Tiền lương là gì? Những loại tiền lương trong lao động

Tiền lương là gì? Tiền lương tối thiểu là bao nhiêu? Tiền lương làm thêm giờ như thế nào? Đây là những câu hỏi đang được tìm kiếm trên “Google” nhiều nhất trong tuần vừa qua. Câu trả lời chi tiết sẽ được 3Gang giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nào.

Tiền lương là gì?

Theo quy định tại Điều 90 Bộ Luật Lao Động 2019, tiền lương là tiền thể hiện giá trị sức lao động mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi hoàn thành công việc thỏa thuận theo hợp đồng lao động. Đối với người sử dụng Lao động, tiền lương đóng vai trò là chi phí sản xuất nên họ sẽ cân để đạt được mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với người lao động, tiền lương là thù lao, là giá trị bù đắp hao phí sức lao động mà họ nhận được trong quá trình tham gia làm việc và sản xuất.

Thông thường tiền lương sẽ được trả mỗi tháng một lần, hoặc cũng có nhiều trường hợp trả theo tuần, theo ngày, thậm chí là theo giờ. Bộ luật lao động đã quy định chế định tiền lương bao gồm các quy định về tiền lương tối thiểu, lương làm thêm giờ, lương thử việc, lương cơ bản, lương đóng bảo hiểm xã hội, lương làm đêm, lương tạm ứng…

Theo Điều 1 Công ước số 95 năm 1949, tiền lương được định nghĩa như sau: Tiền thương là phương tiện cho sự trả công hoặc thu nhập thông qua tiền mặt được ấn định bằng thỏa thuận giữa hai bên (người sử dụng lao động và người lao động) hoặc dựa trên pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, người sử dụng Lao động sẽ trả lương cho người lao động theo hợp đồng lao động được viết hoặc bằng lời nói cho một công việc hoặc dịch vụ sẽ làm.

Tuy nhiên định nghĩa tiền lương là gì ở các quốc gia sẽ khác nhau để phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế xã hội của từng đất nước. Tại Nhật Bản, tiền lương được định nghĩa là thù lao bằng tiền mặt hoặc hiện vật trả cho người làm công một cách đều đặn, cho thời gian làm việc cũng như nghỉ lễ hàng năm.

Tiền lương là gì?
Tiền lương là gì?

Nguyên tắc trả tiền lương trong lao động

 Dựa vào điều 94 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương sẽ được đảm bảo với 2 nguyên tắc sau:

– Những người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động đúng hạn, đầy đủ. Nếu trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho một người khác được người lao động ủy quyền.

– Người sử dụng lao động sẽ không được hạn chế hay can thiệp vào quyền chi tiêu tiền lương của người lao động, không được ép buộc họ phải mua hàng hóa, dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc các đơn vị khác.

Người lao động được nhận tiền lương đúng hạn và đầy đủ
Người lao động được nhận tiền lương đúng hạn và đầy đủ

Những loại tiền lương trong lao động

1. Tiền lương tối thiểu là gì?

Tiền lương tối thiểu là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động sẽ trả cho người lao động. Lúc này công việc mà họ làm sẽ đơn giản để đảm bảo được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

Tùy từng khu vực và đất nước mà mức lương tối thiểu của người lao động sẽ khác nhau. Tại Việt Nam mức lương tối thiểu đang dao động từ 3.250.000 – 4.680.000 tùy vào khu vực địa lý.

2. Tiền lương cơ sở là gì?

Tiền lương cơ bản là mức lương cơ sở, là căn cứ để tính toán được toàn bộ các khoản liên quan đến lương thưởng, phụ cấp, hay tính toán các chi phí sinh hoạt, các khoản trích nộp của doanh nghiệp hay các chế độ của người lao động được hưởng khi làm việc cho doanh nghiệp. Năm 2022, mức lương cơ sở của công viên chức nhà nước là 1.490.000 VNĐ/ tháng.

3. Tiền lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản là lương mà người sử dụng và người lao động thỏa thuận với nhau. Mức lương này sẽ không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung khác. Hầu hết các doanh nghiệp thường lấy mức lương cơ bản để đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho người lao động.

Tuy nhiên, đối với các cán bộ công viên chức nhà nước, mức lương cơ bản sẽ được tính dựa trên mức lương tối thiểu của vùng do Chính Phủ quy định hàng năm.

4. Tiền lương làm thêm giờ là gì?

Tiền lương làm thêm giờ sẽ được tính bằng tiền lương của số giờ làm thêm nhân với hệ số 150% hoặc 200%, thậm chí 300% tùy vào từng doanh nghiệp.

Tiền lương làm thêm tính theo sản phẩm sẽ được tính bằng tiên lương của số sản phẩm làm thêm nhân với hệ số 150%, 200% hoặc 300% tùy vào từng sản phẩm.

Lưu ý: Làm thêm giờ vào những ngày lễ tết hoặc ngày nghỉ có hưởng lương thì tiền lương sẽ được nhân với hệ số ít nhất bằng 300%.

Làm thêm giờ tiền lương sẽ được nhân hệ số
Làm thêm giờ tiền lương sẽ được nhân hệ số

5. Tiền lương nghỉ phép là gì?

Ngày nghỉ của người lao động được chia thành ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ phép hàng năm. Những ngày này người lao động sẽ vẫn được hưởng tiền lương nếu có thâm niên 1 năm làm việc.

Căn cứ vào Điều 113 tại Bộ luật lao động 2019 có quy định: Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho 1 đơn vị sử dụng lao động sẽ được nghỉ phép hàng năm và được hưởng lương theo hợp đồng lao động như sau:

– Được nghỉ 12 ngày/ 1 năm đối với những người lao động làm việc trong điều kiện bình thường

– Được nghỉ 14 ngày/ 1 năm đối với những người lao động chưa đủ tuổi hoặc người khuyết tật, người làm những công việc nặng nhọc trong môi trường độc hại và nguy hiểm.

– Được nghỉ 16 ngày/ 1 năm đối với những người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc và nguy hiểm.

Tiền lương sẽ được tính toán bằng việc lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên, chia cho 12 tháng rồi nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính ra tiền thực được nhận.

6. Tiền lương trong khoảng thời gian thử việc

Theo quy định tại điều 26, Bộ luật lao động 2019 quy định: Mức tiền lương của người lao động sẽ do hai bên thỏa thuận với giá trị ít nhất phải bằng 85% mức lương thực trả cho công việc đó.

Tìm hiểu thêm về quỹ tiền lương

Trong một doanh nghiệp, quỹ tiền lương là toàn bộ tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao đang làm việc và thuộc quản lý của doanh nghiệp đó. Quý tiền lương của doanh nghiệp sẽ bao gồm các khoản sau:

– Tiền lương được tính theo thời gian, sản phẩm hoặc tiền lương khoán.

– Các chi phí ăn trưa, ăn ca, phụ cấp làm thêm giờ, nghỉ phép

Ngoài ra, quỹ tiền lương còn bao gồm cả khoản tiền chi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động lúc ốm đau, thai sản hay tai nạn lao động.

Tiền lương trong việc đóng bảo hiểm xã hội

Tùy vào từng vùng và ngành nghề lao động mà nhà nước quy định mức lương tối thiểu và tối đa đóng bảo hiểm xã hội là khác nhau, cụ thể:

– Mức lương tối thiểu dao động từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ/ tháng

– Mức lương tối được tính bằng (mức lương cơ sở) 1.4900.000 x 20 = 29.800.000 VNĐ.

Tiền đóng bảo hiểm xã hội bao gồm các khoản mức lương, phụ cấp mức lương, các khoản bổ sung theo quy định của pháp luật về lao động.

Một phần tiền lương được dùng để đóng bảo hiểm xã hội
Một phần tiền lương được dùng để đóng bảo hiểm xã hội

Lý thuyết tiền lương hiệu quả

Doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu trả mức lương cao hơn mức cân bằng thị trường. Khi được trả lương cao thì sẽ giúp tăng hiệu quả làm việc của công dân, tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Lý thuyết tiền lương hiệu quả được biểu hiện thông qua sức khỏe công nhân, sự luân chuyển công nhân, nỗ lực của công nhân và chất lượng của công nhân.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của 3Gang đã giúp bạn đọc giải đáp được các câu hỏi về tiền lương là gì. Hãy chia sẻ bài viết để người lao động hiểu rõ hơn về lương thưởng trong lao động. Đừng quên truy cập website của chúng tôi để theo dõi những bài viết mới nhất được cập nhật liên tục hàng ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *