Tiết kiệm là gì? Tiết kiệm thế nào cho hiệu quả?

tiet-kiem-la-gi

Tiết kiệm là điều mà ai cũng nên làm. Vì trong cuộc sống luôn tồn tại những rủi ro, có thể ập đến bất cứ lúc nào, mà chúng ta không thể lường trước được. Vì vậy có một khoản tiền dự phòng sẽ không bao giờ là thừa trong cuộc sống của bạn. Hôm nay, hãy cùng 3Gang đi tìm câu trả lời tiết kiệm là gì? Và những thông tin hữu ích khác xoay quanh tiết kiệm.

Tiết kiệm là gì?

tiet-kiem-la-gi
Tiết kiệm là gì?

Theo Wikipedia tiết kiệm trong kinh tế học được coi là phần thu nhập, không được chi vào các khoản tiêu dùng. Tiết kiệm cũng bao gồm việc giảm chi tiêu, như giảm chi phí định kỳ, mua sắm, ăn uống bên ngoài,…

Lý do chúng ta nên học cách tiết kiệm

1. Tiết kiệm để phòng bị cho những tình huống khẩn cấp

Điều quan trọng là phải có quỹ dự phòng dành cho những tình huống không “mong đợi” có thể xảy ra. Một khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn xoay sở những điều khó khăn bất ngờ ập tới như hư xe, ốm đau bệnh tật, sự cố trong công việc… Ngoài ra, bạn cần nên có một kế hoạch chắc chắn và gói bảo hiểm tốt để đảm bảo nguồn tài chính mà không phải phụ thuộc vào người thân hay bạn bè.

2. Cải thiện đời sống

Nếu bạn đang có kế hoạch mua hay nâng cấp ngôi nhà của bạn, hay muốn đổi một chiếc xe mới thì hãy tiết kiệm ngay từ bây giờ để sau này không cần phải lo lắng, vất vả trong việc kiếm tiền. Biết đâu trong khoảng thời gian nào đó, giá nhà giảm thì đó là cơ hội tốt mà bạn nên bắt lấy nó.

3. Tiết kiệm cho nghỉ hưu

Không ai muốn về già lại không có khoản tiền riêng cho bản thân. Thật tốt nếu như bạn tiết kiệm lúc còn trẻ và khi đã có một số tiền ổn định, bạn có thể cho phép bản thân nghỉ hưu sớm hơn để có thể tận hưởng những ngày vàng hạnh phúc bên gia đình và bạn bè.

tiet-kiem-la-gi
Tại sao chúng ta cần có thói quen tiết kiệm?

4. Giúp bạn giải trí

Chăm chỉ kiếm tiền thì cũng phải có lúc thư giãn, giải trí. Khi có chắc khoản tiền tiết kiệm trong tay thì việc băn khoăn lựa chọn mua đồ hay địa điểm vui chơi cũng giúp bạn đỡ đắn đo chi li hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể tự thưởng cho bản thân những chuyến đi du lịch thoải mái hơn.

5. Tránh các khoản nợ

Một lý do quan trọng để bắt đầu tiết kiệm tiền là để tránh nợ. Bạn sẽ rất dễ trở thành con nợ nhưng để trả nợ được thì không phải dễ dàng.

Tiết kiệm tiền là việc quan trọng mà trong chúng ta ai cũng cần nên làm. Nhưng đừng để việc tiết kiệm trở nên áp lực mà không dám tiêu xài. Vì vậy, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý để có thể cân bằng cuộc sống thoải mái hơn.

Tiết kiệm mang lại gì cho cuộc sống của chúng ta?

Tiết kiệm giúp cuộc sống thoải mái, tinh thần tươi trẻ, tích cực. Hãy cùng xem 3 lợi ích không tưởng mà tiết kiệm mang lại cho chúng ta:

1. Giúp chúng ta quen và học hỏi với những người cùng chí hướng

Khi bắt đầu học cách tiết kiệm và đầu tư, chúng ta sẽ được tham gia và tiếp xúc với những người trong cộng đồng tiết kiệm. Những người bạn đó sẽ cho chúng ta rất nhiều bài học, dẫn dắt ta vào thế giới tri thức, cách vận hành các mối quan hệ của mình và tăng thêm nguồn thu nhập. 

2. Tay nghề nấu ăn có thể thăng cấp vượt bậc 

Nếu bạn đã từng rất thích ra ngoài ăn vì cảm thấy món ăn tại hàng quán rất ngon, lại không mất công sức đi mua đồ, nấu nướng. Nhưng nếu trong trường hợp kinh tế hạn hẹp, không cho phép bạn cứ ăn thoải mái ở bên ngày.

Hãy bắt đầu nấu ăn. Bằng cách xem các đoạn clip để chia sẻ cách nấu ăn trên mạng, bởi có rất nhiều món ngon mà vẫn có thể làm tại nhà, với công thức rất đơn giản.

Chỉ cần sau một khoảng thời gian cố gắng tập tành nấu ăn. Bạn sẽ nhận ra rằng việc tự nấu những món ăn ngon có thể “chữa lành” cảm giác buồn tủi, mệt mỏi cùng cô đơn. Đặt điện thoại xuống, nhìn những món ăn tự tay mình nấu bốc khói nghi ngút, thơm ngào ngạt. Nhiêu đây thôi cũng đủ khiến bạn cảm thấy mình giỏi giang thật sự. Thậm chí còn tăng thêm sự tự tin và cảm giác yêu đời. 

3. Bạn sẽ ý thức về tầm quan trọng của vận động rèn luyện sức khỏe

Rất nhiều người phải làm việc thường xuyên với máy tính, dẫn đến đau vai gáy, nhức mỏi mắt, trí óc mụ mị, về lâu về dài sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Tuy nhiên, chỉ cần bản thân ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao một thời gian, sẽ có thể tránh được rất nhiều bệnh tật.

Hãy kiên trì tập yoga 3-4 lần một tuần. Cuối tuần, tôi lại cùng bạn đi leo núi, chạy bộ từ 3-4 giờ đồng hồ. 

Nếu lười ra khỏi nhà, hãy lên mạng tìm những bài thể dục rồi tập luyện theo. Vừa không mất chi phí đăng ký các khóa tập bên ngoài.

Các quy tắc giúp tiết kiệm hiệu quả

1. Quy tắc 6 chiếc lọ – Bí quyết quản lý tiền thông minh và đơn giản

Hãy tìm hiểu ngay công thức 6 chiếc lọ – bí quyết quản lý tiền bạc nổi tiếng khắp thế giới, được giới thiệu bởi T.Harv Eker, doanh nhân – diễn giả – tác giả cuốn best-seller “Bí mật tư duy triệu phú”.

Để quản lý tiền bạc thành công và hướng tới sự tự do tài chính, việc đầu tiên cần làm là lên kế hoạch sử dụng tiền bạc một cách hợp lý. Khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, số tiền của mỗi người sẽ được chia thành 6 quỹ tài chính (hay gọi là chiếc lọ) như sau:

Mỗi chiếc lọ có tên và phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi khi nhận được bất kể nguồn thu nhập nào (lương, thưởng, lợi nhuận kinh doanh…), hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 chiếc lọ theo công thức như sau:

Lọ số 1: Chi tiêu cần thiết – 55% thu nhập

Chi tiêu cần thiết giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu, sinh hoạt hàng ngày của cuộc sống. Quỹ này cũng sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt, chi trả hóa đơn, vui chơi, giải trí và mua sắm cần thiết. Đây là lọ chiếm phần trăm thu nhập của bạn cao nhất.

Nếu bạn đang sử dụng quá 80% thu nhập cho các chi tiêu cần thiết, bạn nên tăng cường tổng thu nhập hoặc thay đổi lối sống, cắt giảm chi tiêu.

Lọ số 2: Tiết kiệm dài hạn – 10% thu nhập

Bạn sử dụng khoản tiết kiệm dài hạn này cho những mục tiêu dài hạn, cụ thể như mua xe, mua nhà, sinh em bé, thực hiện ước mơ… Có quỹ  này sẽ giúp bạn thấy được mục đích mình nhắm tới, và có động lực tiết kiệm dần dần cho việc đó.

Điều quan trọng là bạn cần thực hiện tiết kiệm ngay khi nhận được thu nhập, qua đó sẽ tránh tiêu vào số tiền này. Một trong những cách tiết kiệm dễ dàng và hiệu quả nhất là sử dụng các sản phẩm tiết kiệm gửi góp trực tuyến

Lọ số 3: Quỹ giáo dục – 10% thu nhập

Bạn cần trích 10% thu nhập cho việc học thêm, trau dồi kiển thức của bạn thân. Bạn có thể dùng quỹ giáo dục (EDU) này để mua sách, tham gia các khóa học, đào tạo, các buổi gặp gỡ chia sẻ từ những người thành công.

Đầu tư vào giáo dục cũng chính là đầu tư vào bản thân. Tác dụng của tài khoản này là giúp bạn không ngừng phát triển năng lực bản thân, từ đó có thể tạo ra nhiều thu nhập hơn.

Lọ số 4: Hưởng thụ – 10% thu nhập

Đây là khoản tiền bạn dành cho việc hưởng thụ, mua sắm xa xỉ, chăm lo cho bản thân, làm những việc mới mẻ, tăng cường trải nghiệm… Quỹ hưởng thụ giúp bạn có động lực để làm việc tốt hơn.

Quỹ này cần được tiêu dùng liên tục. Nếu bạn không sử dụng hết quỹ này, có thể bạn đang mất cân bằng cuộc sống và không dành đủ sự chăm sóc cho bản thân.

Lọ số 5: Quỹ tự do tài chính – 10% thu nhập

Tự do tài chính là khi bạn có một cuộc sống như mong muốn mà không cần làm việc hay phụ thuộc tài chính vào người khác. Đây là khoản bạn sử dụng để tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập thụ động như gửi tiết kiệm, đầu tư, góp vốn kinh doanh. Bằng cách này, bạn đã tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng để sử dụng khi không còn làm việc. Một lưu ý là không bao giờ tiêu tiền trong quãy này.

Lọ số 6: Quỹ từ thiện – 5% thu nhập

Đây là khoản tiền bạn sử dụng để làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, người thân, bạn bè. Nếu bạn có nhiều thứ phải chi trả hơn, hãy giảm tỷ lệ này xuống, nhưng luôn trích một khoản để giúp đỡ người khác.

tiet-kiem-la-gi
Quy tắc tiết kiệm hiệu quả

2. Quy tắc tiết kiệm Kakeibo của người Nhật

Kakeibo là một cách tích lũy tiền hiệu quả và nổi tiếng đến từ đất nước mặt trời mọc Nhật Bản. Với quy tắc tính toán đơn giản, tiện lợi và không mất nhiều thời gian, Kakeibo là phương pháp quản lý tài chính cá nhân được rất nhiều người trên khắp thế giới áp dụng.

Kakeibo theo tiếng Nhật có nghĩa là sổ chi tiêu tài chính, được tạo ra bởi nữ nhà báo Hani Motoko (Nhật Bản) vào năm 1904. Với phương pháp này, bạn chỉ cần sử dụng bút và sổ tay để ghi chép chi tiết mọi hoạt động chi tiêu, tiết kiệm của mình thay vì dùng các phần mềm tính toán hiện đại.

Quản lý tài chính là một công việc đòi hỏi sự cẩn thận và tính toán tỉ mỉ để có thể phân chia các khoản chi tiêu sao cho hợp lý, vừa đủ để tiêu dùng hàng ngày, vừa dư dả để tiết kiệm cho tương lai.

Bước 1: Vào đầu mỗi tháng, bạn ghi lại các khoản tiền thu vào gồm tiền lương công việc chính, tiền lương công việc phụ, tiền người khác trả nợ, tiền lãi suất từ các khoản đầu tư. Sau đó, cộng tất cả các khoản lại để có được 1 con số cuối cùng.

Bước 2: Ghi các khoản chi cố định.

Những khoản chi cố định có thể kể đến như tiền nhà, tiền điện nước, tiền Internet, tiền điện thoại. Bạn hãy lấy số tiền tổng ở bước 1 trừ đi số tiền của khoản chi cố định và đi đến bước tiếp theo.

Bước 3: Ghi lại số tiền tiết kiệm mong muốn.

Bạn hãy trích ra một khoản tiền nhỏ để gửi tiết kiệm hoặc đầu tư, có thể là 15 – 20% thu nhập, tùy vào khả năng tài chính mà điều chỉnh con số cho hợp lý. Tiếp đến, bạn cũng lấy số tiền còn lại sau bước 2 trừ đi khoản tiết kiệm và tiếp tục đến bước 4.

Bước 4: Ghi chép chi tiêu hàng ngày theo từng mục cụ thể.

Sau 3 bước trên, số tiền còn lại sẽ là khoản để bạn chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Có thể chia thành 4 mục như sau:

  • Thiết yếu: Thức ăn thức uống, xăng xe, khám chữa bệnh, học tập, vật dụng sinh hoạt cá nhân.
  • Không thiết yếu: Những món đồ xa xỉ, cà phê, nhà hàng sang trọng.
  • Giải trí: Du lịch, sách báo, tranh ảnh, ca nhạc.
  • Phát sinh: Sinh nhật, đám cưới, thôi nôi,…

Bước 5: Tính tổng chi tiêu vào cuối tháng.

Vào cuối tháng, bạn tính tổng số tiền đã sử dụng và đánh giá xem mình có chi tiêu vượt quá số tiền đã xác định ở đầu tháng hay không. Nếu có, bạn cần kiểm tra mục chi tiêu nào mình dùng nhiều nhất, trường hợp rơi vào các mục không thiết yếu hoặc giải trí thì nên điều chỉnh lại trong tháng tiếp theo.

Trên đây là các cách tiết kiệm hiệu quả giúp người đọc có thể áp dụng ngay vào kế hoạch tiết kiệm của mình. Nếu thực hiện được các quy tắc trên, bạn sẽ nhận được những kết quả đáng kể, và có một cuộc sống bền vững, hạnh phúc hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *