Tiền gửi có kỳ hạn là gì? Cách tính tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là gì? Cách tính tiền gửi có kỳ hạn

Hầu hết người dân Việt Nam để có thói quen tiết kiệm tiền cho tương lai, đa số mọi người đều chọn phương thức gửi tiền tại ngân hàng nhằm sử dụng và bảo vệ nguồn tiền. Có hai phương thức gửi tiền là gửi tiền có kỳ hạn và gửi tiền không kỳ hạn. Ưu điểm của gửi tiền có kỳ hạn đó là lãi suất hấp dẫn hơn, chính vì vậy nhiều người lựa chọn phương thức này. Bài viết dưới đây của 3Gang chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến gửi tiền có kỳ hạn.

1. Tiền gửi có kỳ hạn là gì?

Tiền gửi có kỳ hạn là gì?
Tiền gửi có kỳ hạn là gì?

1.1.Tiền gửi có kỳ hạn

Đây là một hình thức đầu tư sinh lời khi bạn gửi các khoản tiền nhàn rỗi hoặc khoản đầu tư của mình vào ngân hàng với một kỳ hạn cụ thể như 1 tuần, 1 tháng, 6 tháng, 1 năm. Mức lãi suất hàng kỳ mà khách hàng được hưởng sẽ được áp dụng ngay từ thời điểm mở sổ tiết kiệm và kéo dài cho đến cuối kỳ hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn là gì?

Các kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm rất linh động. Khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn theo tuần, tháng, quý hoặc theo năm và khách hàng chỉ có thể nhận đủ tiền lãi nếu rút tiền tại thời điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp đến hạn tất toán mà khách hàng không đến nhận tiền thì ngân hàng sẽ tự động quay vòng cả vốn và lãi thêm một kỳ hạn nữa. Và lúc này, mức lãi suất tiền gửi sẽ được áp dụng bằng với mức lãi suất hiện hành tại thời điểm hiện tại. Hiện nay trên thị trường tài chính, hầu như các ngân hàng đều hỗ trợ khách hàng mở sổ tiết kiệm có kỳ hạn với một mức tối thiểu là 1 triệu đồng. 

1.2. Hạn mức tiền gửi có kỳ hạn

Nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền đa dạng của người dùng, các ngân hàng đã triển khai nhiều hạn mức gửi tiết kiệm có kỳ hạn khác nhau như:

  • Kỳ hạn 1 – 3 tháng: Đây là kỳ hạn ngắn và linh hoạt, tương đối phù hợp với những người thường xuyên phải sử dụng và quay vòng vốn. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn, dao động tử 3% đến 6%/năm ở các ngân hàng.
  • Kỳ hạn 6 tháng: Tiền gửi kỳ hạn 6 tháng có lãi suất cao hơn một chút, từ 5,7% đến 8%, cá biệt ở hạn mức này có ngân hàng Saigonbank có lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao nhất ở ngưỡng 9,35%/năm. Nếu bạn có số tiền nhàn rỗi chưa cần dùng đến trong khoảng thời gian 6 tháng, bạn có thể lựa chọn hình thức này.
  • Kỳ hạn 12 tháng:  Mức lãi suất của kỳ hạn 12 tháng cao hơn hẳn so với các kỳ hạn trước và được nhiều người lựa chọn. Lãi suất của các ngân hàng dao động từ 6,2% đến 10%/năm.
  • Kỳ hạn trên 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng: Các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài thường có mức lãi suất chỉ cao hơn một chút so với kỳ hạn 12 tháng. Saigonbank hiện là ngân hàng có mức lãi suất cao nhất dành cho kỳ hạn này, mức lãi suất ngân hàng này chi trả có thể lên tới 10%/năm.

Hiện nay các ngân hàng thường có chương trình khuyến mãi áp dụng cho tiền gửi thời gian dài nên nhiều người có số tiền nhàn rỗi không cần dùng đến trên 12 tháng đều có thể áp dụng kỳ hạn này. Ưu điểm của tiền gửi với kỳ hạn dài là bạn sẽ tránh được những biến động của thị trường như bị giảm lãi suất trong những năm tiếp theo.

Có thể thấy gần nhất là khi đại dịch Covid-19 diễn ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm mạnh nhưng những khách hàng đã gửi tiết kiệm kỳ hạn dài vẫn được giữ nguyên mức lãi suất ban đầu theo hợp đồng.

1.3. Điểm giống nhau và khác nhau giữa tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn suy cho cùng đều là tiền gửi tiết kiệm. Do đó hai loại hình này chắc chắn sẽ có những điểm tương đồng nhau như:

  • Cả hai khoản tiền gửi đều là các khoản tiền nhàn rỗi hoặc các khoản đầu tư của người gửi tại tổ chức tín dụng vào một kỳ hạn nhận cụ thể, người gửi tiền đều có quyền lựa chọn hình thức và thời hạn gửi tiền theo quy định.
  • Người gửi tiền sẽ được nhận lãi suất theo thời hạn mà mình đã lựa chọn
  • Khách hàng áp dụng của hình thức gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
  • Nếu người gửi rút tiền trước thời hạn thì toàn bộ lãi suất sẽ tính không theo mức lãi đã thỏa thuận ban đầu. 

Khác nhau:

Tiêu chí

Tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn

Mức lãi suất Mức lãi suất thường thấp và chỉ được phép tính dựa trên số dư cuối ngày. Tuy theo quy định của từng ngân hàng, lãi suất thường sẽ cao hơn và được tính theo lãi suất tương ứng của kỳ gửi tiền.
Kỳ hạn gửi Không có kỳ hạn cố định Kỳ hạn linh hoạt: theo tuần, theo tháng hoặc theo năm, tùy vào từng ngân hàng
Phương thức trả lãi Trả lãi định kỳ hoặc trả lãi vào thời điểm mà khách hàng được tất toán tiền gửi Có 3 hình thức trả lãi phổ biến: trả lãi trước, trả lãi định kỳ hoặc trả lãi sau.
Rút tiền trước kỳ hạn Khách hàng được phép rút tiền vào bất cứ thời điểm  nào Khách hàng có thể tất toán khoản tiền gửi trước hạn và hưởng lãi suất không kỳ hạn thay vì mức lãi suất ban đầu
Hạn mức tiền gửi tối thiểu 50,000 đồng 1,000,000 đồng

1.4. Mẫu hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn

Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn là bản hợp đồng trong đó được lập ra để ghi chép về việc ký kết hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn giữa bên ngân hàng và bên gửi tiền. Theo đó hai bên thỏa thuận những điều khoản liên quan đến việc gửi tiền, quy định quyền và nghĩa vụ thực hiện của hai bên. Cả hai bên đều phải đảm bảo thực hiện đúng theo hợp đồng trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Đồng thời hợp đồng cũng là văn bản ghi nhận phương thức giải quyết tranh chấp của cả hai bên trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.

Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn thường được sử dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức mà không phải cho cá nhân.

Hợp đồng dạng này thường có các kỳ hạn gửi trong khoảng thời gian: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 36 tháng. Tùy vào nhu cầu của từng doanh nghiệp mà lựa chọn các kỳ hạn khác nhau.

2. Hạch toán tiền gửi có kỳ hạn

Hạch toán tiền gửi có kỳ hạn
Hạch toán tiền gửi có kỳ hạn

2.1. Các tài khoản liên quan

  1. Tài khoản 112: Tài khoản tiền gửi ngân hàng

Tài khoản 112 này được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, biến động giảm của các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp.

Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các chứng từ liên quan: giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc bao gồm: uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…

Kết cấu tài khoản 112 bao gồm:

  • Bên nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ được gửi vào ngân hàng; Chênh lệch tỷ giá hối đoái khi số dư tiền gửi ngân hàng được đánh giá lại là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trong trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán).
  • Bên có: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ được rút ra từ ngân hàng; Chênh lệch tỷ giá hối đoái khi đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo ( trong trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán).
  • Số dư bên nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ hiện còn gửi tại ngân hàng vào thời điểm báo cáo.
  1. Tài khoản 128: Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn của doanh nghiệp

Kế toán sử dụng tài khoản này để phản ánh số dư hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, ngoài ra còn có trái phiếu, tín phiếu và các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn khác.

Tài khoản 1281 _ Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số dư hiện có của tiền gửi có kỳ hạn.

Cụ thể, kết cấu của tài khoản 128 bao gồm:

  • Bên nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn biến động tăng.
  • Bên có: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn biến động giảm.
  • Số dư bên nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có vào thời điểm báo cáo.
  1. Tài khoản 515 _ Doanh thu hoạt động tài chính

TK 515 này được dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng.

Kết cấu tài khoản 515 gồm:

  • Bên nợ: Số thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có); Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp vào tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.
  • Bên có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ hoạt động.

2.2. Hạch toán 

  1. Đối với tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn nhận lãi định kỳ hoặc cuối kỳ

Khi doanh nghiệp tiến hành gửi tiền có kỳ hạn, vào thời điểm gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm, căn cứ vào chứng từ gửi tiền có kỳ hạn được cấp, kế toán ghi:

  • Nợ TK 128: các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
  • Có các TK lq: 111, 112

Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc gửi tiền có kỳ hạn (Chi phí giao dịch, cung cấp thông tin, tư vấn pháp lý…), kế toán ghi:

  • Nợ TK 128: các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
  • Có các TK lq: 111, 112…
  1. Trường hợp nhận lãi định kỳ:

Khi nhận lãi từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm vào định kỳ mỗi tháng, quý, năm:

  • Nợ TK 111, 112 (nếu đã thu được tiền lãi)
  • Nợ TK 138 – Phải thu khác 1388 (nếu chưa thu được tiền lãi)
  • Nợ TK 128 – Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (nếu tiền lãi được nhập luôn vào gốc)
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính thuần

Khi thu hồi khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, kế toán ghi nhận:

  • Nợ các TK lq: 111, 112, 131,… (theo giá trị hợp lý)
  • Có TK 128: Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ) của doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp nhận lãi cuối kỳ, toàn bộ gốc và lãi của khoản tiền gửi sẽ được thanh toán vào ngày đáo hạn:

  • Tại thời điểm lập BCTC, kế toán phải tính trước số lãi dự thu tương ứng với thời gian trong năm tài chính mà số tiền gửi có lãi.
  • Nợ TK 138 
  • Có TK 515
  1. Doanh nghiệp gửi tiền có kỳ hạn, nhận lãi ngay thời điểm gửi tiền

Kế toán viên vẫn ghi nhận các bút toán hạch toán tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và các chi phí liên quan. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nhận lãi luôn tại thời điểm gửi tiền, kế toán viên thực hiện bút toán:

  • Nợ TK 128: Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn của doanh nghiệp
  • Có các TK lq: 111, 112,… (số tiền lãi thực nhận)
  • Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp (phần lãi nhận trước).

Sau đó, để đảm bảo tính đúng kỳ của doanh thu, định kỳ kế toán viên sẽ tính toán và kết chuyển số tiền lãi đã ghi nhận ở TK 3387 sang TK 515, bút toán ghi nhận:

  • Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp
  • Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính doanh nghiệp

3. Đặc điểm chung của tiền gửi có kỳ hạn

Đặc điểm chung của tiền gửi có kỳ hạn
Đặc điểm chung của tiền gửi có kỳ hạn

3.1. Tiền gửi có kỳ hạn có rút được không? 

Câu trả lời là Có. Hiện nay, tại hầu hết tất cả các ngân hàng đang hoạt động trên thị trường tài chính của Việt Nam đều hỗ trợ khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm trước thời hạn để khách hàng có thể xử lý công việc kịp thời trong lúc cấp bách. Tuy nhiên, theo quy định tiền gửi có kỳ hạn, nếu khách hàng rút tiền trước kỳ hạn sẽ bị phạt một mức phí cũng như sẽ phải chịu một số bất lợi khi vi phạm.

3.2. Quy chế tiền gửi có kỳ hạn

Khi có nhu cầu gửi khách hàng cần nắm vững các quy định tiền gửi có kỳ hạn sau:

  • Lãi suất luôn có trước và cố định trong suốt thời gian gửi.
  • Số tiền lãi được tính hàng ngày và trả định kỳ hàng theo tháng/quý/năm theo từng thời hạn gửi được quy định.
  • Các hình thức trả lãi bao gồm: Trả trước, trả sau và trả định kỳ.
  • Khách hàng có thể sử dụng số dư trên tài khoản tiết kiệm để thế chấp, cầm cố hoặc vay vốn tại các tổ chức tín dụng.
  • Trái ngược với tiền gửi có kỳ hạn là các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước tại bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

4. Cách tính tiền gửi có kỳ hạn

Có 2 phương pháp tính lãi tiền gửi có kỳ hạn như sau:

 Số tiền lãi theo ngày = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360.

Hoặc:

Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.

Vậy lãi suất tiền gửi có kỳ hạn là gì? Đó là tỷ lệ phần trăm quy định trong hợp đồng giữa bên ngân hàng và bên gửi tiền. Có nhiều mức lãi suất khác nhau tương ứng với các kỳ hạn gửi tiền khác nhau do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng quy định.

Ví dụ:

Ông B gửi tiết kiệm 60 triệu đồng với kỳ hạn 1 năm tại Ngân hàng có mức lãi suất là 7%/năm. Đến kỳ hạn 1 năm, ông B có thể rút số tiền đã gửi ra. Cách tính lãi suất ngân hàng cho số tiền gửi trong trường hợp này như sau:

Số tiền lãi = 60 triệu x 7% = 4,2 triệu đồng

Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, số tiền lãi = 60 triệu x 7% x 180/360 = 2,1000,000  VNĐ

Tuy nhiên, nếu khách hàng muốn tất toán trước hạn thì ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn cho tài khoản tiền gửi đó. 

Do đó, có thể thấy rằng khoản tiền lãi mà khách hàng nhận được khi tất toán trước hạn thấp hơn rất nhiều so với tất toán đúng hạn. Vì vậy, trước khi gửi tiền khách hàng nên cân nhắc thật kỹ nhu cầu sử dụng tiền cũng như khả năng tài chính của bản thân trong tương lai để lựa chọn cho mình kỳ hạn gửi tối ưu nhất. Hoặc khách hàng có thể lựa chọn chia thành các khoản nhỏ tiền gửi của mình để phục vụ cho nhu cầu sử dụng sau này.

5. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của một số ngân hàng hiện nay

  • Mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn Sacombank cao nhất 7,5%. 

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ở ngân hàng Sacombank có mức lãi suất 0,2%/năm. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Sacombank được áp dụng các mức lãi như sau:

Kỳ hạn (tháng) Lãi suất (%)
1 5.6
3 5.8
6 7.0
9 7.15
12 7.3
18 7.45
24 7.5

 

  • Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn agribank cao nhất là 7,4%. 

Tương tự các ngân hàng khác, mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng Agribank là 0,1%. Mức lãi suất cho các hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn của ngân hàng này được áp dụng theo bảng sau:

 

Kỳ hạn gửi (tháng) Lãi suất (%)
1 – 2 4.9
3 – 5 5.4
6 – 11 6.1
12 – 24 7.4

 

  • Lãi suất Tiền gửi có kỳ hạn vietcombank cao nhất là 7,4%.

Vietcombank có mức lãi suất mà ngân hàng quy định cho tiền gửi không kỳ hạn là 0,1%. Và mức lãi suất cho tiền gửi có kỳ hạn được Vietcombank áp dụng như sau:

Kỳ hạn (tháng) Lãi suất (%)
1 tháng 4.9
2 tháng 4.9
3 tháng 5.4
6 tháng 6.0
9 tháng 6.0
12 tháng 7.4
24 tháng 7.4
36 tháng 7.4
48 tháng 7.4
60 tháng 7.4

Bảng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn gửi ngân hàng Techcombank mới nhất, cập nhật tháng 12/2022:

Kỳ hạn Trả lãi cuối kỳ
Không kỳ hạn 1,00%
1 -5 tháng 6,00%
6 tháng 9,00%
12 – 36 tháng 9,30%

Sacombank

So với mặt bằng chung trên thị trường, lãi suất tiền gửi của Sacombank khá ưu đãi, hấp dẫn đặc biệt đối với chính sách ấn định lãi suất cho cả tiền AUD và EUR, Sacombank thu hút được lượng khách hàng có tiền ngoại tệ dư thừa mong muốn đầu tư an toàn bằng gửi tiết kiệm. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trực tuyến Sacombank hiện nay như sau:

  • Kỳ hạn 1 tháng: 4.70%
  • Kỳ hạn 2 tháng: 5.40%
  • Kỳ hạn 3 tháng: 5.50%
  • Kỳ hạn 6 tháng: 6.20%
  • Kỳ hạn 9 tháng: 6.40%
  • Kỳ hạn 12 tháng: 6.90%
  • Kỳ hạn 13 tháng: 7.05%
  • Kỳ hạn 24 tháng: 7.30%

Lợi ích khi Mở tiền gửi có kỳ hạn trực tuyến sacombank

Khách hàng không bị giới hạn về mặt thời gian cũng như địa điểm để thực hiện giao dịch gửi tiền. Cách thức này không chỉ tiết kiệm thời gian, mà còn giúp khách hàng có thể quản lý tài khoản, từ bản sao kê chi tiết giao dịch, biến động số dư tài khoản, ngày đáo hạn, lãi suất, và thời hạn tất toán,… Chỉ cần thiết bị có kết nối mạng internet (máy tính, điện thoại,…) thì việc gửi tiền sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

  • Không lo thất lạc sổ tiết kiệm

Vì là tiền gửi trực tuyến nên mọi thông tin về tài khoản tiết kiệm được lưu trữ an toàn và bảo mật thông tin trong hệ thống ngân hàng điện tử nên khách hàng không cần phải quan tâm đến việc bảo quản, lưu giữ sổ tiết kiệm bằng giấy như trước kia.

  • Mức lãi suất cao hơn so với giao dịch tại quầy

Dịch vụ gửi tiền trực tuyến này không chỉ thuận tiện cho khách hàng mà còn giúp ngân hàng tiếp cận cũng như phục vụ khách 24/7, đồng thời giúp ngân hàng tiết kiệm được các chi phí về thuê nhân sự, thuê mặt bằng, tối đa hóa hiệu quả hạ tầng công nghệ hiện đại đã đầu tư…

  • Tối đa hoá lợi nhuận tức thì

Có thể vay cầm cố/tất toán trực tuyến và tất toán sổ tiết kiệm bất cứ thời gian nào khi khách hàng cần tiền mặt, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.

Tiền gửi có kỳ hạn VPBank

Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của một số ngân hàng hiện nay
Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của một số ngân hàng hiện nay

Đối với việc mở tiền gửi có kỳ hạn VPBank tại quầy, khách hàng cá nhân sẽ được nhận lãi suất từ 6%/năm đến 9,3%/năm khi gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 1 – 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.

VPBank áp dụng lãi suất cùng mức 8,7%/năm cho khoản tiền gửi dưới 10 tỷ đồng tại kỳ hạn 6 – 11 tháng. Tuy nhiên với cùng nhóm kỳ hạn này thì khi gửi từ 10 tỷ trở lên khách hàng sẽ được nhận lãi suất là 8,8%/năm.

Lãi suất tiền gửi triển khai tại kỳ hạn 12 – 15 tháng ghi nhận được là 9,1%/năm (dưới 10 tỷ) và 9,2%/năm (trên 10 tỷ đồng). Khoản tiết kiệm có kỳ hạn dài hơn 18 – 36 tháng được hưởng lãi suất từ VPBank là từ 9,2%/năm đến 9,3%/năm.

Tiền gửi có kỳ hạn phát lộc thịnh vượng được xem là gói tiết kiệm có lãi suất cao nhất tại VPBank. Với gói dịch vụ này khách hàng không được rút trước hạn dù chỉ một ngày và hạn mức phải đạt giá trị tối đa mà ngân hàng đã quy định thì mới có thể mở sổ tiết kiệm này.

Đặc điểm

  • Kỳ hạn tiết kiệm của Phát Lộc Thịnh Vượng: Từ 1 tháng đến 36 tháng
  • Loại tiền: VND
  • Số tiền gửi tối thiểu là 10,000,000VND
  • Phương thức trả lãi bao gồm: Trả lãi cuối kỳ, Trả lãi trước, Trả lãi định kỳ
  • Không được rút trước hạn

Tiền gửi có kỳ hạn ACB

Dịch vụ tiết kiệm ACB là một trong những dịch vụ được nhiều khách hàng hiện nay ưa chuộng sử dụng. Do đó, lãi suất ngân hàng ACB cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn ACB cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo số liệu vừa được cập nhật mới nhất thì ngân hàng ACB đang triển khai một số gói huy động tiền gửi chẳng hạn như gói tài lộc và gói “Chọn sống mới, trọn chất tôi”. 

  • Gói tiết kiệm An Lộc thì có lãi suất được triển khai từ 5,7% đến 8,3%/năm và có kỳ hạn từ 1 tháng đến tối đa là 18 tháng tại hạn mức quy định bao gồm dưới 100 triệu đồng, từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc từ 500 triệu đồng trở lên. 
  • Gói “ Tích Lũy Tương Lai”: thời hạn gửi từ 12 đến 60 tháng cùng hạn mức đạt từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng và từ 500 triệu đồng trở lên. Lãi suất được áp dụng cho gói sản phẩm này được ghi nhận dao động từ 7,4% đến 8,1%/năm. 

Đối với Tiền gửi có kỳ hạn BIDV: 

Khách hàng khi gửi tiền với kỳ hạn 3 – 5 tháng sẽ được hưởng lãi suất không đổi là 5,4%/năm. 

Tại hai kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng, các khoản tiền gửi được áp dụng lãi suất ngân hàng tương ứng là 6%/năm và 6,1%/năm

Mức lãi suất ưu đãi nhất được áp dụng cho khách hàng cá nhân là 7,4%/năm, được áp dụng cho các kỳ hạn kéo dài từ 12 tháng đến 36 tháng. Đây đồng thời cũng là mức lãi suất cao nhất của ngân hàng BIDV vào thời điểm này. 

Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên của 3Gang sẽ giúp các bạn hiểu rõ thêm về tiền gửi có kỳ hạn là gì, hạn mức nào phù hợp với nhu cầu của cá nhân mỗi người cũng như cách tính lãi suất nhận được vào thời điểm tất toán. Để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng các dịch vụ gửi tiền tại các ngân hàng lớn với độ uy tín cao hiện nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *