Có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán. Trên thực tế thì đây là hai loại tiền hoàn toàn khác nhau. Để hiểu được cụ thể tiền gửi thanh toán là gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây, 3Gang sẽ làm rõ về khái niệm về tài khoản tiền gửi thanh toán cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho người gửi.
1.Tiền gửi thanh toán là gì?
Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng. Tiền gửi thanh toán được duy trì dựa theo các tài khoản mở tại ngân hàng.
Tài khoản thanh toán về bản chất cũng là một tài khoản ngân hàng đơn thuần nhưng nó có chức năng đa dạng hơn. Đây là một loại tài khoản giúp cho khách hàng có thể thực hiện chuyển khoản ngân hàng, thanh toán hóa đơn,… Vì thế mà nhiều người thường để tiền trong tài khoản thanh toán để tiện hơn trong việc phục vụ cho chi tiêu của bản thân.
2. Lợi ích của tiền gửi thanh toán là gì?
Tiền gửi thanh toán được nhiều người lựa chọn và được sử dụng rộng rãi vì tính tiện lợi cùng sự nhanh chóng của nó. Sử dụng tiền gửi thanh toán, bạn sẽ nhận được một số lợi ích như sau:
- Độ an toàn cao: Tiền của bạn sẽ được ngân hàng quản lý chặt chẽ và được bảo mật số dư. Sử dụng tài khoản thanh toán sẽ hạn chế mất mát so với việc giữ tiền giấy thông thường.
- Đa năng và linh hoạt: Tiền gửi thanh toán có thể được dùng cho nhiều mục đích như: nhận lương, rút tiền, chuyển khoản hay thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, giao dịch điện tử và các thanh toán không sử dụng tiền mặt,…Tất cả các giao dịch này đều được thực hiện một cách đơn giản và nhanh chóng.
- Khả năng sinh lời tốt: Số dư trong tài khoản của bạn sẽ được ngân hàng trả lãi định kỳ dựa vào lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
- Quản lý các giao dịch một cách dễ dàng: Tất cả các khoản thu và chi sẽ được lưu lại. Bạn dễ dàng có thể tra cứu các giao dịch của mình tại mục “Lịch sử giao dịch” qua ứng dụng Internet Banking do ngân hàng phát hành.
- Thanh toán thuận tiện và nhanh chóng: Bạn có thể sử dụng tài khoản thanh toán với mục đích chi trả đơn hàng mua sắm mà không cần sử dụng trực tiếp tiền mặt. Ngoài ra, bạn còn có thể mua hàng và chi trả trực tuyến cho các đơn hàng thương mại điện tử, phí dịch vụ,…
3. Quy trình đăng ký tiền gửi thanh toán như thế nào?
Để có thể sử dụng tiền gửi thanh toán, bạn cần thực hiện đăng ký mở tài khoản thanh toán tại các phòng giao dịch của ngân hàng.
Quy trình đăng ký cụ thể được thực hiện như sau:
- Bước 1: Điền đầy đủ và chính xác thông tin vào biểu mẫu “Yêu cầu mở tài khoản” được cung cấp;
- Bước 2: Cung cấp các thông tin xác minh cần thiết như CMND/CCCD, chữ ký,…
- Bước 3: Giao dịch viên sẽ thực hiện mở tài khoản thanh toán cho bạn.
Thông thường thì khách hàng sẽ được mở kèm theo một thẻ Debit chứa số tiền trong tài khoản thanh toán và được sử dụng cho các mục đích chi trả trong các giao dịch.
4. Một số lưu ý khi sử dụng tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán mang đến nhiều tiện ích dành cho người dùng nhưng tuy nhiên, để sử dụng nó một cách an toàn và hiệu quả nhất thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Bảo mật thông tin tài khoản: Tại các cây ATM thì mã PIN và mã thẻ của khách hàng có thể bị đánh cắp nếu như bạn không lưu ý đến những nguyên tắc sử dụng. Người dùng cần thận trọng khi thực hiện rút tiền tại các máy ATM và chỉ nên mua hàng và thanh toán tại các đơn vị uy tín,….
- Thường xuyên kiểm tra lịch sử giao dịch và số dư tài khoản: Việc làm này sẽ giúp bạn kiểm tra xem có hoạt động nào bất thường trong tài khoản của mình hay không. Nếu phát hiện vấn đề, bạn có thể liên hệ ngân hàng để kịp thời xử lý nhanh nhất.
- Liên hệ hỗ trợ khi bị mất thẻ: Nếu làm mất thẻ ATM, bạn hãy bình tĩnh và liên hệ ngay đến phòng giao dịch trực thuộc ngân hàng mà bạn đang dùng để thực hiện yêu cầu khóa thẻ. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được thiệt hại nếu như kẻ gian giao dịch rút tiền, chuyển khoản,… từ thẻ ATM của bạn.
5. Tài khoản tiền gửi thanh toán là gì? Các quy định liên quan đến tài khoản thanh toán bạn cần biết
5.1 Tài khoản thanh toán là gì?
Căn cứ theo khoản 22 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định như sau:
Tài khoản thanh toán được hiểu là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng được mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung ứng.
Ngoài ra căn cứ theo khoản 15 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có quy định như sau:
“Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản chính là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện các dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng”
5.2 Quy định về việc tổ chức được cung ứng mở tài khoản thanh toán
Căn cứ theo khoản 1 điều 2 thông tư 23/2014/TT-NHNN có quy định về tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm:
+ Ngân hàng Nhà nước;
+ Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã (sau đây sẽ gọi tắt là ngân hàng);
+ Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính hoặc là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác sẽ không được cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng ( Theo khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
6.Thủ tục mở tài khoản tiền gửi thanh toán như thế nào?
Căn cứ theo điều 9 Thông tư 23/2014/TT-NHNN đã có quy định về thủ tục mở tài tiền gửi khoản thanh toán, cụ thể như sau đây:
– Khi có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước: Doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại gửi đến Ngân hàng Nhà nước – nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.
– Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản tiền gửi thanh toán: Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ và thực hiện đối chiếu với các yếu tố đã kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán để đảm bảo sự khớp đúng, chính xác các thông tin.
Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao và không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán phải xuất trình bản chính để tiến hành đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đó so với bản chính.
– Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán của tổ chức mở tài khoản thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước phải giải quyết việc mở tài khoản thanh toán như sau:
+ Nếu hồ sơ mở tài khoản thanh toán đầy đủ và hợp lệ cũng như các yếu tố kê khai tại Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán khớp đúng với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ thì Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán và thông báo cho tổ chức, doanh nghiệp biết về số hiệu cùng ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán
+ Nếu hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ và chưa hợp lệ hoặc còn có sự sai lệch giữa các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ thì Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức, doanh nghiệp biết để tiến hành hoàn thiện hồ sơ, gửi Ngân hàng Nhà nước xem xét và giải quyết theo quy định.
+ Trường hợp Ngân hàng Nhà nước từ chối mở tài khoản thanh toán thì bắt buộc phải thông báo lý do cho tổ chức, doanh nghiệp biết.
Tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm đều là hai loại hình tiền gửi phổ biến nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn. Vậy hai loại tiền gửi này có gì khác nhau? Hãy cùng 3Gang so sánh qua nội dung dưới đây để hiểu hơn về tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm bạn nhé!
Phần nội dung bên trên, chúng tôi đã cập nhật để bạn đọc nắm được khái niệm tiền gửi thanh toán là gì, sau đây 3Gang sẽ làm rõ khái niệm tiền gửi tiết kiệm là gì:
7.1 Tiền gửi tiết kiệm là gì?
Đây là khoản tiền của cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời thường xuyên. Ngân hàng sẽ phân chia lãi suất dựa theo từng kỳ hạn gửi tiền. Các khoảng thời gian được xác định thường sẽ là 1, 3, 6, 9, 12 tháng hoặc hơn một năm ( Có thể là 18, 24 tháng …)
Tiền gửi tiết kiệm thường sẽ là tiền nhàn rỗi và người gửi chưa có kế hoạch sử dụng tới. Khách hàng sẽ tận dụng lãi suất ngân hàng bằng hình thức gửi tiết kiệm để có thể thu về một lượng tiền lãi nhất định. Tiền gửi tiết kiệm được xem là một phương thức an toàn và ổn định hơn các kênh đầu tư khác.
7.2 Tiêu chí so sánh
Tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm có rất nhiều điểm khác nhau mà bạn cần chú ý, sự khác nhau từ lãi suất, cách sử dụng cho đến mục đích và thời gian gửi. Sau đây là một số điểm khác biệt rõ ràng giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm mà 3Gang đã tổng hợp:
Về lãi suất:
Lãi suất của tiền gửi thanh là khá thấp. Tuy nhiên, hiện nay thì một số ngân hàng đang quan tâm nhiều hơn đến nguồn vốn rẻ này. Vì áp lực cạnh tranh lẫn nhau giữa các ngân hàng nên lãi suất tiền gửi thanh toán cũng dần tăng lên.
Tiền gửi tiết kiệm thường sẽ có mức lãi suất lớn hơn. Tuỳ thuộc vào kỳ hạn mà con số này sẽ là khác nhau. Tuy nhiên thì mức lãi suất bình quân ổn định ở mức 7%.
Về cách sử dụng
Đúng như tên gọi thì thẻ thanh toán được sử dụng cho các mục đích thanh toán. Việc giao dịch thanh toán sẽ được hỗ trợ bởi thẻ Mastercard và Visa. Còn đối với tiền gửi tiết kiệm thì bạn có thể mở tài khoản và gửi tại bất kỳ ngân hàng nào mình yêu thích và tin tưởng.
Ngoài ra, việc rút tiền từ thẻ thanh toán cũng đơn giản hơn nhiều so với việc rút tiền từ tài khoản tiết kiệm. Để đảm bảo mức lãi suất mong muốn thì bạn cần giữ tiền trong tài khoản tới khi đáo hạn. Do đó mà việc rút tiền cũng trở nên hạn chế hơn.
Về thời gian gửi tiền
Do yêu cầu của người gửi mà thời gian gửi tiền thanh toán hoàn toàn có thể tùy chỉnh. Do đó mà hình thức này sẽ không có nhiều hạn chế về thời hạn. Trên thực tế thì tất cả các giao dịch và thỏa thuận có thể được thực hiện sau khi người gửi đăng ký tài khoản và đáp ứng các yêu cầu duy trì số dư.
Trong khi đó, người gửi tiền tiết kiệm sẽ được quyền yêu cầu lựa chọn thời gian gửi tiền dựa trên các khoảng thời gian đã định trước. Đó có thể là tiền gửi không kỳ hạn hoặc tiền gửi có kỳ hạn. Hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều đưa ra quy định rằng thời hạn gửi tiền có thể từ một tháng đến ba năm. Đồng thời, sau khi gửi tiền vào ngân hàng thì người gửi tiền sẽ nhận được một lượng tiền vào ngày cuối cùng của mỗi kỳ hạn, được gọi là ngày đáo hạn.
Về mục đích sử dụng
Tiền gửi thanh toán hầu hết là được sử dụng để thanh toán. Số tiền trong tài khoản có thể được sử dụng cho mục đích chi trả một cách dễ dàng và nhanh chóng. Người gửi cũng có thể sử dụng nó trong các giao dịch như chuyển tiền, nhận lương…
Ngược lại thì các khoản tiền gửi tiết kiệm chủ yếu được sử dụng như một khoản đầu tư an toàn và bạn sẽ nhận được khoản lãi từ ngân hàng.
Sẽ không khó để nhận biết về hai hình thức tiền gửi này. Tiền gửi thanh toán chỉ có chức năng là để thanh toán, tức là tự bản thân nó không thể sinh ra lợi nhuận cho bạn mà chỉ có chức năng để giao dịch thanh toán mà thôi. Bạn hoàn toàn có quyền sử dụng tiền gửi thanh toán cho bất kỳ nhu cầu nào của mình. Thế nhưng tiền gửi tiết kiệm thì lại khác, nó được dùng với mục đích để sinh ra lợi nhuận dựa trên lãi suất ngân hàng đưa ra. Do đó về cơ bản thì đây là hai khoản tiền đảm nhận hai chức năng khác nhau hoàn toàn.
Tiền gửi thanh toán được sử dụng thông qua các thẻ thanh toán. Những dòng thẻ thanh toán có thể là thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ Mastercard/Visa hỗ trợ cho bạn có thể thanh toán các khoản giao dịch của mình. Tiền gửi tiết kiệm thì được ghi lại trong cuốn sổ tiết kiệm của bạn. Bạn có nhiệm vụ giữ gìn cuốn sổ tiết kiệm ấy cẩn thận.
Tiền gửi thanh toán, trong đa phần các trường hợp thì đều có thể rút tiền mặt dễ dàng tại những cây ATM. Tiền gửi tiết kiệm thì lại khác hoàn toàn bởi bạn không thể rút được tiền tiết kiệm ở ATM trừ khi thẻ của bạn có tính đa năng. Khi bạn cần đến khoản tiền tiết kiệm của mình thì bạn có thể liên hệ với ngân hàng để được tất toán sổ tiết kiệm.
Tiền gửi thanh toán thì không cần có kỳ hạn, tức là có bao nhiêu thì sử dụng bấy nhiêu và sẽ được tính lãi suất không kỳ hạn. Tài khoản này cũng có thể thực hiện nạp thêm bất cứ lúc nào tùy theo nhu cầu của bạn. Nhưng những khoản tiền gửi tiết kiệm thì lại luôn có kỳ hạn nhất định (Nếu bạn lựa chọn gửi tiết kiệm có kỳ hạn) để tiến hành tất toán khi đã bao gồm lãi suất.
Qua những yếu tố trên, có thể thấy hai loại tiền gửi này là hoàn toàn khác nhau. Khách hàng nên kết hợp sử dụng tài khoản thanh toán để chi tiêu và tài khoản tiết kiệm để dành dụm cho tương lai. Hầu hết người dân sử dụng dịch vụ của ngân hàng đều có hai loại tài khoản trên.
8. Một số câu hỏi liên quan
8.1 Tiền gửi là gì?
Tiền gửi là tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức nhận tiền gửi. Hiện nay, có rất nhiều tiêu chí để phân loại tiền gửi. Ví dụ là tiền gửi thanh toán; tiền gửi tiết kiệm; tiền gửi không kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi của tổ chức, tiền gửi cá nhân; tiền gửi VND, và ngoại tệ…
8.2 Lãi suất tiền gửi là gì?
Lãi suất tiền gửi chính là lãi suất mà ngân hàng chi trả cho các khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân khi gửi tại ngân hàng đó. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau, phụ thuộc vào kỳ hạn, thời gian gửi, và quy mô gửi tiền.
8.3 Tài khoản tiền gửi thanh toán Sacombank là gì?
Khi tìm hiểu về tài khoản tiền gửi, chúng tôi nhận được rất nhiều phản hồi yêu cầu làm rõ hơn về nội dung tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng Sacombank. Vì vậy, trong nội dung bài viết này, 3Gang sẽ làm rõ yêu cầu đó để quý độc giả nắm rõ:
Nói về tiện ích khi mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Sacombank:
- Có thể mở tài khoản tại quầy, cổng thông tin Sở KH&ĐT do Sacombank liên kết với thủ tục, hồ sơ rất đơn giản và hoàn toàn không mất nhiều thời gian.
- Mọi giao dịch trở nên đơn giản và thuận tiện nhờ ứng dụng e Banking.
- Sử dụng các công cụ thanh toán không cần dùng đến tiền mặt như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, dịch vụ thu hộ/chi hộ, ủy thác thanh toán, thanh toán hóa đơn, chi lương của Sacombank.
- Độ an toàn và bảo mật cao
Nói về đặc tính của tài khoản tiền gửi thanh toán Sacombank:
- Loại tiền gửi: VND, ngoại tệ.
- Số dư duy trì tối thiểu:
- VND là 1.000.000 VND
- USD là 100 USD
- EUR là 100 EUR
- Lãi suất: Được nhận lãi suất không kỳ hạn và lãi suất bậc thang theo số dư bình quân duy trì.
- Mở tài khoản và giao dịch tại bất kỳ điểm giao dịch nào có trong hệ thống Sacombank.
- Có thể được sử dụng vượt quá số dư trên tài khoản qua tiện ích Thấu chi.
- Quản lý biến động số dư qua các hình thức như tin nhắn (SMS); sao kê, sổ phụ tại quầy/kênh ebanking.
Điều kiện và thủ tục mở tài khoản tiền gửi thanh toán Sacombank:
- Phiếu đăng ký/thay đổi thông tin khách hàng.
- Giấy đề nghị kiêm Hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán của Sacombank.
- Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức.
- Hồ sơ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản.
Trên đây là các thông tin về tiền gửi thanh toán là gì? Cũng như các lưu ý khi sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán mà 3Gang đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Đây là hình thức mang lại cho người dùng nhiều lợi ích, cho phép bạn quản lý và sử dụng giao dịch nhanh chóng. 3Gang chúc bạn sớm sở hữu được một tài khoản tiền gửi thanh toán phù hợp với mình bạn nhé!