Niêm yết là gì? Tổng quan các vấn đề về niêm yết

Niêm yết là gì?

Giao dịch, mua bán hàng hóa là việc làm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Việc này diễn ra hàng ngày và hàng giờ, và để đảm bảo tính quy củ, trật tự thì đã có điều luật về việc niêm yết giá để tất cả mọi người đều thực hiện theo khi tham gia vào hoạt động thương mại. Trong khuôn khổ bài viết này, 3Gang sẽ lần lượt làm rõ các vấn đề về niêm yết là gì, giá niêm yết là gì, công ty niêm yết là gì,… và toàn bộ vấn đề liên quan. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết của chúng tôi để hiểu hơn về chủ đề niêm yết này!

Niêm yết là gì?
Niêm yết là gì?

Niêm yết là việc dán giấy thông báo chính thức và công khai để công chúng biết về một vấn đề nào đó. Nói cách khác, niêm yết là việc công khai hoá những văn bản, cáo thị với mục đích thông tin, phổ biến, quảng cáo và vận động quần chúng hưởng ứng và thi hành nội dung có trong văn bản, cáo thị đó. Đây là một thủ tục được quy định trong văn bản pháp luật.

Mục đích của việc niêm yết là để công khai hoá những thông tin giúp cho công chúng biết về một sự kiện, sự việc, con người hoặc một vấn đề nhất định. Qua đó, công chúng có thể kiểm tra về độ chính xác của các thông tin hoặc phát hiện những gian dối, giả mạo, sai lệch của các thông tin, từ đó giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có được quyết định đúng đắn.

Trong xã hội dân chủ thì việc niêm yết là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một mặt, việc này giúp cho nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước. Mặt khác, việc này tạo điều kiện cho nhân dân thể hiện ý chí của mình đối với quyết định của cơ quan nhà nước cũng như giúp nhân dân bày tỏ nguyện vọng với thực tiễn đời sống xã hội.

Giá niêm yết là gì?

Giá niêm yết là gì?
Giá niêm yết là gì?

Giá niêm yết là mức giá mà các tổ chức hay cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai đến khách hàng về giá mua, giá bán của một loại hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 4 – Điều 2 Thông tư 116/2018/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực từ 01/02/2019.

Giá niêm yết trong tiếng Anh là list price. Đây là giá của hàng hóa hay dịch vụ mà cá nhân hay tổ chức cung cấp cho khách hàng một cách công khai và minh bạch. Nó được hiển thị dưới dạng bảng giá, cũng có thể được in trên bao bì sản phẩm hoặc gắn ở bên dưới sản phẩm, đôi khi giá niêm yết lại được treo một trong danh sách dài bao gồm nhiều sản phẩm khác nhau và ghi rõ giá của từng sản phẩm đó.

Giá niêm yết thường sẽ được áp dụng cho người mua hàng hóa với số lượng ít, lẻ tẻ và phải được ghi rõ ràng, không được gây nhầm lẫn cho người mua.

Để tăng tính cạnh tranh với các đối thủ có bán mặt hàng tương tự mình hoặc muốn giữ chân khách hàng, chủ cửa hàng sẽ có xu hướng giảm giá hàng hóa thấp hơn giá niêm yết. Tuy nhiên, trường hợp này thường sẽ chỉ xuất hiện ở các cửa hàng nhỏ lẻ hoặc hộ kinh doanh, còn với những siêu thị lớn thường sẽ phải bán theo đúng giá đã niêm yết.

Công ty niêm yết là gì?

Công ty niêm yết là công ty công cộng, sau khi tiến hành đăng ký thì cổ phiếu của công ty này sẽ được mua bán công khai trên sàn giao dịch chứng khoán. Một khi đã trở thành công ty niêm yết thì đồng nghĩa với việc công ty đó sẽ chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Do đó, đây được xem là hình thức phát triển cao nhất của một doanh nghiệp.

Công ty niêm yết sẽ tạo được lòng tin và thu hút các nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp mình. Khi đã trở thành công ty niêm yết, công ty phải thực hiện công khai, minh bạch các thông tin về cổ phiếu và nguyên tắc phát hành các loại chứng khoán của công ty để huy động vốn. Vì vậy, khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán được xem là động lực để trở thành một công ty niêm yết.

Công ty niêm yết là gì
Công ty niêm yết là gì

Điều kiện trở thành công ty niêm yết

Để trở thành công ty niêm yết, công ty cần thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán cổ phiếu từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
  • Hoạt động kinh doanh trong 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán cổ phiếu phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.
  • Có phương án phát hành cũng như phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
  • Tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành đạt từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.
  • Trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng thì cổ đông lớn của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
  • Tổ chức phát hành cổ phiếu không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích.
  • Được công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành chính là công ty chứng khoán.
  • Cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
  • Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

Cổ phiếu niêm yết là gì?

Cổ phiếu niêm yết được hiểu là cổ phiếu của các doanh nghiệp được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán. Theo đó, nhà đầu tư sẽ bỏ vốn của mình để sở hữu cổ phần của một công ty và nhận về lợi nhuận khi cổ phiếu đó tăng giá. Tất nhiên để có được lợi nhuận cao thì nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ giá trị cổ phiếu và lực chọn đầu tư vào các công ty có tiềm năng phát triển tốt. Nhà đầu tư phải là người có kỹ năng cũng như kinh nghiệm đầu tư chứng khoán.

Hủy niêm yết là gì?
Hủy niêm yết là gì?

Hủy niêm yết chứng khoán chính là việc loại bỏ một chứng khoán đã được niêm yết ra khỏi sàn giao dịch chứng khoán.

Hiểu một cách đơn giản hơn thì hủy niêm yết chứng khoán là việc chấm dứt giao dịch chứng khoán đã niêm yết tại một Sở giao dịch chứng khoán.

Hủy niêm yết là gì? Các cách thức hủy niêm yết chứng khoán 

Hiện nay, đối với việc hủy niêm yết chứng khoán thì có 2 cách thức chủ yếu như sau:

  • Hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc: Đây là những chứng khoán bắt buộc bị hủy bỏ do không thể đáp ứng đầy đủ quy định, quy tắc của việc niêm yết chứng khoán tại các sở hoặc sàn giao dịch chứng khoán. Như vậy nghĩa là khi các công ty không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu mà một sàn hoặc một sở giao dịch đặt ra thì sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc. 

Ví dụ: Công ty X đã ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 1 năm trở lên thì sẽ bị hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc.

  • Hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện: Đây là cách thức hủy niêm yết chứng khoán khi mà tổ chức niêm yết tự đưa ra đề nghị hủy bỏ niêm yết trên sàn chứng khoán.

Ví dụ: Công ty X muốn rút khỏi thị trường chứng khoán nên họ đưa ra yêu cầu hủy niêm yết chứng khoán trên sàn chứng khoán. Nếu yêu cầu này có được trên 50% số phiếu biểu quyết từ cổ đông thì yêu cầu hủy niêm yết sẽ được chấp nhận.

Trên đây là toàn bộ thông tin 3Gang muốn cung cấp để bạn đọc nắm bắt được về niêm yết cũng như các vấn đề liên quan đến niêm yết. Chúng tôi rất hy vọng bài viết có thể giúp ích cho các bạn và chân thành cảm ơn quý bạn đọc dành thời gian tham khảo bài viết niêm yết là gì!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *