Smart Contract Blockchain là gì? Cách thức hoạt động của Smart contract

Smart contract là gì?

Chắc hẳn chưa nhiều người biết đến Dex, NFTs hay Marketplace, … là các ứng dụng được tạo ra bởi hợp đồng thông minh – smart contract trên blockchain. Trong bài viết hôm nay, 3Gang sẽ giúp bạn tìm hiểu Smart Contract Blockchain là gì, ưu – nhược điểm của Smart contract cũng như các ứng dụng của nó trong Crypto để bạn có thêm thông tin bổ ích phục vụ cho việc đầu tư của bản thân.

Khái niệm Smart Contract Blockchain là gì

Smart contract là gì?
Smart Contract Blockchain là gì?

Smart Contract Blockchain hay còn gọi là Hợp đồng thông minh – là các chương trình chạy trên blockchain. Smart Contract cũng giống như một hợp đồng kỹ thuật số được thực hiện bởi một bộ quy tắc cụ thể. Các quy tắc này do bộ mã máy tính xác định trước và yêu cầu tất cả các nút (node) trong mạng phải sao chép và thực thi các quy tắc đó.

Về mặt bản chất, Smart Contract chỉ đơn giản là một đoạn mã chạy trên một hệ thống phân tán (blockchain) nhằm tạo ra các giao thức Permissionless – không cần trao quyền. Điều đó có nghĩa là hai bên trong hợp đồng hoàn toàn có thể đưa ra các cam kết thông qua blockchain mà không nhất thiết phải biết về danh tính hay tin tưởng lẫn nhau. Họ có thể đảm bảo rằng một khi các điều kiện của hợp đồng không được thỏa mãn, đồng nghĩa với việc hợp đồng sẽ không được thực thi.

Ngoài ra, việc sử dụng Smart Contract cũng giúp loại bỏ nhu cầu cần đến các bên trung gian, giúp giảm đáng kể chi phí hoạt động.

Lịch sử hình thành của Smart Contract Blockchain

Smart Contract (hợp đồng thông minh) được lên ý tưởng lần đầu tiên bởi Nick Szabo – sinh viên tốt nghiệp Đại học Washington vào năm 1994.

Năm 1996, trên tạp chí Extropy xuất hiện bài báo của anh ấy về Smart Contract đã tiên lượng những lợi ích và tính năng của các ứng dụng hợp đồng blockchain. Sau đó, ông đã phát triển khái niệm này trong một số bài báo khác trong những năm tiếp theo. Szabo giải thích việc ông sử dụng từ “thông minh” bởi các hợp đồng này có thể thực hiện các bước được lập trình sẵn mà các hợp đồng giấy không thể làm được.

Ian Grigg và Gary Howland là những cái tên đóng góp nhiều ý tưởng khác về smart contract. Năm 1996, họ đã xuất bản công trình của mình về Hợp đồng Ricardo như một phần của hệ thống thanh toán Ricardo.

Việc triển khai các Smart Contract bắt đầu trở nên khả thi sau khi Bitcoin và chuỗi khối ra đời. Sự đổi mới này đã được phát triển vài năm sau đó trên chuỗi khối Ethereum. Ngày nay, nhiều nền tảng thay thế cho phép người dùng tận dụng chức năng này, tuy nhiên Ethereum vẫn là nền tảng tiên phong.

Smart Contract có vai trò gì trong Blockchain?

Smart Contract là một chương trình chạy trên blockchain, do đó người dùng cần gửi các giao dịch đến blockchain để bắt đầu chương trình. Chỉ khi các mã được xác định và khóa logic, thì mới có thể chạy chương trình.

Mục đích chính của Smart Contract là loại bỏ các bên trung gian liên quan trong mô hình kinh doanh truyền thống nhằm đơn giản hóa các giao dịch kinh doanh giữa các bên. Các hợp đồng này giúp giảm sự chậm trễ thanh toán, rủi ro có sai sót và sự phức tạp của một hợp đồng thông thường mà không làm ảnh hưởng đến tính xác thực và uy tín.

Các đặc điểm nổi bật của Smart Contract Blockchain

Smart Contract có một số tính năng đặc biệt khác hoàn toàn với các hình thức giao dịch tài chính khác:

  • Quyền tự chủ: Người dùng có toàn quyền kiểm soát thỏa thuận của họ mà không bị can thiệp bởi bất kỳ bên thứ ba nào khác (nhà môi giới, luật sư, công chứng viên, v.v.).
  • Bảo mật: Mục đích chính yếu của Smart Contract Blockchain là đảm bảo an toàn cho các giao dịch. Thông tin được nhập vào chuỗi khối không thể xóa hoặc sửa đổi. Trong trường hợp một trong các bên vi phạm các điều khoản của thỏa thuận, thì thỏa thuận vẫn nguyên vẹn.
  • Tốc độ: Nếu xử lý tài liệu theo cách thủ công sẽ mất thời gian, dẫn đến làm chậm quá trình hoàn thành nhiệm vụ. Smart contract giúp giảm thiểu sự tham gia của cá nhân và tăng hiệu quả tổng thể.
  • Tin cậy: Các bên tham gia giao dịch không nhất thiết phải tin tưởng lẫn nhau hoặc các bên thứ ba. Mạng phi tập trung cung cấp môi trường đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ mà không hề gặp sự cố hoặc chậm trễ.
  • Hiệu quả về chi phí: Smart contract giúp loại bỏ chi phí giao dịch quá cao, đồng thời loại bỏ các trung gian khỏi quy trình và hỗ trợ thỏa thuận.
  • Độ chính xác: Do quá trình được tự động hóa, nên khả năng xảy ra sai sót của con người được giảm thiểu một cách đáng kể.

Cách thức hoạt động của Smart contract

Cách thức hoạt động của Smart contract
Cách thức hoạt động của Smart contract

Trước đây khi chưa có Smart Contract, chúng ta sử dụng mô hình quản lý tập trung truyền thống khi giao dịch với nhau. Chúng ta sẽ giao ước với nhau và cần đến 3rd Party (bên thứ 3) để làm đơn vị trung gian. Bên thứ ba sẽ đứng ra làm trọng tài để phân xử cũng như đảm bảo những quy ước đó sẽ được thực thi đúng. Nếu dùng một bên trung gian (3rd) thì tất cả chúng ta buộc phải tin và đồng ý để họ làm “trọng tài”

Bây giờ khi có Smart Contract thì chúng ta sẽ không cần đến 3rd Party nữa mà bản thân Smart Contract sẽ giúp chúng ta. Bên cạnh việc chuyển tiền, Smart Contract được sử dụng trong nhiều trường hợp khác:

  • Nhận dạng kỹ thuật số: Smart Contract giúp loại bỏ hàng giả và cung cấp danh tính cá nhân cho các tài sản kỹ thuật số.
  • Bảo mật tài chính: Là địa chỉ tin cậy cho việc quản lý nợ, thanh toán tự động hoặc chia tách cổ phiếu.
  • Hoạt động giao dịch: Smart Contract cung cấp một cách thức tuyệt vời để tự động hóa các hoạt động giao dịch. Ngoài ra, Smart Contract giúp việc thanh toán xuyên biên giới và giao dịch quốc tế trở nên dễ quản lý hơn.
  • Thử nghiệm lâm sàng: Smart contract cung cấp khả năng hiển thị giữa các tổ chức, tạo điều kiện và tự động hóa việc chia sẻ dữ liệu cũng như nâng cao tính bảo mật.
  • Quản trị: Smart Contract giúp cải thiện tính minh bạch và hiệu quả trong việc bỏ phiếu.

Tuỳ từng trường hợp việc sử dụng smart contract có thể thay đổi và bao gồm nhiều cơ hội. Về tiềm năng, đây có thể sẽ một công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người.

Smart Contract có những ưu điểm và nhược điểm gì?

1. Ưu điểm của Smart Contract

Tốc độ nhanh chóng, sự hiệu quả và tính chính xác

Nếu một điều kiện được đáp ứng, hợp đồng sẽ được thực hiện ngay lập tức. Vì Smart Contract là kỹ thuật số và tự động, không có thủ tục giấy tờ để xử lý nên sẽ không mất quá nhiều thời gian để điều chỉnh.

Tin cậy và minh bạch

Vì không có sự tham gia của bên thứ ba nên mã hóa của giao dịch được giữ bí mật giữa những người tham gia, nên sẽ tránh được rủi ro bị thay đổi thông tin.

Tiết kiệm

Vì không phải thông qua trung gian để xử lý các giao dịch nên sẽ giúp tiết kiệm được chi phí liên quan.

Smart contract có rất nhiều ưu điểm vượt trội
Smart contract có rất nhiều ưu điểm vượt trội

2. Nhược điểm của Smart Contract

Không thể sửa đổi

Smart Contract dựa trên Blockchain nên không thể sửa đổi và can thiệp vào. Nếu muốn sửa lỗi chỉ có duy nhất một cách là làm lại hợp đồng mới. Mặc dù tính chất không thay đổi là một ưu điểm lớn, tuy nhiên nó cũng sẽ trở thành nhược điểm trong một số trường hợp.

Chưa được công nhận

Smart Contract là sản phẩm của Blockchain, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại Blockchain vẫn chưa được chính phủ công nhận. Nên nếu Smart Contract xảy ra lỗi thì người dùng chắc chắn sẽ không được bảo vệ quyền lợi.

Rủi ro từ Internet

Smart Contract sẽ vô cùng an toàn nếu như không bị các hacker tìm ra “lỗ hổng”. Bất kỳ chuyện gì liên quan đến internet đều có thể gặp rủi ro bị hack rất cao.

Ứng dụng của Smart Contract Blockchain

Smart contract được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Smart contract được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Trong tương lai, Smart Contract chắc chắn sẽ được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành nghề, lĩnh vực của cuộc sống. Ở thời điểm hiện tại, chúng được ứng dụng vào hợp đồng tài chính, DApp, xây dựng Tokens, NFT, Defi, …hay trong nhiều lĩnh vực khác như bầu cử, quản lý hệ thống, chuỗi cung ứng, dịch vụ y tế, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, …‌

Kết luận

Các lợi ích mà Smart Contract mang lại sẽ khó có thể bị phủ nhận hoặc bị đánh giá thấp. Nếu cố gắng giành được một vị trí, Smart Contract sẽ kiểm soát toàn bộ phạm vi của các hợp đồng và các thỏa thuận sẽ thay đổi mãi mãi. Nó sẽ góp phần thay đổi cách mọi người kinh doanh.

Như vậy 3Gang đã đem đến cho các bạn tất tần tật thông tin hữu ích về Smart Contract Blockchain là gì, một số ưu và nhược điểm, cũng như ứng dụng của hợp đồng thông minh trong Crypto. Nếu các bạn có những câu hỏi khác liên quan đến chủ đề trên, hãy bình luận ở phía dưới để 3Gang lại tiếp tục chia sẻ cùng các bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *