Đáo hạn là gì? và những điều cần nắm rõ

Đáo hạn là gì?

“Đáo hạn” là thuật ngữ quen thuộc và dễ gặp trong lĩnh vực tài chính cũng như ngân hàng. Nếu không tìm hiểu kỹ càng thì bạn sẽ dễ bị hiểu nhầm đáo hạn theo nghĩa khác. Nếu bạn cũng đang thắc mắc đáo hạn là gì? vai trò và ý nghĩa của đáo hạn cũng như các vấn đề liên quan thì đừng bỏ qua bài viết này của 3Gang bạn nhé.

1. Đáo hạn là gì?

Đáo hạn là gì?
Đáo hạn là gì?

Đáo hạn là khi đến hạn vốn gốc, khách hàng phải thực hiện hoàn trả vốn gốc đúng theo hợp đồng tín dụng ( Gồm kỳ hạn vay, phân kỳ, số tiền gốc theo hợp đồng tín dụng).

Quy định về đáo hạn ngân hàng là khi khách hàng vay tiền từ ngân hàng và trong hợp đồng ghi rõ thời hạn phải trả số tiền đó, khách hàng thực hiện việc trả tiền thì đó được gọi là đáo hạn.

Phương thức đáo hạn không quay vòng nghĩa là gì?

Hay đáo hạn còn được hiểu là hình thức gia hạn thêm thời gian vay của khách hàng đối với ngân hàng. Hoặc đáo hạn còn có thể hiểu là hình thức tái vốn vay khi đã hết hạn vay cũ nhưng khách hàng chưa thể trả hết nợ. Bằng hình thức này thì người đi vay có thể gia hạn thêm thời gian vay vốn của mình đối với ngân hàng để thuận tiện hơn khi làm ăn, kinh doanh.

2. Những điều bạn cần nắm được khi vay đáo hạn ngân hàng

Điều quan trọng là khách hàng cần phải nắm rõ thông tin khi đáo nợ ngân hàng, bởi nếu không nắm được thông tin đầy đủ và chính xác thì bạn sẽ mất rất nhiều quyền lợi. Hiểu biết kỹ về vấn đề này sẽ giúp cho bạn tránh khỏi những thông tin không chính xác và gây hiểu lầm hoặc trục lợi không đáng có. 

Vậy nên hãy cùng 3Gang tìm hiểu những lưu ý về ngày đáo hạn ngân hàng bạn nhé:

Cân nhắc kỹ khả năng tài chính của mình để có hình thức vay phù hợp nhất. Tùy từng hình thức sẽ có những điều kiện và tình trạng nhất định phù hợp với hoàn cảnh của khách hàng.

Lựa chọn ngân hàng có mức ưu đãi phù hợp với điều kiện tài chính mà bản thân cho phép.

Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ yêu cầu những hồ sơ và thủ tục đáo hạn ngân hàng khác nhau. Vì vậy nên bạn cần tham khảo thông tin và thủ tục của các ngân hàng đó trước khi đưa ra quyết định vay ở đâu, điều này để tránh mất nhiều thời gian đáo hạn hoặc phát sinh nhiều chi phí liên quan khác.

Bạn cần đặc biệt lưu ý đến bẫy tín dụng đen với lãi suất rất cao nhằm chi trả nợ kịp thời cho ngân hàng khi đến hạn, nếu không thực hiện trả nợ đúng hạn thì ngân hàng sẽ liệt bạn vào danh sách nợ xấu. Vậy nên bạn cần đặc biệt lưu ý về vấn đề quan trọng này. Đây là một giải pháp không được khuyến khích bởi nó cực kỳ mạo hiểm và mang nhiều rủi ro cho khách hàng. Thay vào đó bạn nên liên hệ trực tiếp với nhân viên ngân hàng để tìm ra cách giải quyết thấu đáo hơn nhé.

Đáo hạn thẻ tín dụng là gì? Quy trình và rủi ro cần tránh khi đáo hạn

3. Đặc điểm của đáo hạn

Đặc điểm của đáo hạn
Đặc điểm của đáo hạn

+ Đáo hạn không phải là nghĩa vụ mà nó là thời hạn, thời điểm, là ngày mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán hoặc chi trả khoản lợi nhuận cho các nhà đầu tư;

+ Dưới góc độ người đi vay hoặc đi đầu tư thì đáo hạn có thể sẽ được hình thành bởi 2 loại: Đáo hạn đối với các khoản vay tại các tổ chức tín dụng hoặc đáo hạn đối với các khoản đầu tư (những khoản này có thể được gọi là các công cụ tài chính hoặc khoản đầu tư tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư). Ngược lại, đối với người cho vay hoặc người được đầu tư thì đáo hạn chính là thời điểm họ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền/trả lợi nhuận/lợi ích hợp pháp theo thỏa thuận giữa các bên với nhau;

+ Thường thì việc đáo hạn sẽ được quy định là ngày cụ thể (ví dụ ngày hoàn trả khoản vay, khoản nợ hay ngày hết hạn của sổ tiết kiệm,…), hoặc là một khoảng thời hạn nhất định trừ một số trường hợp như là khoản đầu tư cổ phiếu không kỳ hạn,… (không có ngày đáo hạn được xác định);

Các khoản vay mà khách hàng không trả đúng hạn sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn hay nợ xấu ( Đây là nợ không có khả năng chi trả hoặc khó có khả năng chi trả) và có thể bị xử lý tài sản bảo đảm (nếu khoản vay đó có tài sản bảo đảm);

4. Ý nghĩa của đáo hạn

Hiện vẫn chưa có định nghĩa đáo hạn là gì trong các văn bản pháp luật. Chính vì vậy mà ý nghĩa của đáo hạn đối với các bên sẽ hoàn toàn dựa vào những giao dịch thực tế mà các bên đã thỏa thuận và ký kết, thực hiện với nhau.

Đáo hạn thực chất là việc mà bên cho vay, bên đầu tư được nhận lại những khoản tiền, khoản lợi ích kinh tế khi đến hạn thanh toán/chi trả theo thỏa thuận đã được ký kết từ trước bởi hai bên. Vì vậy nên đáo hạn là thủ tục tất yếu mà các bên cần phải thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết.

Bằng hình thức này thì người đi vay có thể gia tăng thêm thời gian vay vốn của mình đối với ngân hàng. Từ đó họ sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ ở thời điểm đáo hạn. Họ cũng có thể sử dụng khoản vay để chủ động hơn trong việc làm ăn, kinh doanh,… hoặc là có thêm thời gian tìm kiếm đủ tài chính để thực hiện nghĩa vụ sau đó.

Đáo hạn tiết kiệm là gì? Các vấn đề cần lưu ý khi gửi tiết kiệm đáo hạn

Đối với người gửi thực hiện theo hình thức gửi tiền ở ngân hàng, trong trường hợp khách hàng muốn rút số tiền đã gửi thì bạn cần ra ngân hàng và đáo hạn. Nếu khách hàng không đáo hạn theo hợp đồng thì ngân hàng sẽ tự hiểu rằng bạn đang muốn tiếp tục gửi số tiền đó và ngân hàng sẽ tự động gia hạn cho hợp đồng gửi của bạn. Khi này, các thỏa thuận và lãi suất vẫn được áp dụng như cũ, chỉ khác một điều là tiếp tục gia hạn thời gian tiền gửi cho đến thời điểm đáo hạn mới trong quy định mà ngân hàng đã phổ biến cho khách hàng trước đó.

Ví dụ minh họa:

Anh L vay ngân hàng A 1 tỷ với kỳ hạn vay là 1 năm và lãi suất 7% vào ngày 8/6/2022. Như vậy sau một năm, đến ngày 8/6/2023 sẽ là ngày kết thúc hợp đồng khoản vay và xác định thời điểm đáo hạn phải thực hiện các nghĩa vụ nợ gốc và lãi.

Nhưng đã gần đến ngày kết thúc hợp đồng mà anh L không có khả năng chi trả số tiền đã vay. Vậy nên anh L có thể thực hiện đáo hạn khoản vay theo quy định của ngân hàng. Lúc này, tùy vào quy định mà ngân hàng sẽ ra hạn khoản vay đến thời điểm đáo hạn mới cho anh L. Vậy nên anh L chưa cần thực hiện các nghĩa vụ ở thời điểm 8/6/2023 mà sẽ được dịch sang thời điểm đáo hạn mới. Anh L có thể dùng khoản vốn đó để thực hiện các nhu cầu đầu tư, kinh doanh tìm kiếm lợi ích mới.

5. Lợi ích của đáo hạn

Khi thực hiện đáo hạn ngân hàng thì người vay sẽ nhận được một số lợi ích sau:

  • Hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản vay đúng hạn 
  • Tránh được các nguy cơ bị tịch thu tài sản khi bạn không có khả năng trả nợ và bị ghi nhận vào lịch sử nợ xấu làm ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai
  • Thủ tục vay đáo hạn rất đơn giản và nhanh chóng
  • Tránh được những khoản phạt vì quá hạn trả nợ
  • Được duyệt khoản vay mới lớn hơn khoản vay cũ để đảm bảo chi trả khoản vay cũ và có vốn để duy trì việc kinh doanh

6. Điều kiện để đáo hạn là gì?

Điều kiện để có thể tiến hành thủ tục đáo hạn của các ngân hàng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây 3Gang đã liệt kê một số yêu cầu thông thường khi bạn muốn đáo hạn vay như sau:

  • Người có độ tuổi từ 22-65 tuổi
  • Người không có lịch sử nợ xấu
  • Người có tài sản đảm bảo để ngân hàng căn cứ vào đó để quyết định số vốn đáo hạn được vay
  • Người có thu nhập ổn định
  • Hộ khẩu/ KT3 (sổ tạm trú dài hạn) ở khu vực có chi nhánh ngân hàng cho vay

7. Thủ tục và hồ sơ đáo hạn 

Thủ tục và hồ sơ đáo hạn
Thủ tục và hồ sơ đáo hạn

Để tiến hành thủ tục đáo hạn ngân hàng thì người vay cần phải chuẩn bị những giấy tờ gồm:

Đối với các khoản vay cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ khẩu, các tài liệu chứng minh thu nhập, các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp như là sổ đỏ, giấy đăng ký ô tô, hợp đồng thế chấp tài sản cho vay, hồ sơ vay ngân hàng,…

Đối với các khoản vay doanh nghiệp: Cần chuẩn bị giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, biên bản họp thành viên trong công ty về việc vay vốn, giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo, hồ sơ vay ngân hàng,…

8. Các hình thức đáo hạn ngân hàng

Hai hình thức đáo hạn ngân hàng phổ biến hiện nay bạn cần nắm được đó là đáo hạn khoản vay và đáo hạn gửi tiết kiệm.

8.1 Đáo hạn khoản vay

Đáo hạn khoản vay còn có tên gọi khác là đáo nợ ngân hàng hoặc đáo hạn nợ. Khách hàng có thể tiến hành gia hạn khoản vay cũ và vay thêm một khoản vay mới. Với hình thức này thì người vay có thể sử dụng khoản vay mới để thanh toán nợ cho khoản vay cũ.

Thị trường tín dụng hiện nay đang quảng cáo về dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng. Thực chất thì hình thức đáo hạn này nằm trong nhóm đáo hạn khoản vay. Đáo hạn thẻ tín dụng có rủi ro lớn nên người vay cũng cần đặc biệt cân nhắc khi tham gia.

8.2 Đáo hạn gửi tiết kiệm

Khi đến hạn rút tiền gửi tiết kiệm nhưng người gửi không có nhu cầu rút hoặc không đến ngân hàng để làm thủ tục nhận tiền thì ngân hàng sẽ tự động gia hạn hợp đồng gửi tiền của bạn với mức lãi suất tính theo thời điểm hiện tại và kỳ hạn giống với kỳ hạn trước đó.

9. Cách thức đáo hạn 

Cách thức đáo hạn 
Cách thức đáo hạn

9.1 Đáo hạn tại chỗ

Hình thức đáo hạn tại chỗ khá là đơn giản và thích hợp đối cho các khoản vay thế chấp. Việc đáo hạn cũng sẽ được thực hiện tại ngân hàng cho vay. Trong trường hợp đáo hạn tại chỗ thì khách hàng phải đảm bảo khoản vay mới bằng các tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng. Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét và kiểm duyệt hồ sơ vay cũng như đánh giá lại tình hình kinh doanh và khả năng thanh toán nợ của khách hàng.

Ví dụ minh họa: Để duy trì công việc kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh thì chị A đã vay vốn tại ngân hàng X với số tiền 2 tỷ trong thời hạn 3 năm và lãi suất 6%/năm với tài sản thế chấp là một mảnh đất. Vì không có khả năng trả nợ nên khi sắp đến thời hạn thanh toán, chị A đáo hạn khoản vay tại ngân hàng và tiến hành vay thêm một khoản mới với tài sản thế chấp là một mảnh đất khác.

9.2 Đáo hạn chuyển vùng

Đáo hạn chuyển vùng được hiểu là phương thức đáo hạn qua một ngân hàng khác không phải là ngân hàng đang cho vay. Khi khoản vay cũ đã đến hạn thanh toán thì người vay sẽ chuyển đổi sang một khoản vay tại ngân hàng khác, thường sẽ có kỳ hạn và lãi suất vay ưu đãi hơn.

Ví dụ minh họa: Chị A hiện đang vay ở ngân hàng X số tiền là 2 tỷ trong thời hạn 3 năm, lãi suất vay là 6%/năm. Khi đã sắp đến thời gian hết hạn hợp đồng vay, chị A lựa chọn việc đáo hạn chuyển vùng sang ngân hàng Y với thời hạn vay là 4 năm và lãi suất là 5%/năm. Chị A có thể sử dụng khoản vay mới để thanh toán cho khoản vay cũ tại ngân hàng X và số tiền còn lại dùng để kinh doanh.

9.3 Vay đáo hạn bên ngoài để trả nợ cho ngân hàng

Phương thức này sẽ mang tính tự phát tại một số tổ chức và cá nhân cho vay. Khi khoản vay sắp đến hạn thì những cá nhân và tổ chức này sẽ cho người vay vay vốn để có thể trả nợ ngân hàng nhưng lãi suất cao hơn nhiều. Sau khi thanh toán nợ cho ngân hàng thì người vay sẽ thực hiện vay tại ngân hàng một khoản mới để có thể lấy số tiền đó trả nợ cho đơn vị đã cho vay.

10. So sánh đáo hạn và đảo nợ

10.1. Xét về hoạt động được thực hiện:

Đảo nợ:

Được phép thực hiện thủ tục vay mới để thanh toán cho các nghĩa vụ nợ đang đến hạn, chuyển khoản vay cũ sắp đến hạn trả nợ nhưng chưa có khả năng chi trả thành một khoản vay mới nhằm mục đich kéo dài thời gian trả nợ. Đây có thể là khoản nợ của cá nhân hay doanh nghiệp. Đảo nợ giúp cho khoản vay mới sẽ được thực hiện và giúp gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ mới. Bạn có thể dùng tiền mới vay được để chuyển sang các nghĩa vụ đang đến hạn mà không có tài sản bảo đảm.

Đáo hạn:

Là hình thức đáo hạn khi mà khoản nợ vẫn chưa trả xong. Đáo hạn sẽ giúp gia hạn thêm thời gian thực hiện đối với các nghĩa vụ đang đến hạn. Nó không làm thay đổi về bản chất của các thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ ban đầu mà chỉ là có thêm thời gian để khách hàng tiếp tục thực hiện vốn đã vay.

10.2. Xét về hình thức và ý nghĩa thực hiện:

Đảo nợ:

Khoản vay mới này được vay tài chính ngân hàng này hoặc có thể là vay từ ngân hàng khác. Nó được thực hiện trong sự liên kết về lợi ích và rủi ro. Chính các rủi ro này cũng là nguyên nhân mà nhà nước nghiêm cấm thực hiện đảo nợ ngân hàng.

Đảo nợ ngân hàng chính là thực hiện khoản vay mới để đập vào các khoản nợ cũ chưa được thanh toán. Được thực hiện với một trong ba hình thức sau:

+ Đảo nợ ở trong cùng một ngân hàng, được chính ngân hàng cho vay để thực hiện khoản vay với thời gian gia hạn mới. Tiền vay được dùng để đập vào nghĩa vụ đang đến hạn. Về bản chất thì nó nhằm kéo dài thời gian có thể thực hiện khoản vay.

+ Đảo nợ bằng cách vay dịch vụ bên ngoài với lãi suất cao để thanh toán nợ ngân hàng và sau đó lại vay lại ngân hàng để trả nợ cho dịch vụ vay bên ngoài. Cuối cùng bản chất vẫn là thực hiện mới khoản vay để đập vào các nghĩa vụ đang đến hạn thanh toán.

+ Đảo nợ bằng cách chuyển khoản vay từ ngân hàng này sang ngân hàng khác với lãi suất thấp hơn.

Đáo hạn:

Đây là hình thức gia hạn thêm thời gian vay của khách hàng đối với ngân hàng. Hợp đồng vay ban đầu vẫn sẽ được đảm bảo thực hiện trong nội dung ký kết và thỏa thuận. Bạn có thể thực hiện đáo hạn tại chỗ ở ngân hàng ban đầu hoặc có thể đáo hạn chuyển vùng sang ngân hàng khác. Cả hai hình thức này đều cần đến tài sản bảo đảm. Đây là cách thức mang đến độ an toàn cao trong dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Đây cũng là dịch vụ được các ngân hàng thực hiện dưới sự cho phép của nhà nước.

10.3. Về bản chất thực hiện:

Bản chất của đảo nợ:

Bản chất là ngân hàng yêu cầu khách hàng tìm cách trả hết khoản nợ cũ bằng một trong ba hình thức vừa liệt kê ở trên, sau đó vay lại khoản mới và đập sang thanh toán các nghĩa vụ, thực chất thì đây là tiếp tục khoản nợ cũ. Nhiều chi nhánh ngân hàng đang dùng cách này để che giấu nợ xấu và cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Khi không có khả năng thanh toán nợ đến hạn thì họ tìm cách gia hạn thêm thời gian thực hiện cho khoản vay để không biểu hiện khó khăn trong hoạt động của tổ chức.

Bản chất của đáo hạn:

Bản chất là kéo dài thời gian đối với khoản vay ban đầu và đảm bảo trong nghĩa vụ vẫn bảo đảm thực hiện cũng như không phát sinh khoản vay mới. 

10.4. Kết quả :

Đảo nợ:

+ Biến khoản vay cũ thành khoản vay mới nhằm mục đích che đậy nợ xấu.

+ Không kèm theo điều kiện vậy nên khả năng thu hồi khoản nợ cũ thấp hơn.

Đáo hạn:

+ Gia hạn thêm thời gian vay khi đã hết hạn của khoản vay cũ mà chưa thể chi trả hết nợ.

+ Có kèm theo các điều kiện từ ngân hàng vậy nên đảm bảo khoản nợ có khả năng chi trả hoặc phục hồi.

11. Phí đáo hạn ngân hàng là bao nhiêu?

Trong trường hợp đáo hạn tiền gửi thì người gửi không phải chi trả bất kỳ khoản chi phí đáo hạn nào. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đáo hạn cho khoản vay thì mỗi ngân hàng sẽ có những quy định về chi phí đáo hạn khác nhau. Phí đáo hạn vay thế chấp thường sẽ dao động trong mức 0,3-0,5%/ngày. Còn phí đáo hạn vay tín chấp dao động từ 0,5-0,7%/ngày. Các khoản vay lớn hoặc khoản vay có thời gian đáo hạn dài thì mức phí đáo hạn thường nhỏ hơn.

Khi đã nắm được những kiến thức về đáo hạn ngân hàng là gì?  bạn sẽ không cần phải lo lắng đến các khoản vay sắp đến hạn mà bản thân vẫn chưa có khả năng để thanh toán. Các ngân hàng hiện nay đều cung cấp dịch vụ đáo hạn này để tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian trả nợ và ngăn chặn tình trạng vì để thanh toán nợ mà khách hàng phải tìm đến các tổ chức tín dụng đen để vay tiền. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm nhé. Hy vọng những thông tin mà 3Gang vừa cung cấp là có ích với bạn và chân thành cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *