Nên chọn gửi tiết kiệm không kỳ hạn hay có kỳ hạn

Gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu của người dân Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những người thích an toàn, không có kinh nghiệm đầu tư. Một trong những hình thức được nhiều lựa chọn là gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Vậy gửi tiết kiệm không kỳ hạn là gì, cùng 3Gang tìm hiểu ngay bạn nhé.

Khái niệm gửi tiết kiệm không kỳ hạn 

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn là gì
Gửi tiết kiệm không kỳ hạn là gì

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại hình gửi tiết kiệm ngân hàng không giới hạn thời gian và số tiền gửi. Khách hàng chọn gửi không kỳ hạn chủ yếu là những người có tiền nhàn rỗi, cần ngân hàng cất giữ thay số tiền và sẽ rút ra để sử dụng trong tương lai gần khi có nhu cầu. Lãi suất khi rút tiền sẽ được tính lãi theo mức lãi suất ấn định của ngân hàng phát hành và theo quy định hiện hành thì mức lãi này không vượt quá 1%/năm.

Gửi tiết kiệm online – xu thế mới trong thời đại 4.0. Liệu nó có an toàn hay không?

Các lợi ích của gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Mặc dù lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn không cao nhưng nhiều người vẫn lựa chọn hình thức tiền gửi này vì:

  • Dễ dàng mở tài khoản một cách nhanh chóng: Bạn có thể mở tài khoản gửi tiết kiệm ngay trên ứng dụng của ngân hàng chỉ với một vài thao tác đăng ký mà không cần trực tiếp đến ngân hàng. Bên cạnh đó, bạn còn có thể quản lý và theo dõi thường xuyên tình trạng tài khoản.
  • Không phải trả phí quản lý hàng tháng: Với gửi tiết kiệm không kỳ hạn, bạn sẽ không phải trả phí quản lý hàng tháng nên số tiền gửi sẽ không bị ảnh hưởng.
  • Không quy định thời hạn gửi: Dù gửi tiết kiệm trong thời gian ngắn hay dài thì khi rút tiền, bạn vẫn nhận được mức lãi suất như nhau.
  • Rút tiền linh hoạt mà không cần báo trước: Khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước. Bạn có thể đến quầy giao dịch ngân hàng hoặc ra cây ATM để rút số tiền mình muốn.
  • Số tiền tối thiểu để gửi tiết kiệm không kỳ hạn thấp: Chỉ từ 50.000VND, bạn có thể mở tài khoản gửi tiết kiệm bất cứ lúc nào và có thể gia tăng thêm hàng ngày, hàng tháng. Điều này đặc biệt phù hợp với những người tài chính có hạn như người thu nhập thấp, sinh viên,.…
  • Được hưởng lãi suất thực tế theo ngày tính và số dư còn lại cuối mỗi ngày: Khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn, mỗi ngày bạn đều nhận được số tiền lãi tính trên số tiền hiện có. Theo Quyết định số 2173/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước được ban hành ngày 28/10/2014 thì tiền lãi được tính theo mức lãi suất tối đa là 1%/năm, tuỳ từng ngân hàng.

Lãi suất không kỳ hạn của một số ngân hàng tại Việt Nam hiện nay

Lãi suất không kỳ hạn của các ngân hàng thương mại tối đa 1%/năm
Lãi suất không kỳ hạn của các ngân hàng thương mại tối đa 1%/năm

Với tính chất không ổn định của nguồn vốn huy động nên so với gửi có kỳ hạn thì tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi suất khá thấp. Lãi suất của các ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng từ cơ chế quản lý của ngân hàng nhà nước. Theo đó, trước 28/10/2014 thì lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn tối đa là 3%/năm nhưng từ sau thời điểm này, lãi suất không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng tối đa là 1%/năm. Tức là ngân hàng thương mai không được phép lấy mức lãi suất cao hơn là 1%/năm. Bạn có thể tham khảo mức lãi suất của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam tháng 1/2023 trong bảng thống kê sau:

Tên ngân hàng Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn
Ngân hàng VPBank  1%/năm
Ngân hàng Vietcombank  0.2%/năm
Ngân hàng Techcombank  1%/năm
Ngân hàng Vietinbank 0.1%/năm
Ngân hàng MBBank  0.5%/năm
Ngân hàng Sacombank  0.2%/năm
Ngân hàng Agribank  0.5%/năm
Ngân hàng Eximbank 0.1%/năm
Ngân hàng BIDV 0.2%/năm
Ngân hàng VIB 1%/năm

Bên cạnh các ngân hàng thương mại áp dụng hình thức gửi không kỳ hạn thì cũng có nhiều app đầu tư tài chính cũng có hình thức này. Trong các app tài chính hiện nay thì app 3Gang được đánh giá là an toàn và có mức lãi suất cao, khoảng 6.5%/năm với gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Lãi suất gửi tiết kiệm online ngân hàng nào cao nhất

Công thức tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Bạn có thể chủ động tính toán mức sinh lời của khoản gửi không kỳ hạn dựa trên lãi suất đã được ngân hàng công bố. Công thức tính như sau: 

Tổng số tiền lãi = (số tiền gốc x lãi suất năm x số ngày gửi) / 365

Ví dụ: Bạn gửi 20 triệu đồng với lãi suất không kỳ hạn của ngân hàng là 0.5%. Sau 22 ngày, số tiền lãi mà bạn nhận được sẽ là:

20.000.000 x 0.5% x 22 / 365 = 6027 VND

So sánh hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn và gửi tiết kiệm có kỳ hạn

So với gửi tiết kiệm không kỳ hạn, gửi tiết kiệm có kỳ hạn có một số đặc điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí Gửi tiết kiệm có kỳ hạn Gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Khái niệm Là hình thức gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng với số tiền và khoảng thời gian gửi cụ thể, đồng thời có cam kết về thời điểm tất toán Là hình thức gửi linh động, không cụ thể  thời gian và số tiền gửi. Người gửi có thể rút tiền bất kỳ lúc nào để phục vụ mục đích cá nhân với lãi suất như ban đầu
Kỳ hạn 1, 2 hoặc 3 tuần

Hoặc 1, 3, 6, 9, 12, 13, 15, 18, 24, 36 … tháng

Không quy định
Số tiền gửi tối thiểu 1.000.000 VND 50.000 VND
Lãi suất Tính theo kỳ hạn gửi, dao động trong khoảng 5.3 – 8.9%/năm Tính theo số dư cuối ngày và mức lãi suất này thấp, tối đa là 1%/năm
Hình thức trả lãi Cuối kỳ, định kỳ, trước kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm Theo từng ngày hoặc từng tháng
Khả năng tất toán trước kỳ hạn Bạn phải thông báo trước cho ngân hàng và nhận lãi suất điều chỉnh khi tất toán Khả năng tất toán linh hoạt và bạn không cần phải thông báo trước cho ngân hàng. Lãi suất tính tiền lãi sẽ đúng như thỏa thuận ban đầu
Ưu đãi Có nhiều ưu đãi như ưu đãi lãi suất khi vay (cao hơn bình thường), mở thẻ tín dụng mà không cần chứng minh thu nhập… Ít ưu đãi hơn

Qua bảng phân tích trên, bạn có thể dễ dàng nhận thấy những lợi ích và hạn chế của gửi tiết kiệm không kỳ hạn so với có kỳ hạn. Gửi tiết kiệm có kỳ hạn thường có lãi suất cao hơn gửi không kỳ hạn nhưng nếu tất toán trước hạn thì lãi suất lại thấp hơn. Trong khi đó, gửi tiết kiệm không kỳ hạn tuy có lãi suất thấp, tối đa là 1%, tuỳ từng ngân hàng nhưng lại linh hoạt hơn trong việc rút tiền gửi.

Nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn hay có kỳ hạn

Nên chọn gửi tiết kiệm không kỳ hạn hay có kỳ hạn
Nên chọn gửi tiết kiệm không kỳ hạn hay có kỳ hạn

Bạn có tiền nhàn rỗi nhưng không có hoặc ít kinh nghiệm đầu tư, mong muốn sự an toàn. Bạn lựa chọn gửi tiết kiệm vào ngân hàng thay vì chơi chứng khoán, đầu tư bất động sản. Bạn băn khoăn không biết có nên gửi tiết kiệm không kỳ hạn không. 3Gang sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này, đó là bạn nên gửi tiết kiệm không kỳ hạn khi:

  • Bạn có một khoản tiền nhàn rỗi nhưng có thể phải rút ra để chi tiêu bất cứ lúc nào.
  • Bạn thường xuyên phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh trong cuộc sống mà không dự tính trước được như kinh doanh, tiêu dùng cá nhân…

Còn nếu có ý định tiết kiệm dài hạn và chắc chắn chưa cần sử dụng đến tiền tiết kiệm để chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định thì bạn nên lựa chọn tiết kiệm có kỳ hạn. Nguyên nhân là vì bạn sẽ nhận được lãi suất tiền gửi cao hơn, đồng thời nhận được nhiều ưu đãi từ phía ngân hàng.

Nên chọn gửi tiết kiệm không kỳ hạn hay có kỳ hạn

Chính vì vậy, tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính mà bạn hãy chọn hình thức gửi tiết kiệm cho phù hợp. Với một số tiền nhàn rỗi nhất định, bạn nên chia ra làm nhiều phần nhỏ, bao gồm:

  • Một phần gửi không kỳ hạn để có thể rút ra để thanh toán và chi tiêu hàng tuần, hàng tháng.
  • Một phần gửi có kỳ hạn ngắn: Các khoản tiết kiệm có kỳ hạn 1, 3, 6 tháng xen kẽ nhau sẽ giúp bạn luôn có một khoản tiền dự phòng vào cuối tháng hoặc cuối quý. Khi cần, bạn có thể tất toán để chi tiêu.
  • Một phần gửi có kỳ hạn dài, khoảng 12, 24 hoặc 36 tháng để được hưởng mức lãi suất hấp dẫn và nhiều ưu đãi từ ngân hàng.

Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin về hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn là gì và lợi ích của hình thức này. Nhìn chung, mức lãi suất không kỳ hạn của các ngân hàng thương mại của Việt Nam đều không cao. Do đó, nếu có tiền nhàn rỗi, bạn có thể tham khảo ứng dụng tích lũy thông minh  3Gang để gửi tiết kiệm với mức lãi suất không kỳ hạn là 6.5%/năm.

Tiền gửi tiết kiệm là gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *