thể tự bảo vệ bản thân trước các khoản thanh toán thế chấp cao bằng cách tài cấp vốn hoặc bán đi những bất động sản rồi thanh toán.

Nếu như họ bị vỡ nợ, ngân hàng hoàn toàn có thể thu hồi tài sản và bán nó đi với giá cao. Vì vậy, đối với ngân hàng, cho vay dưới chuẩn được coi là một khoản đầu tư rất có lợi. Chính vì thế mà các ngân hàng đã mạnh tay chi tiếp thị cho mô hình này.

Từ cuối những năm 1990 cho đến năm 2007 thì các khoản vay đã tăng từ 2.5% lên đến gần 15.7% mỗi năm. Bong bóng nhà đất từ đây hình thành rồi bùng nổ vào năm 2008.

Bong bóng nhà đất vỡ sẽ kéo theo đó là sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng đầu tư và trung tâm thương mại lớn, cùng với những người cho vay cầm cố, các công ty bảo hiểm và cả những hiệp hội tiết kiệm, cho vay, đe dọa sẽ phá hủy toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu.

2. Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008
Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Tuy nhiên, những giải pháp và các chính sách tài khóa của Mỹ đó đã quá muộn, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Liên minh Châu Âu như Đức, Anh, Pháp cũng như một số các quốc gia khác. Cuộc khủng hoảng tài chính này đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu với hơn 10.000 tỷ USD đã bị cuốn trôi đi, hơn 30 triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ vô gia cư và tự tử ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều những tác động tiêu cực do cuộc khủng hoảng tài chính 2008 này gây ra như:

Ngân hàng Bear Stearns – một trong số ngân hàng đầu tư lớn nhất tại phố Wall đã lên tiếng cầu cứu và đã được JPMorgan Chase mua lại với giá 30 tỷ USD. 25 ngân hàng cho vay cầm cố khác cũng đã phải buộc tuyên bố phá sản. Cựu chủ tịch FED đã gọi đây là “cơn sóng thần thế kỷ”.

Ngân hàng Lehman Brothers đã tuyên bố phá sản – đây là ngân hàng đầu tư được thành lập từ những năm 1844. Sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers đầu tư hơn 160 năm của Mỹ là dấu hiệu nhận biết cho việc bán tháo lớn nhất trong lịch sử tài chính Mỹ.

Thị trường chứng khoán tại Thượng Hải và  Hong Kong sụt giảm xuống mức từ 4,5 – đến 5,4%. Giá trị tài sản của một quỹ thị trường tiền tệ giảm dưới 1 USD trên một cổ phiếu. Hơn 140 tỷ USD đã rút khỏi quỹ bởi các nhà đầu tư Mỹ.

Phải mất đến 10 năm thì nền kinh tế Mỹ mới có thể quay trở lại tình trạng bình thường nhờ những gói kích thích kinh tế. Từ sau sự kiện ngân hàng Lehman Brothers phá sản, nhiều nước đã đưa ra rất nhiều hàng rào kiểm soát trong quá trình giao dịch những sản phẩm tài chính, song song đó cũng nâng cao mức an toàn của các ngân hàng lên. Cho đến nay, vẫn chưa có tổ chức nào được thành lập để thẩm định về mức độ độc hại của những khoản nợ thối liên quan tới các sản phẩm tài chính đã mua đi bán lại trên sàn giao dịch chứng khoán.

3. Khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

Khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào
Khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù vậy, tại thời điểm năm 2007 – 2008, nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn những hạn chế về độ mở, cũng chính nhờ đó mà khủng hoảng tài chính 2008 ở Việt Nam được cho là ảnh hưởng không đáng kể nhưng vẫn có một số tác động đáng chú ý như sau:

3.1 Lĩnh vực thương mại

Tại các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản và những nước Châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn và quan trọng đối với nước Việt Nam. Khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ vào đầu năm 2008, thì đã xuất hiện xu hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại thời điểm đó.

Do kinh tế suy thoái, nhu cầu tiêu dùng tại Hoa Kỳ cũng giảm mạnh, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt ở mức 16,7%, giảm gần 10% so với năm 2007. Một số mặt hàng xuất khẩu ảnh hưởng nhiều nhất đó là may mặc, xuất khẩu cá basa, cà phê và gạo, giày da,…

Bên cạnh đó, thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và EU cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi người tiêu dùng của những nước này đang phải cắt giảm chi tiêu, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu hàng từ Việt Nam giảm mạnh, chỉ còn ở mức 16,5% tại thị trường EU.

3.2 Lĩnh vực đầu tư nước ngoài

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 có sự ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và ảnh hưởng tới quỹ viện trợ phát triển chính thức ODA. Tổng số vốn FDI có xu hướng chững lại, những dự án đăng ký mới không tăng, vào tháng 10/2008, tổng số dự án đăng ký mới dừng lại ở con số 68 dự án, giảm 885 dự án, giảm mạnh so với 9 tháng đầu năm.

Cũng trong năm 2008, khả năng giải ngân vốn ODA cũng chịu ảnh hưởng không hề nhỏ, tốc độ giải ngân cũng không được như dự báo trước.

3.3 Về thị trường tiền tệ và hoạt động tài chính

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã khiến cho tỷ giá hối đoái và lãi suất đồng USD có sự thay đổi nhẹ do ảnh hưởng của tâm lý người dân. Đối với thị trường tiền tệ, đặc biệt kể đến là thị trường chứng khoán, số lượng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán tại Việt Nam có xu hướng suy giảm. VNIndex đã giảm liên tục và lập đáy xuống dưới 350 điểm.

Năm 2007 kết thúc, Việt Nam thu hút vốn FDI đạt kỷ lục ở mức 17.8 tỷ đô la Mỹ, tăng trưởng kinh tế đạt tới 8.4%. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính nên Việt Nam cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn.

Về vấn đề tín dụng và thanh khoản của các hệ thống ngân hàng: thì ngân hàng nhà nước  từ đầu năm 2008 đã luôn theo đuổi các chính sách tiền tệ thắt chặt. Lạm phát gia tăng theo đó đẩy lãi suất lên cao đã có thời điểm lạm phát đã lên đến 20%/năm, biên độ dao động là 150%, tuy vậy nhưng rất nhiều doanh nghiệp đã buộc phải chấp nhận mức lãi suất này chỉ để tồn tại. Mức tăng trưởng tín dụng giảm mạnh, chỉ dao động ở khoảng 0.56% – 0.7%. Một số cổ phiếu thuộc nhóm blue-chip cũng đã sụt giảm mạnh chẳng hạn SSI: -84%, FPT: -78%. 

  • Diễn biến giá cả: Giá cả của các loại nhiên liệu tăng cao đạt đỉnh, toàn thế giới đã báo động đỏ về khủng hoảng năng lượng. Giá vàng thả nổi biến động lên xuống khá thất thường, chỉ số giá vàng tăng cao nhất ở mức 220 điểm. Vấn nạn đầu tư cũng làm giá lương thực tăng lên nhanh chóng, xuất khẩu gạo tăng đến mức 26.7%, trước tình hình phức tạp, cũng như nhiều nước xuất khẩu gạo khác, Việt Nam đã tạm ngừng xuất khẩu.
  • Lạm phát: tại Việt Nam, vấn đề lạm phát tăng mạnh trong nửa đầu của năm 2008, chỉ số lạm phát khoảng 2.86% trên tháng. Tuy nhiên vào nửa cuối năm tình hình có phần khả quan hơn, chỉ còn khoảng 0.38% trên tháng. Nhờ vào việc chuyển đổi mục tiêu ưu tiên của Chính phủ từ ưu tiên vào tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên kiềm chế khả năng lạm phát.

4. Một số lưu ý về khủng hoảng tài chính 2008 mà nhà đầu tư cần biết

Một số lưu ý về khủng hoảng tài chính 2008 mà nhà đầu tư cần biết
Một số lưu ý về khủng hoảng tài chính 2008 mà nhà đầu tư cần biết

Sự sụp đổ của một trong số các ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ đã giúp cho các nhà đầu tư có bài học về việc kiểm soát việc vay nợ, cũng như khả năng rủi ro từ việc nới lỏng kiểm soát tài chính.

Vàng sẽ là “hàng rào” an toàn nhất để các nhà đầu tư có thể trú ẩn, vàng là kho lưu trữ bảo vệ giá trị tài sản của nhiều nhà đầu tư theo thời gian. Chính vì thế, trong thời kỳ khủng hoảng đầu tư gì thì cũng không thể thiếu đầu tư vàng.

Khi nền kinh tế đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực mạnh mẽ, thì nhà đầu tư không nên đầu tư quá nhiều vì mức độ rủi ro sẽ rất lớn. Với điều kiện bình thường, bạn đầu tư từ 80 – 90% vào cổ phiếu thì lúc này khi khủng hoảng tài chính thì cần hạ tỷ trọng xuống để cân bằng và đề phòng rủi ro cá nhân.

Một số cổ phiếu liên quan tới ngành công nghiệp nặng như gang, thép… thông thường sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất khi khủng hoảng kinh tế, tài chính vì lượng cầu trên thị trường giảm mạnh.

Không phải cứ khi khủng hoảng tài chính thì tất cả các ngành đều xấu, mà vẫn có những lĩnh vực dựa vào đó cực phát triển trong khủng hoảng tài chính như cổ phiếu chăm sóc sức khỏe, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, những dịch vụ tiện ích: điện, nước, khí đốt…. Các nhà đầu tư cần trang bị cho mình nhiều kiến thức, nắm bắt cơ hội đầu tư và chia ra từng giai đoạn để có các giải pháp đầu tư hợp lý.

Kết luận

Chúng ta thấy rằng thế giới rõ ràng đã nhận được những bài học rất đắt giá từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, theo đó chu kỳ 10 năm một cuộc khủng hoảng cũng khó có thể tài diễn với thời điểm như hiện tại. Tuy nhiên, với những yếu tố không chắc chắn kể trên, thì nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tương lai cũng vẫn sẽ hiện hữu, và chắc chắn rằng một khi đã xảy ra khủng hoảng thì quy mô chỉ có thể lớn hơn rất nhiều lần chứ không thể giảm đi. Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về cuộc khủng hoảng tài chính 2008, những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tới nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam. 3Gang mong rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích với bạn đọc và các nhà đầu tư có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm cũng như các bài học cho tình hình của thị trường tài chính trong tương lai.

Khủng hoảng tài chính 2008 nguyên nhân và những ảnh hưởng

Khủng hoảng tài chính 2008

Khủng hoảng tài chính 2008 được cho là một cuộc khủng hoảng tài chính có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế trên toàn cầu nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 này đã dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế và thất nghiệp toàn cầu. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế này ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? Hãy cùng 3Gang đi tìm hiểu ngay nhé!   

1. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính 2008

Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính 2008
Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính 2008

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 được cho rằng bắt nguồn từ sự khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm như bảo hiểm, chứng khoán và tín dụng, chúng diễn ra từ năm 2007 kéo dài tới năm 2008 và khởi nguồn từ nước Mỹ.

Những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008 được cho rằng có liên quan tới việc một số các tổ chức tài chính trong thị trường bất động sản tại Mỹ khi họ bắt đầu đưa ra những khoản vay thế chấp mạo hiểm với mục đích nhằm giải cứu người mua bất động sản. Hình thức vay thế chấp này nhắm vào những người mua nhà có mức thu nhập thấp, mức độ rủi ro cho vay rất cao cùng với đó là sự bùng nổ bong bóng nhà đất tại Hoa Kỳ.

Yếu tố chủ chốt gây ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đó chính là do sự phát triển nhanh chóng của những sản phẩm tài chính có kiểu săn mồi, hướng tới những đối tượng người mua nhà có thu nhập thấp, hiểu biết kém, không được tiếp cận với thông tin nhiều. Đứng đầu các tổ chức cho vay tài chính đó phải kể đến ngân hàng Lehman Brothers – sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers này đánh dấu cho sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra, thì chính phủ Hoa Kỳ đã lập tức triển khai những khoản cứu trợ đối với các tổ chức tài chính cũng như áp dụng một số chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu.

Nếu giá nhà tăng liên tiếp thì những người đi vay dưới chuẩn hoàn toàn có thể tự bảo vệ bản thân trước các khoản thanh toán thế chấp cao bằng cách tài cấp vốn hoặc bán đi những bất động sản rồi thanh toán.

Nếu như họ bị vỡ nợ, ngân hàng hoàn toàn có thể thu hồi tài sản và bán nó đi với giá cao. Vì vậy, đối với ngân hàng, cho vay dưới chuẩn được coi là một khoản đầu tư rất có lợi. Chính vì thế mà các ngân hàng đã mạnh tay chi tiếp thị cho mô hình này.

Từ cuối những năm 1990 cho đến năm 2007 thì các khoản vay đã tăng từ 2.5% lên đến gần 15.7% mỗi năm. Bong bóng nhà đất từ đây hình thành rồi bùng nổ vào năm 2008.

Bong bóng nhà đất vỡ sẽ kéo theo đó là sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng đầu tư và trung tâm thương mại lớn, cùng với những người cho vay cầm cố, các công ty bảo hiểm và cả những hiệp hội tiết kiệm, cho vay, đe dọa sẽ phá hủy toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu.

2. Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008
Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Tuy nhiên, những giải pháp và các chính sách tài khóa của Mỹ đó đã quá muộn, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Liên minh Châu Âu như Đức, Anh, Pháp cũng như một số các quốc gia khác. Cuộc khủng hoảng tài chính này đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu với hơn 10.000 tỷ USD đã bị cuốn trôi đi, hơn 30 triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ vô gia cư và tự tử ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều những tác động tiêu cực do cuộc khủng hoảng tài chính 2008 này gây ra như:

Ngân hàng Bear Stearns – một trong số ngân hàng đầu tư lớn nhất tại phố Wall đã lên tiếng cầu cứu và đã được JPMorgan Chase mua lại với giá 30 tỷ USD. 25 ngân hàng cho vay cầm cố khác cũng đã phải buộc tuyên bố phá sản. Cựu chủ tịch FED đã gọi đây là “cơn sóng thần thế kỷ”.

Ngân hàng Lehman Brothers đã tuyên bố phá sản – đây là ngân hàng đầu tư được thành lập từ những năm 1844. Sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers đầu tư hơn 160 năm của Mỹ là dấu hiệu nhận biết cho việc bán tháo lớn nhất trong lịch sử tài chính Mỹ.

Thị trường chứng khoán tại Thượng Hải và  Hong Kong sụt giảm xuống mức từ 4,5 – đến 5,4%. Giá trị tài sản của một quỹ thị trường tiền tệ giảm dưới 1 USD trên một cổ phiếu. Hơn 140 tỷ USD đã rút khỏi quỹ bởi các nhà đầu tư Mỹ.

Phải mất đến 10 năm thì nền kinh tế Mỹ mới có thể quay trở lại tình trạng bình thường nhờ những gói kích thích kinh tế. Từ sau sự kiện ngân hàng Lehman Brothers phá sản, nhiều nước đã đưa ra rất nhiều hàng rào kiểm soát trong quá trình giao dịch những sản phẩm tài chính, song song đó cũng nâng cao mức an toàn của các ngân hàng lên. Cho đến nay, vẫn chưa có tổ chức nào được thành lập để thẩm định về mức độ độc hại của những khoản nợ thối liên quan tới các sản phẩm tài chính đã mua đi bán lại trên sàn giao dịch chứng khoán.

3. Khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

Khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào
Khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù vậy, tại thời điểm năm 2007 – 2008, nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn những hạn chế về độ mở, cũng chính nhờ đó mà khủng hoảng tài chính 2008 ở Việt Nam được cho là ảnh hưởng không đáng kể nhưng vẫn có một số tác động đáng chú ý như sau:

3.1 Lĩnh vực thương mại

Tại các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản và những nước Châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn và quan trọng đối với nước Việt Nam. Khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ vào đầu năm 2008, thì đã xuất hiện xu hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại thời điểm đó.

Do kinh tế suy thoái, nhu cầu tiêu dùng tại Hoa Kỳ cũng giảm mạnh, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt ở mức 16,7%, giảm gần 10% so với năm 2007. Một số mặt hàng xuất khẩu ảnh hưởng nhiều nhất đó là may mặc, xuất khẩu cá basa, cà phê và gạo, giày da,…

Bên cạnh đó, thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và EU cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi người tiêu dùng của những nước này đang phải cắt giảm chi tiêu, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu hàng từ Việt Nam giảm mạnh, chỉ còn ở mức 16,5% tại thị trường EU.

3.2 Lĩnh vực đầu tư nước ngoài

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 có sự ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và ảnh hưởng tới quỹ viện trợ phát triển chính thức ODA. Tổng số vốn FDI có xu hướng chững lại, những dự án đăng ký mới không tăng, vào tháng 10/2008, tổng số dự án đăng ký mới dừng lại ở con số 68 dự án, giảm 885 dự án, giảm mạnh so với 9 tháng đầu năm.

Cũng trong năm 2008, khả năng giải ngân vốn ODA cũng chịu ảnh hưởng không hề nhỏ, tốc độ giải ngân cũng không được như dự báo trước.

3.3 Về thị trường tiền tệ và hoạt động tài chính

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã khiến cho tỷ giá hối đoái và lãi suất đồng USD có sự thay đổi nhẹ do ảnh hưởng của tâm lý người dân. Đối với thị trường tiền tệ, đặc biệt kể đến là thị trường chứng khoán, số lượng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán tại Việt Nam có xu hướng suy giảm. VNIndex đã giảm liên tục và lập đáy xuống dưới 350 điểm.

Năm 2007 kết thúc, Việt Nam thu hút vốn FDI đạt kỷ lục ở mức 17.8 tỷ đô la Mỹ, tăng trưởng kinh tế đạt tới 8.4%. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính nên Việt Nam cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn.

Về vấn đề tín dụng và thanh khoản của các hệ thống ngân hàng: thì ngân hàng nhà nước  từ đầu năm 2008 đã luôn theo đuổi các chính sách tiền tệ thắt chặt. Lạm phát gia tăng theo đó đẩy lãi suất lên cao đã có thời điểm lạm phát đã lên đến 20%/năm, biên độ dao động là 150%, tuy vậy nhưng rất nhiều doanh nghiệp đã buộc phải chấp nhận mức lãi suất này chỉ để tồn tại. Mức tăng trưởng tín dụng giảm mạnh, chỉ dao động ở khoảng 0.56% – 0.7%. Một số cổ phiếu thuộc nhóm blue-chip cũng đã sụt giảm mạnh chẳng hạn SSI: -84%, FPT: -78%. 

  • Diễn biến giá cả: Giá cả của các loại nhiên liệu tăng cao đạt đỉnh, toàn thế giới đã báo động đỏ về khủng hoảng năng lượng. Giá vàng thả nổi biến động lên xuống khá thất thường, chỉ số giá vàng tăng cao nhất ở mức 220 điểm. Vấn nạn đầu tư cũng làm giá lương thực tăng lên nhanh chóng, xuất khẩu gạo tăng đến mức 26.7%, trước tình hình phức tạp, cũng như nhiều nước xuất khẩu gạo khác, Việt Nam đã tạm ngừng xuất khẩu.
  • Lạm phát: tại Việt Nam, vấn đề lạm phát tăng mạnh trong nửa đầu của năm 2008, chỉ số lạm phát khoảng 2.86% trên tháng. Tuy nhiên vào nửa cuối năm tình hình có phần khả quan hơn, chỉ còn khoảng 0.38% trên tháng. Nhờ vào việc chuyển đổi mục tiêu ưu tiên của Chính phủ từ ưu tiên vào tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên kiềm chế khả năng lạm phát.

4. Một số lưu ý về khủng hoảng tài chính 2008 mà nhà đầu tư cần biết

Một số lưu ý về khủng hoảng tài chính 2008 mà nhà đầu tư cần biết
Một số lưu ý về khủng hoảng tài chính 2008 mà nhà đầu tư cần biết

Sự sụp đổ của một trong số các ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ đã giúp cho các nhà đầu tư có bài học về việc kiểm soát việc vay nợ, cũng như khả năng rủi ro từ việc nới lỏng kiểm soát tài chính.

Vàng sẽ là “hàng rào” an toàn nhất để các nhà đầu tư có thể trú ẩn, vàng là kho lưu trữ bảo vệ giá trị tài sản của nhiều nhà đầu tư theo thời gian. Chính vì thế, trong thời kỳ khủng hoảng đầu tư gì thì cũng không thể thiếu đầu tư vàng.

Khi nền kinh tế đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực mạnh mẽ, thì nhà đầu tư không nên đầu tư quá nhiều vì mức độ rủi ro sẽ rất lớn. Với điều kiện bình thường, bạn đầu tư từ 80 – 90% vào cổ phiếu thì lúc này khi khủng hoảng tài chính thì cần hạ tỷ trọng xuống để cân bằng và đề phòng rủi ro cá nhân.

Một số cổ phiếu liên quan tới ngành công nghiệp nặng như gang, thép… thông thường sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất khi khủng hoảng kinh tế, tài chính vì lượng cầu trên thị trường giảm mạnh.

Không phải cứ khi khủng hoảng tài chính thì tất cả các ngành đều xấu, mà vẫn có những lĩnh vực dựa vào đó cực phát triển trong khủng hoảng tài chính như cổ phiếu chăm sóc sức khỏe, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, những dịch vụ tiện ích: điện, nước, khí đốt…. Các nhà đầu tư cần trang bị cho mình nhiều kiến thức, nắm bắt cơ hội đầu tư và chia ra từng giai đoạn để có các giải pháp đầu tư hợp lý.

Kết luận

Chúng ta thấy rằng thế giới rõ ràng đã nhận được những bài học rất đắt giá từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, theo đó chu kỳ 10 năm một cuộc khủng hoảng cũng khó có thể tài diễn với thời điểm như hiện tại. Tuy nhiên, với những yếu tố không chắc chắn kể trên, thì nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tương lai cũng vẫn sẽ hiện hữu, và chắc chắn rằng một khi đã xảy ra khủng hoảng thì quy mô chỉ có thể lớn hơn rất nhiều lần chứ không thể giảm đi. Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về cuộc khủng hoảng tài chính 2008, những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tới nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam. 3Gang mong rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích với bạn đọc và các nhà đầu tư có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm cũng như các bài học cho tình hình của thị trường tài chính trong tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *