Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao lãi suất cho vay vẫn còn cao

Hệ thống ngân hàng chủ yếu là thực hiện việc huy động vốn trong thời gian ngắn hạn với khoảng 88% là tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở xuống, tuy nhiên vẫn cần phải đáp ứng các nhu cầu cho vay thời gian trung dài hạn là trên 52% dư nợ tín dụng, những áp lực gia tăng lãi suất luôn luôn tồn tại do ở Việt Nam có độ mở về kinh tế lớn…. đó cũng chính là hai trong số nhiều nguyên nhân khiến mặt bằng lãi suất ngân hàng cho vay vẫn còn neo ở mức cao.

Đây là thông tin mới nhất về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất đã được Ngân hàng Nhà nước công bố đầu giờ sáng ngày 17 tháng 05 năm 2023.

1. Chủ động, linh hoạt trong việc điều hành những công cụ, giải pháp về tiền tệ

Ngân hàng Nhà nước mới đây cho biết, để giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp và nhóm người dân, qua đó góp phần thúc đẩy mạnh quá trình phục hồi nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua Ngân hàng nhà nước cũng đã điều hành và kết hợp đồng bộ với nhiều công cụ, giải pháp chính sách tiền tệ để triển khai đến định hướng này.

Cụ thể, từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng nhà nước đã điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở nhằm mục đích ổn định thị trường tiền tệ. Qua đó, Ngân hàng nhà nước liên tục duy trì những phiên chào mua giấy tờ có giá với một khối lượng, kỳ hạn phù hợp với mục tiêu đã đề ra để điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng luôn trong trạng thái là dư thừa, đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu chi trả, thanh toán của nền kinh tế.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/lai-suat-ngan-hang-dang-xa-dan-muc-6-nam/

Từ ngày 10/3/2023, để thực hiện được mục tiêu tăng về cung tiền, giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã tăng khối lượng và kéo dài đối với kỳ hạn chào mua giấy tờ có giá hàng ngày để phát tín hiệu sẵn sàng cung ứng vốn cho toàn thị trường tiền tệ.

  • Với việc điều hành linh hoạt nghiệp vụ của thị trường mở và sẵn sàng cung ứng thanh khoản kết hợp với việc Ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh lại giảm lãi suất chào mua giấy tờ có giá từ mức là 6,0%/năm xuống còn mức là 5,5%/năm (tính từ ngày 15/3/2023) và giảm xuống mức là 5,0%/năm (tính từ ngày 03/4/2023), vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng được đảm bảo và thường ở trong tình trạng dư thừa, số dư tiền gửi của hệ thống tổ chức tín dụng tại ngân hàng nhà nước liên tục vượt so với số dư dự trữ bắt buộc.
  • Cùng với với việc điều hành linh hoạt về nghiệp vụ thị trường mở, tính từ đầu năm 2023 đến nay, ngân hàng nhà nước đã mua được một lượng lớn ngoại tệ bổ sung vào Dự trữ ngoại hối là trên 6 tỷ USD.
  • Ngoài ra, đối với các giao dịch tổ chức tín dụng mua ngoại tệ kỳ hạn với ngân hàng nhà nước, ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng cũng đã gia hạn những giao dịch này với tổng trị giá là 3,99 tỷ USD, đồng thời tổ chức tín dụng cũng hủy mua 1,74 tỷ USD từ ngân hàng nhà nước, chính vì thế đã góp phần đưa ra và để lại sự lưu thông một lượng lớn tiền VND tương ứng.
  • Đối với các giao dịch của tổ chức tín dụng mua ngoại tệ kỳ hạn với ngân hàng nhà nước, ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng cũng đã gia hạn các giao dịch này, qua đó ngân hàng nhà nước không hút hay trì hoãn việc hút VND từ lưu thông về.

Ngân hàng Nhà nước cho biết: Những giải pháp nêu trên đã góp phần nào quan trọng vào việc tạo tính thanh khoản dư thừa trên toàn thị trường, từ đó giúp cho sự bình ổn mặt bằng lãi suất thị trường liên ngân hàng, hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm lãi suất huy động và giảm cả lãi suất cho vay đối với nền kinh tế”.

Trong bối cảnh hiện nay, lãi suất thế giới vẫn đang tiếp tục tăng và neo cao, tình hình diễn biến lạm phát quốc tế cũng vẫn đang khó lường, nhưng tình hình trong nước, tình trạng lạm phát mặc dù tăng nhưng vẫn có xu hướng chậm lại, tăng trưởng kinh tế dù gặp nhiều khó khăn, tính thanh khoản của tổ chức tín dụng dư thừa…. Để tháo gỡ được khó khăn cho nền kinh tế, giúp hỗ trợ phục hồi tăng trưởng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngân hàng nhà nước đã có sự điều chỉnh giảm 2 lần những mức lãi suất với mức giảm từ 0,5% đến 1%/năm trong tháng 3 và tháng 4/2023.

>> Gợi ý: https://3gang.vn/vi-du-cach-tinh-lai-suat-ngan-hang/

Ngoài ra, ngân hàng nhà nước cũng đã tiến hành thực hiện việc đồng bộ nhiều biện pháp để phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm mục đích tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp và người dân theo tinh thần chỉ đạo của Quốc hội và của Chính phủ tại Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11. Điểm đáng chú ý đó là ngân hàng nhà nước đã làm việc với các ngân hàng thương mại đề nghị việc tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi để có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các khách hàng giảm chi phí tài chính. Tính đến nay, các ngân hàng thương mại cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi từ mức 0,2% đến 0,8% mỗi năm.

Với các giải pháp và chỉ đạo trên, ngân hàng nhà nước cho biết, đến nay về cơ bản thì mặt bằng lãi suất đã dần ổn định, mức lãi suất phát sinh mới có xu hướng đang giảm dần trong tháng đầu năm 2023. Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 6,3% mỗi năm thì đã giảm 0,18% mỗi năm so với cuối năm 2022. Mức lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,3% mỗi năm, giảm 0,65% mỗi năm so với cuối năm 2022.

2. Vì sao lãi suất cho vay vẫn còn cao?

Mặc dù ngành Ngân hàng đã và đang liên tiếp phải điều chỉnh giảm lãi suất, tuy nhiên, những ý kiến trên thị trường lại cho rằng, mức lãi suất cho vay hiện nay vẫn đang neo ở mức cao, cần phải tiếp tục điều chỉnh giảm để hỗ trợ cho nền kinh tế và cộng đồng các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Vậy thì đâu là những nguyên nhân dẫn đến lãi suất cho vay vẫn còn cao như thị trường đã đề cập?

>> Xem thêm: https://3gang.vn/lai-suat-ngan-hang-cao-nhat/

Và để có thể trả lời cho câu hỏi của thị trường, thì ngân hàng nhà nước đã đưa ra 4 yếu tố khiến cho lãi suất cho vay hiện nay vẫn còn ở mức cao đó là:

  • Thứ nhất, hệ thống ngân hàng là kênh để cung ứng nguồn vốn chủ yếu cho nền kinh tế: nền kinh tế Việt Nam hiện phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng với tỷ lệ tín dụng / GDP cuối năm 2022 ở mức là 125,34%, trong khi đó nhu cầu vốn để phát triển nền kinh tế thì luôn ở mức cao, tạo ra áp lực lên lãi suất cho vay.

Sau đại dịch COVID-19, nền kinh tế phục hồi trở lại nên nhu cầu vốn cho việc sản xuất kinh doanh, gia tăng, hệ thống ngân hàng và sử dụng tối đa nguồn huy động để cho phép đáp ứng vốn cho nền kinh tế phát triển.

Hiện mức chênh lệch tiền gửi và tín dụng bằng VND đang ở mức 167.000 tỷ đồng, hệ số sử dụng vốn trên toàn thị trường 1, ta có tỷ lệ tín dụng / huy động vốn thị trường 1) bằng VND ở mức là 101,45%, giảm so với mức là 102,28% cuối năm 2022 nhưng đánh giá thì vẫn ở mức rất cao.

Toàn bộ hệ thống ngân hàng chủ yếu huy động vốn thời gian ngắn hạn, khoảng từ 88% tiền gửi là kỳ hạn 12 tháng trở xuống nhưng vẫn cần phải đáp ứng mọi nhu cầu cho vay trung dài hạn là trên 52% dư nợ tín dụng VND của hệ thống là trung dài hạn, nên đã phần nào tạo sức ép lên lãi suất huy động.

Đồng thời, về mức áp lực gia tăng lãi suất luôn tồn tại do ở Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, biến động giao động của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới cũng tác động nhanh và mạnh lên lãi suất, tỷ giá ở trong nước.

  • Thứ hai, áp lực trong và ngoài nước: Mặt bằng về lãi suất thế giới cũng gia tăng trong năm 2022 và hiện vẫn ở mức cao trong các tháng đầu năm 2023. Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới thì vẫn tiếp tục triển khai lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ và duy trì về lãi suất ở mức cao, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hiện đã 10 lần tăng lãi suất, tính đến thời điểm hiện tại thì hiện lãi suất mục tiêu FED Fund đang ở mức 5,0% – 5,25%/năm. ECB: có mức lãi suất tái cấp vốn là 3,5% mỗi năm, mức lãi suất tiền gửi là 3,0% mỗi năm.

Sự áp lực về tính hình lạm phát trong nước, lạm phát bình quân 4 tháng đầu năm 2023 đang ở mức là 3.84%, tình trạng lạm phát cơ bản đã tăng 4,9%, mục tiêu lạm phát năm 2023 đặt ra là 4,5%.

Áp lực lạm phát hiện hữu, tiềm ẩn và khiến cho người dân kỳ vọng vào mức lãi suất thực dương nên các tổ chức tín dụng khó giảm lãi suất để thu hút tiền gửi, điều này khiến cho chi phí đầu vào của tổ chức tín dụng ở mức cao. Huy động vốn tính đến ngày 27/4/2023 đã tăng 1,78%, chỉ bằng gần 50% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng là 3,04%.

  • Thứ ba, theo thông tư số 02/2023/TT-NHNN mới ban hành ngày 23/4/2023 đã cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và vẫn giữ nguyên nhóm nợ khách hàng gặp khó khăn tức là tổ chức tín dụng chưa thu nợ khi đến hạn trong khi đó tổ chức tín dụng này vẫn phải đảm bảo chi trả tiền gửi, làm giảm doanh số cho vay và làm chậm lại vòng quay vốn trong nền kinh tế, nên đã gây ra áp lực trở lại lên khả năng cân đối vốn và dư địa giảm lãi suất.

Song song đó, hệ thống ngân hàng hiện nay vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, nâng cấp chuẩn mực để quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế,… một số ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ duy trì mức lãi suất tiền gửi cao để giữ khách hàng cũng như làm cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trở nên ngày càng khó khăn hơn.

  • Cuối cùng, theo như quy định hiện hành, thì việc xem xét quyết định về lãi suất cho vay là do tổ chức tín dụng và khách hàng đã có sự thỏa thuận theo nhu cầu cung cầu vốn thị trường và ở mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Trường hợp mức lãi suất thị trường có sự biến động hoặc ngân hàng nhà nước có sự điều chỉnh mức lãi suất điều hành dẫn đến việc tổ chức tín dụng điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất tiền gửi, hoặc các tổ chức tín dụng chủ động điều chỉnh việc giảm lãi suất cho vay, đối với một số khoản vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thỏa thuận về lãi suất, thì các tổ chức tín dụng tiếp tục áp dụng mức lãi suất đã thỏa thuận cho tới khi hết thời hạn khoản vay hoặc cho đến khi hết kỳ hạn trả lãi theo như thỏa thuận cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

>> Gợi ý: https://3gang.vn/lai-suat-ngan-hang-cho-vay/

Hiện nay ngân hàng nhà nước cũng đã quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND. và hiện nay đang ở mức 4,5% mỗi năm, của tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm đáp ứng một số những nhu cầu vốn nhằm giảm chi phí vốn vay, tăng thêm khả năng để tiếp cận vốn vay theo chỉ đạo của Chính phủ.

Kết luận

Trên cơ sở và tình hình diễn biến kinh tế vĩ mô, toàn thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, ngân hàng nhà nước cho biết, sẽ thực hiện nghiên cứu điều hành mức lãi suất sao cho phù hợp với cân đối vĩ mô, tình trạng lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Đồng thời tiếp tục khuyến khích những tổ chức tín dụng triển khai mọi giải pháp cắt giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp tục phục hồi và phát triển sản xuất phát triển kinh doanh.

Mọi thắc mắc về 3Gang, Quý khách vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 1900 3492
  • Zalo hỗ trợ: 097 853 6835
  • Chat trực tiếp tại Fanpage 3Gang Tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *