Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng là một thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong lĩnh vực tài chính, kế toán của hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức. Trong đầu tư chứng khoán, tài sản ròng là thước đo giúp nhà đầu tư đánh giá các cơ hội tiềm năng của mã cổ phiếu đó. Vậy tài sản ròng là gì? Trong chứng khoán, định nghĩa về tài sản ròng như thế nào? Có bao nhiêu tài sản ròng thì được xem là giàu? Xem ngay bài viết dưới đây của 3Gang để đi tìm lời giải nhé.

Định nghĩa tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng được hiểu là tổng tài sản chủ thể đang sở hữu đã được trừ đi tổng số nợ phải trả. Nó đóng vai trò là thước đo khả năng tài chính của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hoặc của Quốc gia. 

Tài sản ròng tồn tại dưới dạng tiền mặt, máy móc, công nghệ, nhà xưởng, bất động sản hoặc các khoản đầu tư khác. Đối với doanh nghiệp, tài sản ròng bao gồm tài sản thuần hoặc vốn cổ đông. Ta có thể dựa vào đại lượng này để xác định chính xác thực trạng tài chính và tình hình kinh doanh của công ty.

Tài sản ròng là gì?
Tài sản ròng là gì?

Định nghĩa về tài sản ròng trong chứng khoán

Tài sản ròng trong chứng khoán được định nghĩa là giá trị của tất cả các loại tài sản bao gồm tài chính hoặc phi tài chính đã được trừ đi các khoản nợ chưa thanh toán của một đơn vị bất kỳ. Nó đóng vai trò quan trọng trong chứng khoán, giúp các nhà đầu tư nắm bắt được tình hình để có hướng đi phù hợp.

Giá trị tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng của một doanh nghiệp hoặc cá nhân luôn có tính biến động, có thể tăng hoặc giảm. Giá trị tài sản ròng được tính bằng tổng giá trị tài sản trừ đi tổng số nợ chưa được thanh toán. Ta có thể tính thủ công hoặc sử dụng các công cụ có sẵn để cho ra kết quả nhanh nhất. 

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả 

Trong đó: 

– Tổng tài sản: Tất cả tài sản hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp đang sở hữu

– Tổng nợ phải trả: Công nợ của doanh nghiệp chưa thanh toán

Lưu ý: Tổng tài sản và tổng nợ phải trả được lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Nếu giá trị tài sản âm thì có nghĩa hoạt động kinh doanh đang chưa hiệu quả, quản lý công nợ chưa tốt. Lúc này doanh nghiệp cần có các biện pháp để cải thiện tình hình tài chính.

Giá trị tài sản ròng của một quốc gia được tính bằng tổng giá trị tài sản ròng của Chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân cộng lại. Nếu mang giá trị dương cho thấy tín hiệu kinh tế đang phát triển tốt, tài chính khỏe, nếu mang giá trị âm thì quốc gia đó cần có các biện pháp giảm chi tiêu.

Tìm hiểu giá trị tài sản ròng là gì?
Tìm hiểu giá trị tài sản ròng là gì?

Tầm quan trọng của tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động tài chính và kinh doanh. Cụ thể như sau:

– Đóng vai trò là thước đo khả năng tài chính của doanh nghiệp, cá nhân, quốc gia bất kỳ.

– Nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp để điều phối sao cho phù hợp.

– Là thước đo để các nhà đầu tư, Ngân hàng hay các đối tác đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.

– Đối với cá nhân, tài sản ròng có thể giúp bạn gia tăng tài chính, đầu tư thu lợi nhuận.

Các loại tài sản ròng của một doanh nghiệp

Một doanh nghiệp sẽ có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Mỗi loại tài sản sẽ có các chứng năng riêng.

– Tài sản ngắn hạn (< 12 tháng): Bao gồm tiền, hiện vật có giá trị, cổ phiếu, trái phiếu hay các dạng đầu tư ngắn hạn. Trong doanh nghiệp, tài sản ngắn hạnh giúp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời phát triển quy mô doanh nghiệp. 

– Tài sản dài hạn: Bao gồm tài sản hữu hình (nhà xưởng, thiết bị máy móc,..) tài sản vô hình (quyền sử dụng đất, sản xuất kinh doanh, giấy phép khai thác,..). Ngoài ra tài sản dài hạn khác như ký cược dài hạn, chi phí trả trước dài hạn,…

Tài sản dài hạn là một loại tài sản ròng của doanh nghiệp
Tài sản dài hạn là một loại tài sản ròng của doanh nghiệp

Tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán của tài khoản ròng là gì – đây là một báo cáo tài chính quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Bản báo cáo cho thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ.

Bảng cân đối kế toán không hiển thị trực tiếp tài sản ròng mà phái tính toán dựa vào công thức và thông tin từ báo cáo tài chính.

– Tổng tài sản doanh nghiệp: Bao gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn như tiền, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn, hàng tồn kho,…

– Tổng nợ phải trả:  Bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn như thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, chi phí trả cho người lao động, chi phí trả nội bộ ngắn và dài hạn, vay và nợ thuế tài chính ngắn và dài hạn, Quỹ khen thưởng phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, mua bán trái phiếu chính phủ,…

Hiện nay, các bản cân đối tài chính không còn được thực hiện tính toán thủ công mà áp dụng các phần mềm kế toán chuyên sâu như AMIS kế toán hay MISA SME cho phép thống kê số liệu tài chính tự động và chính xác nhất.

Tài sản ròng bao nhiêu là giàu? 

Sau khi tìm hiểu tài sản ròng là gì chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc không biết giá trị tài sản ròng bao nhiêu là giàu. Tại Việt Nam, tài sản trung bình của một người thuộc top 5% dân số giàu tại Việt Nam thì bạn cần phải có số tài sản tối thiểu là 7,8 tỷ VNĐ. Top 10% giàu nhất là 4,1 tỷ VNĐ (số liệu thống kê năm 2021). Trong khi đó, tài sản trung bình của 50% người nghèo nhất là 78 triệu VNĐ. Tuy nhiên, những con số này chưa hoàn toàn chính xác do tài sản ròng của đa số người giàu tại Việt Nam tồn tại chủ yếu dưới dạng bất động sản. 

Theo báo cáo Thịnh Vượng lần thứ 16 của Knight Frank, số người giàu tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 26% mỗi năm, dự đoán đến năm 2026 trong 850 người sẽ có 1 triệu phú USD tại Việt Nam.

Việt Nam sẽ thêm nhiều triệu phú $
Việt Nam sẽ thêm nhiều triệu phú $

Tài sản ròng của Việt Nam xếp thứ mấy Đông Nam Á?

Theo báo cáo của viện nghiên cứu Credit Suisse, tính đến năm 2020 thì tổng tài sản ròng của Việt Nam là 965 tỷ USD đứng thứ 37 trong 168 nước. Tại Đông Nam Á, Việt Nam có tài sản ròng cao thứ 5 sau Indonesia, Singapore, Thái Lan, Philippines.

Tính đến năm 2020, Hoa Kỳ vẫn là nền kinh tế có giá trị tài sản ròng lớn nhất trên thế giới, chiếm 30,3% tài sản ròng của toàn thế giới. Tiếp đó là Trung Quốc đại lục chiếm 18% tổng tài sản ròng toàn cầu. Có thể thấy Việt Nam vẫn còn kém xa với các nước phát triển trên thế giới, đất nước chúng ta cần có các chính sách đối nội, đối ngoại, phát triển và đẩy mạnh nền kinh tế phát triển hơn nữa. 

Xem thêm 10 nền kinh tế có giá trị tài sản ròng cao nhất thế giới

– Top 1 Hoa Kỳ (126.340 tỷ USD)

– Top 2 Trung Quốc (74.884 USD)

– Top 3 Nhật Bản (26.931 tỷ USD)

– Top 4 Đức (18.274 tỷ USD)

– Top 5 Anh (15.284 tỷ USD)

– Top 6 Pháp (14.958 tỷ USD)

– Top 7 Ấn Độ (12.833 tỷ USD)

– Top 8 Ý (11.901 tỷ USD)

– Top 9 Canada (9.948 tỷ USD)

– Top 10 Úc (9.268 tỷ USD)

Trên đây là tất cả những thông tin mà 3Gang chia sẻ về tài sản ròng là gì hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thuật ngữ này và tính toán tài sản của doanh nghiệp, tổ chức của mình chính xác nhất. Xem thêm các bài viết về tài chính, chứng khoán tại website 3Gang.vn của chúng tôi, hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *