Capital Expenditure là gì?

Capital Expenditure là gì?

Capex – Capital Expenditure có vai trò như một “người quản gia” giúp cho doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực kinh doanh Capex có tác động rất lớn đến việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp và nâng cấp sản phẩm. Vậy cụ thể Capital Expenditure là gì? Hãy cùng 3Gang tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về Capital Expenditure

Capital Expenditure là gì?
Capital Expenditure là gì?

Capital Expenditure được viết tắt là CapEx – tạm dịch là chi phí tài sản cố định hoặc là chi phí vốn, đây là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, nó được hiểu như một khoản phí đầu tư. Doanh nghiệp thường sẽ sử dụng khoản phí Capital Expenditure này để mua, nâng cấp và duy trì các loại tài sản vật chất như là máy móc, thiết bị, tòa nhà,…

Bí quyết tiết kiệm đơn giản cho bạn, hiệu quả ngay tức thì 

Capital Expenditure luôn luôn “góp mặt” trong các dự án hoặc là các khoản đầu tư mới của một doanh nghiệp. Khoản chi phí Capex này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động hoặc là tạo thêm động lực để vận hành hoạt động.

Ví dụ: Doanh nghiệp mua máy photo để phục vụ cho công việc thì chi phí để tu sửa và trang bị cho máy photo chính là Capital Expenditure.

Capex đảm nhiệm vai trò là nguồn vốn chi tiêu khi mà doanh nghiệp mua tài sản mới hoặc kéo dài tuổi thọ cho những sản phẩm đang sở hữu. Trong các báo các về dòng tiền thì bộ phận kế toán thường sẽ liệt kê khoản phí CapEx vào mục: “Đầu tư vào nhà máy, tài sản và thiết bị”.

2. Ý nghĩa của chỉ số Capital Expenditure là gì?

Trong hoạt động kinh doanh thì chỉ số Capital Expenditure giữ vai trò của “người quản gia”, nó giúp doanh nghiệp đo lường được nguồn vốn đang sở hữu để chi tiêu cho tài sản cố định hoặc tài sản mới.

Chỉ số Capex được biểu thị trong dòng tiền đầu tư lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽ có những khoản chi tiêu vốn đặc thù khác nhau và qua đó thì các nhà đầu tư có thể đánh giá chính xác về chỉ số Capital Expenditure của doanh nghiệp.

3. Capital Expenditure có đặc điểm gì?

Trong kế toán thì Capital Expenditure chính là chi phí chi tiêu cho những tài sản mới mua và những khoản đầu tư có thời gian sử dụng dự kiến hơn một năm hoặc chi phí dùng để duy trì, nâng cấp cho tài sản đang sở hữu. Đối với các tài sản có tuổi thọ dưới một năm thì doanh nghiệp phải chi trả và thống kê trên báo cáo thu nhập theo hướng dẫn của IRS (Internal Revenue Service – Sở thuế vụ).

Các khoản phí Capital Expenditure cần được vốn hóa, điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện phân bổ khoản phí này theo thời gian sử dụng dự kiến của một tài sản. Nếu chi phí này dùng để duy trì, nâng cấp tài sản thì chúng phải được khấu trừ hoàn toàn trong năm phát sinh.

Doanh nghiệp có thể thực hiện xác định Capital Expenditure theo nhiều phương thức khác nhau và có thể ghi nhận chúng ở các mục như: chi phí đầu tư, chi phí mua sắm bất động sản, máy móc, thiết bị hay chi phí thâu tóm,…

Capital Expenditure được tạo ra để bổ sung cho tài sản hoặc là tài sản đã đóng thuế, nó giúp doanh nghiệp xác định nghĩa vụ đóng thuế của mình trong trường hợp bán hoặc chuyển nhượng.

Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà giá trị Capital Expenditure sẽ khác nhau. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cần nhiều vốn như là viễn thông, sản xuất, khai thác dầu mỏ,… thường sẽ có chỉ số Capital Expenditure cao nhất.

4. Phân loại Capital Expenditure

Phân loại Capital Expenditure
Phân loại Capital Expenditure

Capital Expenditure được chia thành 2 loại như sau:

  • Chi phí dùng để duy trì và nâng cấp mức độ hoạt động hiện tại của tài sản hiện có
  • Chi phí có khả năng giúp tăng trưởng trong tương lai

Capital Expenditure có thể là hữu hình như: máy móc, thiết bị, tài sản,… hoặc nó cũng có thể là vô hình như: bằng sáng chế, tư duy, kiến thức chuyên môn,… Dù là hình thức hữu hình hay vô hình thì những vật thể này cũng được coi là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và doanh nghiệp có quyền bán đi hoặc chuyển nhượng nếu có nhu cầu.

Các hình thức tiết kiệm nào hiện đang phổ biến?

5. Công thức tính CapEx

5.1 Công thức tính chỉ số CapEx

Các bước tính chỉ số Capital Expenditure cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định số dư của các mục như  tài sản, nhà máy, thiết bị (PP&E) ở thời điểm hiện tại trong bảng cân đối kế toán (Thông số 1)

Bước 2: Xác định số dư PP&E trước kỳ (Thông số 2)

Bước 3: Dựa vào mức độ chênh lệch của hai thông số trên, bạn cần phải xác định sự thay đổi chính xác của số dư PP&E

Bước 4: Bổ sung sự thay đổi của PP&E vào chi phí khấu hao của doanh nghiệp

Bước 5: Tính chỉ số CapEx thông qua công thức sau:

CapEx = Δ PP&E + Khấu hao hiện tại

Trong đó ta có:

  • CapEx chính là chi phí đầu tư
  • Δ PP&E chính là sự thay đổi về tài sản như là bất động sản, chứng khoán, thiết bị, máy móc, nhà máy,…

5.2 Một số công thức liên quan

CF (Báo cáo thu nhập/báo cáo tài chính) / CapEx = Dòng tiền từ hoạt động / Chi phí vốn

Bạn có thể dùng chi phí vốn để tính FCFE (Dòng tiền mặt tự do) qua công thức sau:

  • 999 FCFE = Thu nhập cổ phiếu – (CapEx – khấu hao) x (1 – tỷ lệ nợ) – (Thay đổi vốn lưu động trên mạng) x (1 – tỷ lệ nợ)
  • FCFE = Thu nhập ròng – CapEx – Thay đổi số vốn lưu động ròng + Nợ mới – Hoàn trả nợ

CapEx càng lớn thì dòng tiền mặt tự do càng có xu hướng giảm.

6. So sánh CAPEX và OPEX 

Hai thuật ngữ CAPEX và OPEX được nhắc đến khá nhiều và chúng đều liên quan đến chi phí hoạt động đầu tư sản xuất của doanh nghiệp. Vậy nên, nhiều người thường nhầm lẫn hai chỉ số này với nhau, điều này dẫn tới những đánh giá sai lầm. Vậy điểm khác biệt của OPEX và CAPEX cụ thể là gì, mời bạn đọc tham khảo nội dung sau đây:

Tiêu Chí CAPEX OPEX
Thời hạn Chi phí đầu tư dài hạn cho tương lai, được dùng để duy trì sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là khoản chi phí sẽ được phục hồi theo thời gian thông qua khấu hao. Chi phí hoạt động ngắn hạn, được sử dụng hết trong cùng kỳ kế toán mà tài sản được mua.
Tỷ trọng chi phí Chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp. Nó giúp gia tăng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, phát triển trong tương lai. Chiếm một phần lớn trong chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để duy trì hoạt động. Do vậy, các công ty thường sẽ cố gắng cắt bỏ và tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến tính cạnh tranh.
Khấu trừ Vốn hóa và phân bổ dựa theo thời gian sử dụng dự kiến của từng loại tài sản. Khấu trừ thuế hoàn toàn trong năm phát sinh.
Ví dụ Chi phí bỏ tiền ra mua máy photo Tiền mua giấy/mực hoặc tiền bảo trì máy photo hàng năm

7. Ứng dụng của CapEx trong đầu tư chứng khoán như thế nào?

Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán thì Capital Expenditure cũng là nhân tố quan trọng không thể thiếu. Chỉ số này được ứng dụng vào một số công thức để giúp các nhà đầu tư có thể có các quyết định chính xác hơn.

7.1 Tính CFO thông qua CapEx

CFO/CapEx = Dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh/ CapEx

  • Tỷ lệ CFO/CapEx > 1: Điều này nghĩa là hoạt động kinh doanh hiệu quả
  • Tỷ lệ CFO/CapEx < 1: Điều này nghĩa là hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả và doanh nghiệp cần thêm vốn để phục vụ nhu cầu.

Các ứng dụng kiếm tiền trên điện thoại nên hay không nên?

Lưu ý: Khi tính CFO/CapEx, bạn cần phải xem xét tỷ lệ ngành cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên so sánh tỷ lệ CFO/CapEx của doanh nghiệp khác (cùng lĩnh vực) để có nhận định chính xác nhất.

7.2 Tính dòng tiền tự do (FCFF) thông qua chỉ số CapEx

FCFF = EBIT (Lợi nhuận kinh doanh) x (1 – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) + Khấu hao – CapEx – Thay đổi vốn lưu động

  • FCFF > 0: Điều này nghĩa là doanh nghiệp vẫn còn tiền mặt sau khi trừ chi phí
  • FCFF < 0: Điều này nghĩa là doanh nghiệp không đủ doanh thu phục vụ cho các hoạt động

7.3 Tính dòng tiền thuần vốn (FCFE) thông qua chỉ số CapEx

FCFE = (EBIT – Chi phí lãi vay) x (1 – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) + Khấu hao – CapEx – Thay đổi vốn lưu động + (Vay nợ mới – Trả nợ cũ)

  • FCFE > 0: Điều này nghĩa là doanh nghiệp có đủ nguồn tài chính để chi trả cổ tức cho các cổ đông
  • FCFE < 0: Điều này nghĩa là doanh nghiệp không đủ nguồn tài chính để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Nếu muốn duy trì cổ tức thì doanh nghiệp cần có chính sách đầu tư, vay vốn.

8. CAPEX bao nhiêu mới là tốt?

CAPEX bao nhiêu mới là tốt?
CAPEX bao nhiêu mới là tốt?

Sẽ rất khó để có thể xác định CAPEX bao nhiêu thì mới là tốt. Giá trị CAPEX cần được phân tích dựa trên sự tương quan của các yếu tố sau:

  • Giai đoạn phát triển: Tùy thuộc giai đoạn phát triển của công ty là mới hay đã đi vào hoạt động ổn định mà CAPEX sẽ được sử dụng với các mục đích khác nhau. Với doanh nghiệp mới thì chi phí vốn ban đầu sẽ được sử dụng nhiều để đầu tư vào nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị. Trong khi các doanh nghiệp cũ lại dùng CAPEX nhiều vào việc sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, nhà xưởng.
  • Năng lực tài chính: Khi một doanh nghiệp có dự án mới đầu tư thì cần dựa trên năng lực tài chính hiện tại để có thể đánh giá mức độ khả thi rằng công ty có đủ khả năng chi trả (CAPEX) cho dự án hoàn thành hay không.
  • Biên lợi nhuận gộp: Nhà đầu tư cần xem xét đến yếu tố này bởi chi phí CAPEX của các công ty sản xuất là không thể thiếu. Nếu biên lợi nhuận gộp không được cải thiện thì hoạt động tái đầu tư sẽ không mang lại hiệu quả.
  • Lợi nhuận sau thuế: Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh sẽ chỉ sử dụng một phần nhỏ CAPEX so với lợi nhuận sau thuế để đem đi tái đầu tư và phục vụ sửa chữa. 

Trong 4 yếu tố trên, lợi nhuận sau thuế thường được sử dụng để đánh giá giá trị CAPEX tối ưu nhất. 

  • Nếu giá trị CAPEX nhỏ hơn 50% lợi nhuận sau thuế thì chứng tỏ doanh nghiệp có lợi thuế cạnh tranh tốt.
  • Nếu giá trị CAPEX nhỏ hơn 25% lợi nhuận sau thuế thì chứng tỏ doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn và mã cổ phiếu đó là tốt để đầu tư.

CAPEX chính là tiêu chí được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng để đánh giá một mã cổ phiếu có tiềm năng hay không. Từ đó, nhà đầu tư có nhận định chính xác về chỉ số quan trọng này và phân tích cũng như đánh giá thị trường chứng khoán chính xác. 

9. So sánh FAQs về CAPEX

9.1 Chỉ số OpEx khác chỉ số CapEx như thế nào?

Khác với CapEx thì OpEx (Chi phí vận hành) sẽ được khấu trừ thuế trực tiếp trong năm được phép thanh toán bởi chi phí vận hành thường chiếm tỷ lệ lớn trong các khoản chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các khoản thu CapEx thông thường thì doanh nghiệp có thể phân bổ chi phí cho OpEx.

9.2 Báo cáo tài chính có chỉ số CapEx hay không?

Tất nhiên là có bởi trong báo cáo tài chính thì chỉ số CapEx được thể hiện qua danh mục: “Dòng tiền từ hoạt động đầu tư”

9.3 CapEx có được khấu trừ thuế hay không?

Câu trả lời là không bởi CapEx không được khấu trừ thuế trực tiếp. Tuy nhiên thì các khoản thuế có thể được cắt giảm gián tiếp bằng phương pháp khấu hao.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà 3Gang đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc về chủ đề CapEx là gì. Chúng tôi hy vọng, thông qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm được ý nghĩa cũng như cách tính chỉ số CapEx này. Mọi thắc mắc của bạn xin hãy phản hồi lại để 3Gang có thể giải đáp kịp thời nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *