Tổng hợp 12 cách quản lý chi tiêu trong gia đình mà bạn nên thử

Chi tiêu trong gia đình là việc làm vô cùng quan trọng, nhất là với các chị em nội trợ. Vậy chi tiêu gia đình như thế nào cho hiệu quả và tiết kiệm. Các bạn hãy cùng 3Gang đi tìm câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây nhé. 

Mời bạn xem chi tiết cách tải App và tích lũy 3Gang Chi tiết hơn Tại đây

Chi tiêu trong gia đình là gì?

Chi tiêu trong gia đình là những khoản chi vào việc đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình dựa trên tổng các nguồn thu nhập của cả gia đình. Các khoản chi này thường bao gồm tiền ăn uống, đi lại, học tập, giải trí, phí giao tiếp xã hội,… của các thành viên trong gia đình.

Lợi ích của việc lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình

Việc lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình rõ ràng, chi tiết và phân bổ dòng tiền một cách hợp lý sẽ giúp kiểm soát chi tiêu trong gia đình và cân bằng tài chính tốt hơn. Điều này cũng giúp cho gia đình bạn có được một khoản tiết kiệm, dự phòng tương lai. Nhờ đó, gia đình bạn sẽ có thể chủ động hơn trước những tình huống phát sinh bất ngờ như tai nạn, đau ốm, bệnh tật, thất nghiệp,… 

Đầu Tư

Không chỉ vậy, khi tài chính được đảm bảo, ổn định, các mâu thuẫn, tranh cãi xuất phát từ vấn đề tiền cũng được giảm đi rất nhiều. Kết quả cuối cùng là hạnh phúc gia đình sẽ được gìn giữ tốt hơn. 

Cách quản lý chi tiêu gia đình mà bạn nên biết

Cách quản lý chi tiêu trong gia đình
Cách quản lý chi tiêu trong gia đình

Để chi tiêu gia đình đạt hiệu quả, tối ưu hóa dòng tiền, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây: 

1. Thảo luận với các thành viên trong gia đình về tổng ngân sách

Để giữ hòa khí gia đình cũng như cân bằng chi tiêu, sự thấu hiểu lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình về vấn đề tài chính là điều cần thiết. Bạn cần trao đổi trực tiếp với các thành viên trong gia đình mình về các khoản thu – chi, tiết kiệm, đồng thời xác định rõ các mục tiêu và dự định tương lai của gia đình. 

Cách này sẽ giúp bạn biết được đâu là khoản chi tiêu cần thiết, từ đó thống nhất với mọi việc nên chi khoản nào và cắt giảm khoản nào.

2. Thống kê các nguồn thu nhập hiện có của gia đình

Trong gia đình, các nguồn thu nhập chính thường bao gồm những khoản sau: 

– Thu nhập bằng tiền: Tiền lương, thưởng hàng tháng, tiền tiết kiệm, lương hưu, các khoản trợ cấp xã hội,…

– Thu nhập bằng hiện vật: Đó là nguồn thu đến từ việc bán các sản phẩm tự sản xuất ra như trái cây, rau củ, gia súc, gia cầm (lợn, vịt,..),…

3. Đặt mục tiêu tài chính và lập kế hoạch quản lý chi tiêu 

Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng
Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng

Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng là việc đầu tiên bạn cần làm trước khi lên kế hoạch quản lý chi tiêu. Các mục tiêu này có thể liên quan đến kiếm tiền, tiết kiệm, chi tiêu hoặc đầu tư. Theo đó, mục tiêu cần được đo lường cụ thể với kế hoạch quản lý chi tiêu trong khoảng thời gian rõ ràng. 

Ví dụ như mục tiêu của bạn là mua nhà với ngân sách 2.5 tỷ trong vòng 5 năm. Vậy để đạt được mục tiêu này, lương tháng bạn phải tối thiểu là bao nhiêu, gửi tiết kiệm một tháng được bao nhiêu thì mới có thể kiếm được số tiền mình mong muốn. 

Việc đặt ra mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn xác định được những việc cần ưu tiên thực hiện trước, đồng thời tạo thói quen chi tiêu khoa học, tiết kiệm trong gia đình. 

4. Không bỏ qua các khoản chi phí phát sinh

Song song với những biến cố bất ngờ trong cuộc sống là những khoản phí phát sinh hàng ngày, hàng tháng. Những khoản phí này chính là lý do khiến bạn bị mất đi sự cân bằng tài chính nếu không được phân bổ hợp lý. Các khoản phí này có thể là tiền sửa xe, mua sắm vật dụng hư hỏng, tiền hiếu hỉ,….

Chính vì vậy, để cân đối ngân sách chi tiêu và giúp bạn chủ động xử lý các trường hợp chi tiêu phát sinh, bạn nên lập kế hoạch chi cụ thể. Trong đó, các khoản chi sẽ bao gồm chi phí cố định và chi phí dự phòng (thường chiếm từ 10 – 20% tổng chi tiêu).

5. Lập danh sách các món đồ cần mua trước khi mua sắm

Có rất nhiều người khi đi mua sắm thường mua thêm những món đồ không có trong kế hoạch ban đầu. Nguyên nhân có thể là do món đồ đó bắt mắt hoặc đang giảm giá. Kết quả là bạn đã mua thêm những món đồ mình thực sự không cần thiết và tiêu tốn một khoản phí vô ích. 

Việc lập danh sách các món đồ cần thiết trước khi mua sẽ giúp bạn liệt kê chính xác những thứ mình cần. Bạn sẽ không phải mua dư thừa những món đồ không cần thiết và tiết kiệm được một khoản chi tiêu của mình.

6. Chỉ mua những món đồ thực sự cần thiết

Các chuyên gia tài chính đưa ra lời khuyên rằng chỉ nên dành tối đa 5% thu nhập cho việc mua sắm. Việc hạn chế một số tiền nhất định cho việc mua sắm sẽ khiến bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định mua thứ gì đó, từ đó góp phần hình thành thói quen mua sắm tiết kiệm, hợp lý. Theo đó, thay vì chi tiền theo cảm hứng nhất thời hoặc theo xu hướng phổ biến, bạn chỉ ưu tiên lựa chọn những đồ có tính ứng dụng cao và cần thiết nhất cho đời sống.

7. Áp dụng các phương pháp quản lý chi tiêu

Có rất nhiều phương pháp quản lý chi tiêu khoa học mà bạn có thể áp dụng. Trong bài viết này, 3Gang sẽ giới thiệu đến bạn đọc 2 phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay.

7.1. Phương pháp chi tiêu JARS

Áp dụng phương pháp quản lý chi tiêu JARS
Áp dụng phương pháp quản lý chi tiêu JARS

Đây là một phương pháp quản lý chi tiêu gia đình được nhiều người lựa chọn, trong đó, số tiền mà gia đình bạn kiếm được sẽ chia thành 6 phần tương ứng với các khoản chi tiêu khác nhau. Cụ thể là:

  • 55% thu nhập sẽ chi cho nhu cầu thiết yếu 

Đây là số tiền được dùng để chi cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, đó là ăn uống, đi lại, tiền điện nước, học tập…

  • 10% thu nhập dùng để tiết kiệm

Khoản tiền này sẽ dùng để lập quỹ tiết kiệm để chi cho những mục tiêu trong tương lai như mua sắm nhà ở, xe cộ, du lịch, nghỉ hưu sớm, …

  • 10% thu nhập chi cho giáo dục

Đây là khoản tiền phục vụ cho việc giáo dục, nâng cao trình độ và phát triển bản thân của các thành viên trong gia đình.

  • 10% thu nhập chi cho các hoạt động hưởng thụ

Đây là khoản tiền được dùng cho các hoạt động vui chơi của cả gia đình.

  • 5% thu nhập chi cho các hoạt động xã hội

Nếu có điều kiện, bạn có thể trích 5% thu nhập của gia đình để giúp đỡ mọi người, thể hiện trách nhiệm xã hội của mình như từ thiện, tham gia các hoạt động cộng đồng,…

  • 10% thu nhập cho quỹ dự phòng tài chính

Khoản tiền này sẽ được dùng cho các trường hợp khẩn cấp, phát sinh ngoài ý muốn.

7.2. Quy tắc 50/20/30

Với quy tắc 50/20/30, bạn sẽ chia nhỏ số tiền mình kiếm được hàng tháng thành 3 nhóm chính, đó là: Nhu cầu thiết yếu, chi tiêu cá nhân và trả nợ (hoặc tiết kiệm).

Trong đó, mỗi nhu cầu sẽ tương ứng với một tỷ lệ nhất định:

– Các chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu của gia đình như ăn uống, đi lại, học phí cho con,…. chiếm khoảng 50% thu nhập. 

– 20% thu nhập sẽ dùng để chi trả cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ, tiền dự phòng…

– 30% thu nhập sẽ dành cho các chi tiêu cá nhân như mua sắm, giải trí, làm đẹp,….

Tuy vậy, tùy vào tình hình tài chính và hoàn cảnh của gia đình bạn vẫn có thể tự điều chỉnh những con số này lên sao cho phù hợp. Nếu cần thiết, bạn có thể tăng các khoản chi tiêu cần thiết lên 60 – 70%, đồng thời cắt giảm tương ứng phần trăm thu nhập cho chi tiêu cá nhân để cân bằng ngân sách.

Bạn có thể chia các khoản chi tiêu trong gia đình thành tỷ lệ 50%, 30% và 20% để có thể kiểm soát số tiền mà bạn phải trả trong mỗi khoản.

8. Tiết kiệm tiền điện, nước

Tiết kiệm tiền điện nước hàng tháng
Tiết kiệm tiền điện nước hàng tháng

Việc tiết kiệm điện, nước sử dụng hàng ngày cũng là một cách để tiết kiệm tiền. Với cách này, việc bạn cần làm là tắt các thiết bị điện khi không sử dụng và dùng nguồn nước sạch một cách tiết kiệm, khoa học hoặc sử dụng bộ thu năng lượng và sản xuất điện từ năng lượng mặt trời. Nếu làm tốt được việc này, bạn sẽ thấy hóa đơn tiền điện, nước giảm đi đáng kể đó. 

9. Sử dụng các phần mềm quản lý chi tiêu trong gia đình

Trong thời đại công nghệ 4.0, rất nhiều phần mềm quản lý chi tiêu đã ra đời. Các phần mềm này không chỉ được tích hợp tính năng tạo báo cáo thu chi hàng tháng chi tiết, rõ ràng mà còn giúp người dùng phân chia tài chính theo các mục đích chi tiêu cụ thể, giúp tối ưu nguồn thu nhập hiệu quả. Không chỉ vậy, nhiều phần mềm còn có tính năng nhắc nhở về hạn mức chi tiêu nhằm giúp bạn “tỉnh táo” hơn khi mua sắm, tránh việc chi mất kiểm soát.

Tích lũy

10. Theo dõi các báo cáo tín dụng hàng tháng

Việc sử dụng thẻ tín dụng cho các hoạt động chi tiêu đã trở nên phổ biến vì nó rất tiện dụng và có nhiều lợi ích đi kèm. Tuy vậy, việc chi trước – trả sau cũng tiềm ẩn nguy cơ chi vượt mức kiểm soát vì thói quen quẹt thẻ mà không chú ý đến khoản vay tín dụng. Do đó, bạn cần phải theo dõi sát sao các báo cáo tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng vượt khả năng chi trả của gia đình.

11. Đánh giá tình hình tài chính của gia đình hàng tháng

Thống kê chi tiết các khoản chi tiêu trong một tháng
Thống kê chi tiết các khoản chi tiêu trong một tháng

Cuối mỗi tháng, bạn cần phải đánh giá lại tình hình tài chính của gia đình mình. Theo đó, nếu các khoản chi nhiều hơn hoặc bằng tổng thu nhập hiện tại của các thành viên trong gia đình thì bạn nên điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu của tháng sau. 

Bạn có thể áp dụng các phương pháp quản lý chi tiêu ở trên, đó là phương pháp 50/20/30 hoặc JARS để để giúp gia đình luôn ở mức cân bằng tài chính mà vẫn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi tiêu cần thiết.

12. Tìm kiếm thêm nguồn thu nhập thụ động

Song song với việc chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, bạn cũng có thể gia tăng thêm thu nhập của mình bằng cách làm thêm những công việc khác ngoài công việc chính của mình. Tuy nhiên, bạn cần lưu rằng, việc làm thêm những công việc này không được gây ảnh hưởng tới công việc chính của mình.

Một vài lưu ý quan trọng trong việc quản lý chi tiêu trong gia đình

Khi lập kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình, bạn cần lưu ý các vấn đề sau để việc thực hiện được diễn ra suôn sẻ:

– Trao đổi thẳng thắn với các thành viên về tiền bạc để tránh những mâu thuẫn, tranh cãi có thể xảy ra. Đây cũng là cách giúp cả gia đình cùng nhau thực hiện kế hoạch chi tiêu hiệu quả.

– Quy định rõ trách nhiệm tài chính của từng thành viên trong nhà. Điều này sẽ góp phần hạn chế thói quen tiêu xài hoang phí và cải thiện tinh thần cho các thành viên vì mục đích chi tiêu chung của gia đình.

– Lập quỹ dự phòng chung cho các thành viên để phòng trường hợp phát sinh khẩn cấp. 

Vậy là 3Gang đã giúp các bạn biết được tầm quan trọng của việc quản lý chi tiêu trong gia đình cũng như cách lập kế hoạch quản lý chi tiêu thông minh, tiết kiệm. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn thành công trong việc quản lý chi tiêu gia đình và xây dựng được một quỹ tiết kiệm, dự phòng tài chính để sớm thực hiện được những dự định, mục tiêu trong tương lai. 

Mọi thắc mắc về 3Gang, Quý khách vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 1900 3492
  • Zalo hỗ trợ: 097 853 6835
  • Chat trực tiếp tại Fanpage 3Gang Tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *