Roaming là gì?

Roaming là gì?

Khi đi ra nước ngoài, chắc hẳn bạn sẽ rất quan tâm và chú trọng vấn đề giữ liên lạc với người ở nhà. Hiểu được điều này thì các nhà mạng di động đã liên kết với nhau và tạo ra dịch vụ chuyển vùng quốc tế Roaming. Bạn đã từng nghe đến Roaming chưa? Nếu đang thắc mắc về dịch vụ này thì hãy tìm hiểu ngay thông tin mà 3Gang chia sẻ dưới đây nhé.

1. Roaming là gì?

Roaming được biết đến là tính năng chuyển vùng. Tính năng Roaming này sẽ giúp giữ kết nối WiFi khi bạn phải di chuyển. Sự chuyển vùng WiFi sẽ xảy ra khi một thiết bị không dây (Có thể là smartphone, laptop, tablet,…) phải di chuyển ra ngoài phạm vi có thể sử dụng của một Router hoặc Access Point (AP) và thực hiện kết nối với một thiết bị khác. 

Thiết bị sẽ tự động chuyển từ một Router (hoặc Access Point) sang extender hoặc Mesh Access Point khác khi cần để giữ cho kết nối WiFi liền mạch. Trong trường hợp này, bạn sẽ không gặp phải tình trạng mạng bị ngắt quãng khi gọi điện, lướt web… trong quá trình phải di chuyển ra ngoài vùng.

Roaming là gì?
Roaming là gì?

2. Quá trình hoạt động của Roaming

Quá trình Roaming khi diễn ra sẽ được chia làm hai trường hợp đó là quá trình roaming layer 2 trong wireless và quá trình roaming layer 3 trong wireless. Hãy cùng 3Gang tìm hiểu cụ thể về các quá trình đó ngay bây giờ bạn nhé!

Quá trình hoạt động của Roaming
Quá trình hoạt động của Roaming

2.1 Quá trình roaming layer 2 trong wireless

Khi người dùng thiết bị chuyển đến một AP khác nhưng vẫn trong VLAN đó thì lúc này Roaming layer 2 sẽ được diễn ra. Vì vẫn giữ nguyên địa chỉ IP và giữ nguyên tất cả mọi hoạt động truyền dữ liệu nên client sẽ không được thông báo chuyển vùng. Quy trình roaming layer 2 trong wireless còn được gọi là quá trình chuyển vùng nội bộ (intracontroller roaming) và nó mất ít hơn 10ms.

Client sẽ được gửi một yêu cầu xác thực khi chuyển đến AP mới. Sau khi xác thực thì AP sẽ được gửi đến bộ điều khiển, sau đó client sẽ đăng ký chuyển vùng trong bộ điều khiển. Trên thực tế thì  bạn sẽ không thấy điều này trong bộ điều khiển.

Giả sử có thêm một bộ điều khiển khác cũng ở trường hợp này thì client sẽ liên kết với bộ điều khiển 1 ở VLAN10. Kết nối vẫn sẽ hoạt động khi chuyển vùng đến AP 3 được quản lý bởi bộ điều khiển 2.

Vùng điều khiển (intracontroller roaming) vẫn sẽ xảy ra vì khi một user chuyển vùng từ bộ điều khiển này đến bộ điều khiển khác nhưng diễn ra ở cùng một VLAN và không xảy ra quá trình DHCP. Điều này có nghĩa là hai bộ điều khiển đó sẽ cấu hình cùng với một nhóm di động (mobility group) và trao đổi các lệnh tin với nhau. Quá trình đó đều không thể thấy được và chúng chỉ xảy ra trong vòng 20ms. Lúc này thì các cơ sở dữ liệu của bộ điều khiển 1 sẽ được chuyển qua cho bộ điều khiển 2.

2.2 Quá trình roaming layer 3 trong wireless

Cũng giống như quá trình roaming layer 2 là client chuyển vùng một cách trong suốt. Quá trình roaming layer 3 chỉ khác là bạn sẽ phải làm việc với nhiều bộ điều khiển trên nhiều subnet khác nhau. Mặc dù các bộ điều khiển này khác subnet nhưng user vẫn không thay đổi địa chỉ IP. Các tunnel của luồng dữ liệu trong các bộ điều khiển sẽ quay trở về bộ điều khiển gốc nên nó là một cấu hình smoke-and-mirrors.

Trong quá trình roaming layer 3 trong wireless sẽ có hai phương pháp đó là đường hầm bất đối xứng và đường hầm đối xứng. Cụ thể mời bạn đọc tìm hiểu thông tin sau:

Đường hầm bất đối xứng

Khi một client thực hiện chuyển vùng trong một vùng điều khiển thì các dữ liệu sẽ chuyển đến bộ điều khiển mới. Ở trường hợp chuyển vùng layer 3 thì không phải các dữ liệu sẽ chuyển đến bộ điều khiển mới mà là nó sẽ được sao chép đến bộ điều khiển ngoài. Lúc này ở bộ điều khiển ngoài được đánh dấu là Foreign. Sau đó Client sẽ tiến hành chứng thực lại rồi sẽ được cập nhập trong AP mới. Những địa chỉ IP sẽ không bị thay đổi và luôn trong suốt với User.

Khi client gửi dữ liệu thì sẽ được đến một default gateway, nếu nó rời mạng con thì  sẽ tạo ra một con đường quay trở lại client. Điều này có nghĩa là nếu bộ điều khiển 1 gửi dữ liệu đến bộ định tuyến 1 và sau đó đến máy chủ 1 thì lúc này máy chủ 1 sẽ trả lại qua bộ định tuyến 1 và sau đó là về bộ điều khiển 1.

Sau khi client chuyển vùng đến bộ điều khiển mới và một AP mới thì luồng dữ liệu được trả về không được phân phối đến đúng bộ điều khiển. Chính vì vậy toàn bộ anchor sẽ được đánh dấu và nó cần đường hầm để đến bộ điều khiển ngoài khi bộ điều khiển anchor thấy luồng dữ liệu trả về.

Đường hầm đối xứng

Đường hầm đối xứng sẽ ngược lại với đường hầm bất đối xứng. Khi bộ điều khiển anchor nhận gói tin từ bộ điều khiển ngoài theo đường hầm thì ngay sau đó Server 1 sẽ hồi đáp khi bộ điều khiển anchor chuyển gói tin đến và gửi lại dữ liệu về bộ điều khiển anchor. Lúc này bộ điều khiển anchor sẽ chuyển theo đường hầm đến bộ điều khiển ngoài và phân phối gói tin trở lại client. Điều khiển anchor không bị thay đổi mặc dù cơ sở dữ liệu được chuyển đến bộ điều khiển ngoài mới.

3. Lợi ích của Roaming là gì?

Roaming có thể mang đến một số lợi ích cụ thể như:

  • Duy trì kết nối WiFi liền mạch khi bạn phải di chuyển từ vùng này sang vùng khác
  • Giúp phát hiện AP có cường độ tín hiệu mạnh nhất
  • Tránh mất hoặc gián đoạn dịch vụ do xác thực trong thời gian dài

Mặc dù sẽ có sự gián đoạn xảy ra trong khoảng nửa giây khi chuyển đổi giữa các AP khi chuyển vùng nhưng thời lượng này có thể giảm xuống tối thiểu nếu như các thiết bị mạng được sử dụng có cùng SSID, cùng kênh WiFi và network keys.

4.Các sự cố khi dùng Roaming

Dưới đây là hai sự cố bạn có thể gặp phải khi sử dụng Roaming:

  • Thiết bị đang sử dụng WiFi Roaming có thể sẽ không kết nối với một AP tối ưu. Ví dụ rằng một thiết bị X có thể được kết nối với một điểm truy cập Y có cường độ yếu mặc dù đang có sẵn một AP khác có thể cung cấp cường độ tín hiệu mạnh.
  • Việc chuyển giao giữa các điểm truy cập không phải bất kỳ lúc nào cũng hoàn hảo. Trên thực tế vẫn có nhiều thiết bị gặp phải tình trạng rớt mạng và kết nối chậm.

Việc lắp đặt nhiều AP hơn trong một khu vực sẽ giúp các thiết bị kết nối với AP tối ưu hơn. Tuy nhiên, để tính năng Roaming hoạt động tốt nhất thì bạn không chỉ cần đảm bảo cường độ tín hiệu tốt trên khắp khu vực phủ sóng mà còn cần sự cân bằng giữa các phạm vi phủ sóng của AP trên cả băng tần 2,4 và 5 GHz để tính năng hoạt động bình thường.

5. Cách tối ưu hóa hệ thống mạng 

Cách tối ưu hóa hệ thống mạng 
Cách tối ưu hóa hệ thống mạng

Việc cài đặt thêm nhiều AP có thể là một cách tốt để tối ưu mạng của bạn, tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng hoạt động. Việc đảm bảo tính năng roaming thành công sẽ đòi hỏi nhiều hơn là chỉ phủ sóng tín hiệu mạnh. Để tối ưu hóa và cân bằng các điểm truy cập thì bạn có thể tham khảo các mẹo sau đây:

  • Giữ tỷ lệ chồng chéo các nút mạng hoặc WiFi extender của bạn nằm ở mức 15-20%. Nên nhớ việc chồng chéo quá nhiều có thể khiến các AP bị quá tải và các thiết bị có thể liên tục nhảy các nút và không ổn định. Với sự chồng chéo quá ít thì người dùng có thể gặp phải tình trạng tạm thời giảm xuống.
  • Ranh giới tín hiệu giữa các điểm truy cập nằm ở khoảng –67 dBm. Về cơ bản thì dBm sẽ đo công suất của tín hiệu được truyền từ một điểm truy cập. Phép đo dBm càng gần 0 thì cường độ tín hiệu sẽ càng tốt. -67 dBm là cường độ tín hiệu tối thiểu cần duy trì để thiết bị có thể truy cập internet ổn định và nhanh chóng. Do đó, các AP cần phải được đặt và chồng chéo lên nhau.

Trên đây là những thông tin cơ bản về công nghệ Roaming mà 3Gang muốn gửi đến bạn đọc. Có thể thấy, Roaming sẽ giúp ích rất nhiều trong việc duy trì kết nối khi chúng ta di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được Roaming là gì cũng như nắm được những lợi ích to lớn của nó. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *