Ngân hàng kiếm tiền như thế nào?

Lý giải các ngân hàng đã kiếm tiền như thế nào?

Chúng ta thường gửi tiền vào ngân hàng với mục đích kiếm thêm lợi nhuận để phục vụ cho các nhu cầu của bản thân. Ngân hàng giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống và sự phát triển của xã hội. Thế nhưng, đã có bao giờ bạn thực sự tự hỏi liệu rằng ngân hàng đang kiếm tiền thế nào hay chưa? Đây có lẽ cũng là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc khi tìm đến bài viết này. Vì vậy, hôm nay 3Gang sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến ngân hàng cũng như chỉ ra cách thức mà ngân hàng đang kiếm tiền để bạn đọc có thể nắm được.

Trước tiên, hãy cũng 3Gang làm rõ khái niệm ngân hàng là gì? trước khi đi vào các nội dung sâu hơn, bạn nhé!

1. Ngân hàng là gì? 

Ngân hàng là gì? 
Ngân hàng là gì?

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng thì ngân hàng được hiểu là kiểu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi có thời hạn hoặc tiền gửi không kỳ hạn để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.

Nói đơn giản hơn thì ngân hàng chính là loại hình tổ chức tín dụng không bị hạn chế phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh giống như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. 

  • Tổ chức tín dụng: Ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng cùng với những hoạt động kinh doanh khác.
  • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Ngân hàng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không được thực hiện các dịch vụ thanh toán.

2. Khách hàng của ngân hàng là những ai?

Hiện nay, đối tượng khách hàng của ngân hàng được phân làm hai nhóm chính cụ thể như sau:

  • Khách hàng cá nhân
  • Khách hàng tổ chức: Có 2 loại: định chế tài chính và khách hàng doanh nghiệp thông thường. Trong đó, định chế tài chính gồm các ngân hàng khác, công ty bảo hiểm, công ty tài chính còn khách hàng doanh nghiệp sẽ bao gồm nhóm doanh nghiệp lớn/vừa/nhỏ/mới thành lập/có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với khách hàng cá nhân thì ngân hàng sẽ cung cấp các dịch vụ như là mở tài khoản tiết kiệm thông thường, mở tài khoản thanh toán, mở thẻ tín dụng/ghi nợ, cho vay tiêu dùng/mua bất động sản/ô tô/kinh doanh, bảo hiểm, chuyển – nhận tiền… Ngoài ra thì ngân hàng còn có thể thông qua các công ty con để cung cấp dịch vụ đầu tư chứng khoán và đầu tư quỹ mở. 

Đối với khách hàng tổ chức thì ngân hàng sẽ cung cấp các dịch vụ như là cho vay, quản lý tài khoản, dịch vụ thẻ, ngoại hối, bảo lãnh, bảo hiểm… 

Có thể thấy, hiện nay các sản phẩm của ngân hàng rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, nhìn chung thì hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhất vẫn là hoạt động tín dụng. Vậy ngân hàng đã kiếm tiền từ hoạt động tín dụng như thế nào? Trong các nội dung tiếp theo, 3Gang sẽ làm rõ điều này.

3. Tầm quan trọng của ngân hàng

Ngân hàng là một phần quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế bởi nó là huyết mạch thúc đẩy phát triển kinh tế, là kênh dẫn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và giúp nâng cao đời sống người dân. Ngân hàng còn là doanh nghiệp tài chính có nhiệm vụ phục vụ nạp rút tiền và cho vay tiền. Ngoài ra, ngân hàng còn có dịch vụ tài chính như chuyển đổi tiền tệ và dịch vụ. 

Ngân hàng có nhiều loại hình như là ngân hàng thương mại, ngân hàng doanh nghiệp và ngân hàng đầu tư. Hầu hết ngân hàng đều được kiểm soát bởi ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 

4. Một số hoạt động của ngân hàng

Một số hoạt động của ngân hàng
Một số hoạt động của ngân hàng

Hoạt động của ngân hàng sẽ bao gồm việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như là nhận tiền gửi, cấp tín dụng hoặc cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Cụ thể bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:

  • Hoạt động nhận tiền của ngân hàng: Đây là hoạt động nhận tiền của các các cá nhân, tổ chức dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn hoặc tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu hoặc các hình thức nhận tiền gửi theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho người gửi theo thỏa thuận trước. Đây là hoạt động diễn ra thường xuyên và liên tục nhất tại ngân hàng, nó giúp huy động nguồn tiền, nguồn vốn để có thể duy trì các hoạt động khác.
  • Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng: Đây là việc thỏa thuận để các cá nhân và tổ chức sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng,… Đây được đánh giá là một hoạt động chủ yếu của ngân hàng và nó còn được hiểu đơn giản như một giao kết qua lại giữa khách hàng và ngân hàng.

5. Doanh thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng

Nguồn thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ đến từ lãi suất của người đi vay phải trả. Cụ thể thì ngân hàng sẽ sử dụng nguồn tiền mà khách hàng gửi tiết kiệm vào để cho vay và lấy lãi. Nếu như khách hàng có khả năng trả nợ càng thấp, vay với kỳ hạn càng xa, xếp hạng tín dụng càng thấp thì lãi suất cho vay sẽ càng cao. 

Để hiểu hơn về trường hợp này, hãy cùng 3Gang tìm hiểu ví dụ: Giả sử như chị A là người vay ngân hàng với lãi suất 9% năm, chị B là người gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất 6%/năm và người gửi và người vay thực hiện khoản tiền như nhau. Như vậy thì phần chênh lệch lãi suất sẽ là 3% nhân với số tiền cho vay sẽ ra lãi thuần của ngân hàng hay nó còn được gọi là NIM.

Hiểu một cách đơn giản thì NIM chính là phần chênh lệch giữa lãi cho vay và lãi suất tiết kiệm của người gửi. Các ngân hàng thường sẽ cố hết sức để đẩy lãi suất tiền gửi tiết kiệm xuống mức thấp nhất và cố nâng lãi suất cho vay lên mức cao nhất để đạt được chỉ số NIM lớn nhất. Chỉ số NIM càng cao thì càng thể hiện ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Hiện nay, lượng tiền gửi vào tài khoản thanh toán của các ngân hàng chính là nguồn vốn giá rẻ và gần như nó là miễn phí để các ngân hàng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên thì trên thực tế, khoản chênh lệch lãi suất 3% sẽ không hoàn toàn là lợi nhuận của ngân hàng. Bởi trong quá trình hoạt động kinh doanh thì ngân hàng sẽ phải trả nhiều khoản chi phí khác như là tiền lương nhân viên, các chi phí liên quan đến việc vận hành tín dụng như là thẩm định, phê duyệt tín dụng, giải ngân, cho vay, quản lý sau tín dụng hay đóng các loại thuế. 

Đồng thời, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì các ngân hàng thương mại phải đảm bảo được tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ này sẽ do Ngân hàng Nhà nước quy định. 

Giả sử như tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định là 10% thì khi một khách hàng thực hiện gửi 5 tỷ VND, lúc này ngân hàng thương mại bắt buộc phải giữ lại 500 triệu và số tiền này được gửi vào két của Ngân hàng Nhà nước.

Đây là một biện pháp của chính sách tiền tệ và Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện điều hành cung tiền thông qua chính sách này. Trong trường hợp tiền ngoài thị trường quá nhiều thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để ngân hàng thương mại phải thực hiện gửi tiền về két của Ngân hàng Nhà nước nhiều hơn, từ đó có thể làm giảm lượng tiền trên thị trường. Tuy nhiên thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường là không cao. 

  • Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản được hiểu là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng,…
  • Hoạt động cho vay được hiểu là hình thức cấp tín dụng, bên cho vay sẽ giao hoặc là cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng có mục đích xác định trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với các nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi.

6. Lý giải các ngân hàng đã kiếm tiền như thế nào?

Lý giải các ngân hàng đã kiếm tiền như thế nào?
Lý giải các ngân hàng đã kiếm tiền như thế nào?

Thời gian gần đây, 3Gang nhận được rất nhiều phản hồi yêu cầu làm rõ cách thức mà ngân hàng kiếm tiền để có thể duy trì hoạt động và thực hiện trả lãi cho người gửi. Hiển nhiên đây là sự tò mò chính đáng và hợp lý bởi rất ít người có thể hiểu được vì sao gửi tiền vào ngân hàng vừa là cách thức cất giữ tiền an toàn lại vừa sinh lãi. Liệu rằng ngân hàng đã lấy tiền ở đâu để trả lãi cho bạn. Đừng bỏ qua nội dung quan trọng dưới đây vì nó sẽ giúp bạn lý giải khúc mắc này.

6.1. Hưởng chênh lệch lãi giữa người gửi và người vay

Đây là điều đơn giản và dễ thấy nhất bởi ngân hàng sẽ “vay tiền của người dân” và cho người dân vay lại với lãi suất cao hơn. Nói dễ hiểu hơn thì khách hàng sẽ gửi tiền vào ngân hàng với mục đích tiết kiệm và được nhận lãi suất ( Lãi suất này thấp hơn lãi suất khi đi vay); sau đó ngân hàng sẽ lấy số tiền đó cho người khác vay với mức lãi suất cao hơn. Từ đó, ngân hàng sẽ hưởng sự chênh lệch của hai lãi suất này. 

Hiện nay, theo chúng tôi cập nhật thì mức lãi suất mà người gửi được nhận sẽ rơi vào khoảng 5-8%/ năm và mức lãi suất cho vay có thể lên đến mức 13-15%/ năm hoặc có thể cao hơn tầm 30-40%/ năm với hình thức trả góp. Bằng cách này thì ngân hàng đã thu về một khoản tiền cực kỳ lớn, lợi nhuận còn tùy thuộc vào số tiền gửi  và số tiền vay của khách hàng.

6.2. Hưởng phí dịch vụ của ngân hàng

Các hoạt động như chuyển tiền, rút tiền, mở thẻ,… đều sẽ mất phí. Ngoài ra thì hiện nay các hoạt động như thông báo số dư tài khoản, dịch vụ thường niên hay tiền duy trì tài khoản,… cũng sẽ phải trả phí. Ta thường thấy số tiền mà mình cần chi trả cho các dịch vụ này tương đối thấp nhưng nó sẽ “tích tiểu thành đại”. Hơn nữa thì một ngày diễn ra rất nhiều giao dịch cho nên con số đó có thể lên đến trăm tỷ cũng là chuyện hết sức bình thường.

Đây chính là một chiến thuật được ví như “thả con tép bắt con tôm” đang được nhiều ngân hàng ứng dụng. Họ sẵn sàng chấp nhận bù lỗ khi miễn phí một số hoạt động dịch vụ để có thể thu hút nhiều khách hàng và điều đó cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng này sẽ có khả năng cho vay nhiều hơn và số tiền lãi thu cũng lớn hơn.

6.3. Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ

Đây được xem là một phương thức đầu tư phổ biến và bền vững và với tiềm lực to lớn về mặt tài chính thì các ngân hàng tất nhiên cũng không bao giờ bỏ qua cách kiếm tiền này. Thực tế thì nguồn doanh thu từ hoạt động đầu tư vàng và ngoại tệ của ngân hàng là con số không hề nhỏ.

6.4. Hoạt động đầu tư chứng khoán

Phương án này đòi hỏi có tư duy và tầm nhìn xa cũng như biết cách phân tích thị trường. Hầu hết các ngân hàng lớn hiện nay đều cho phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu, chia cổ tức, cổ phiếu thưởng,… để có thể tăng vốn điều lệ và duy trì hoạt động bền vững của ngân hàng cũng như là để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của họ.

6.5. Góp vốn vào các doanh nghiệp

Hoạt động này được hiểu như việc thực hiện mua cổ phiếu hoặc trái phiếu từ các doanh nghiệp và công ty khác. Các ngân hàng sẽ đóng vai trò như là các cổ đông lớn, khi nhận thấy tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp nào đó thì họ sẽ góp vốn đầu tư để được hưởng lợi nhuận và cổ tức hàng năm.

6.6. Gửi tiền tại các ngân hàng khác

Kiếm tiền từ các ngân hàng đối thủ luôn là phương án hữu hiệu và được khá nhiều ngân hàng hiện nay áp dụng. Với hình thức giữa người gửi và người vay thì ngân hàng cũng sẽ kiếm được một khoản kha khá từ lãi suất gửi. Đồng thời, trên một phương diện nào đó thì các ngân hàng còn có thể tìm hiểu việc kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình.

6.7. Một số khoản thu nhập khác

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này sẽ bị quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước và việc cho vay sẽ bị giới hạn. Vì thế mà ngân hàng thương mại sẽ phải kiếm thêm nguồn thu từ các nguồn khác, trong đó không thể bỏ qua hoạt động phi tín dụng. Một số khoản thu từ hoạt động phi tín dụng có thể kể đến như là: 

  • Thu các loại phí như phí chuyển tiền, phí rút tiền ATM, phí phát hành và duy trì thẻ tín dụng, phí SMS, phí dịch vụ bảo hiểm, phí interchange…
  • Các khoản doanh thu khác từ ngoại hối, thẻ tín dụng, kinh doanh chứng khoán, trái phiếu, bảo hiểm… 

Để hiểu sâu hơn về doanh thu của một ngân hàng, hãy cùng 3Gang tìm hiểu một ví dụ như sau:

Theo bảng báo cáo tài chính năm 2021 của ngân hàng Vietcombank thì:

  • Thu nhập lãi và các khoản thu tương tự là 70.749.002 (Triệu VND)
  • Chi phí lãi là 28.349.385 (Triệu VND)
  • Thu nhập lãi thuần là  42.399.617(Triệu VND)
  • Ngoài ra còn có các khoản thu nhập từ một số hoạt động khác như là hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán đầu tư… 
  • Trong năm 2021, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Vietcombank là 11.760.801 (Triệu VND)
  • Lợi nhuận trước thuế là 27.388.580 (Triệu VND)
  • Lợi nhuận sau thuế là 21.939.045 (Triệu VND)

Trước tiên, khi bạn gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng sẽ mang số tiền đó đi đầu tư với đủ mọi hình thức để kiếm lời. Vậy trong trường hợp mà người gửi muốn rút tiền về thì ngân hàng lấy tiền ở đâu để trả cho người gửi? Câu trả lời chính là số tiền của bạn sẽ nằm trong số tiền dự trữ bắt buộc của ngân hàng, đây là số tiền được ngân hàng trích ra để người gửi có thể thực hiện rút vốn bất cứ lúc nào với giá trị khoảng 10% hoặc thấp hơn số tiền gửi. 

Khi đó thì 90% tiền gửi còn lại sẽ được ngân hàng tiếp tục cho vay lấy lãi và vòng tuần hoàn này sẽ lặp đi lặp lại và số tiền danh nghĩa mà ngân hàng tạo ra sẽ đạt đến một con số cực kỳ lớn. Do đó, có thể nói rằng ngân hàng đang tạo ra nhiều tiền hơn xã hội một cách rất hợp pháp. 

Tuy nhiên, lại có một câu hỏi được đặt ra là nếu như tất cả người gửi đều rút tiền cùng một lúc thì chuyện gì sẽ xảy ra? Câu trả lời được đưa ra chính là ngân hàng đó sẽ rơi vào khủng hoảng và có nguy cơ phá sản rất cao. Tuy nhiên thì đây là việc rất hiếm khi xảy ra nhưng thực tế nó cũng đã từng xảy ra ở nước ngoài và gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến nền kinh tế.

7. Ngân hàng có thể bị phá sản hay không?

Trong trường hợp ngân hàng làm trái với quy định của pháp luật hoặc gặp các rủi ro thì có thể sẽ dẫn đến nguy cơ bị phá sản. Hiện nay, tại Việt Nam đã có 3 ngân hàng bị tước quyền quản trị đó là GP Bank, CB bank, Oceanbank. Ngoài ra còn có ngân hàng Đông Á Bank bị liệt vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. 

Lãnh đạo của 4 ngân hàng trên đã bị khởi tố tạm giam vì làm trái với quy định nhà nước, làm giả hồ sơ và làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, cả 4 ngân hàng này chưa có ngân hàng nào chính thức phá sản do được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng và xử lý các khoản nợ.

Trong năm 2017, Quốc Hội đã chính thức thông qua văn bản sửa đổi bổ sung một số điều của luật về các tổ chức tín dụng năm 2010, theo đó cho phép các ngân hàng được phá sản và giải thể. Theo quy định mới này nên đã có một hướng đi mới được mở ra và cho phép ngân hàng phá sản. Tuy nhiên, việc một ngân hàng phá sản là việc không hề dễ, Ngân hàng Nhà nước sẽ luôn tìm cách cứu các ngân hàng có nguy cơ phá sản qua 3 cách: 

  • Trực tiếp “bơm tiền” để cứu ngân hàng
  • Mua bán hoặc sáp nhập
  • Quốc hữu hoá

Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện biện pháp để cứu các ngân hàng thương mại, qua hình thức đó để đảm bảo cho hệ thống tín dụng của Việt Nam. Vì thế nên việc ngân hàng phá sản sẽ rất khó để có thể xảy ra. 

Như vậy, chúng ta đã vừa tìm hiểu về các nguồn thu cũng như cách thức tạo ra nguồn thu của các ngân hàng. Hy vọng qua bài viết này của 3Gang, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của ngân hàng và từ đó có thêm được những thông tin và kiến thức về thị trường tài chính nước ta. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *