Câu chuyện anh shipper nói tiếng Pháp và 2 bài học tài chính đắt giá

1. Câu chuyện đầy nghị lực của anh shipper

Huỳnh Hữu Phước, anh chàng shipper nói tiếng Pháp với nhà văn Marc Levy, tại đường sách thành phố Hồ Chí Minh, đang gây ‘bão” mạng những ngày qua.

Nhiều người nói bông đùa rằng Phước làm shipper chỉ vì đam mê, nhưng ít ai biết rằng, đằng sau màn nói tiếng Pháp trôi chảy ấy là cả một câu chuyện xúc động và đầy nghị lực của chàng sinh viên trẻ.

Phước vốn dĩ là sinh viên khoa tiếng Pháp và khoa Địa lí trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh. Vì hoàn cảnh gia đình, không đủ điều kiện để chu cấp cho Phước đi học. Nên em đã phải bảo lưu chương trình học, sau một thời gian dài cố gắng vừa học và vừa làm thêm trước đó. 

Tuy cuộc sống khó khăn, nhưng thời gian rảnh Phước vẫn ở nhà đọc sách và tích cực học ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Trung và tiếng Nhật. Dù chỉ ở trọ nhưng trong phòng trọ của Phước có rất nhiều sách.

Theo cô giáo Phó CN khoa của Phước cho biết em còn thiếu khoảng 100 tín chỉ học phần. Để tốt nghiệp, Phước cần phải học tiếp 6 học kỳ nữa, mỗi học kỳ học phí trung bình khoảng 8 triệu đồng. Tổng tiền là 48 triệu VNĐ. Phước cho biết rằng với lương đi làm shipper khoảng 8 – 9 triệu, hàng tháng phải chi trả tiền thuê trọ, điện nước và ăn uống là vừa đủ. Những tháng bị ốm đau và không chạy xe sẽ bị hụt chi phí.

Câu chuyện của Phước khiến chúng ta cảm động và khâm phục ý chí cũng như tinh thần ham học hỏi, đam mê tri thức của em. Nhưng đồng thời cũng là lời nhắc nhớ chúng ta chủ động hơn với những biến cố trong cuộc sống, có thể ập xuống bất cứ lúc nào và khiến chúng ta lâm vào cảnh tay trắng. Hãy  bắt đầu học cách tiết kiệm và chuẩn bị một kế hoạch tài chính rõ ràng. Làm được điều này, sẽ giúp chúng ta luôn chủ động trước các biến cố, nghịch cảnh của cuộc sống. Hãy cùng 3Gang tìm hiểu ngay 2 bài học về tài chính vô cùng thiết thực ngay dưới đây.

2. 2 Bài học giúp quản lý tài chính vững chắc hơn

Bài học thứ nhất: Học cách thống kê chi tiêu và thu nhập

Để hướng tới tự chủ trong tài chính cá nhân, bước đầu tiên cần thực hiện là thống kê toàn bộ chi tiêu và nguồn thu nhập của bản thân. Đây là việc làm vô cùng đơn giản nhưng lại mang lại nhiều hiệu quả. Giúp chúng kiểm soát chi tiêu hợp lý và lên kế hoạch tiết kiệm một cách thông minh.

Hướng dẫn cách để theo dõi chi tiêu:
Bạn có thể tải app ghi chú, để tổng hợp lại tất cả các khoản chi tiêu trong một ngày. Bạn hãy ghi lại các nội dung chính sau: Tên thứ đã chi, ngày chi, số tiền chi. Bạn sẽ tổng hợp các khoản chi vào mỗi cuối ngày. Và đến cuối tuần sẽ tổng hợp lại vào file excel hoặc google sheet như ví dụ bảng bên dưới:

STT Mục chi tiêu Ngày chi tiêu Khoản bắt buộc chi Khoản lãng phí Khoản khác
1 Mua sách 15/11 300k
2 Mua rau 16/11 30k
3 Xem phim 170K

Mỗi tháng sau khi cộng tổng các khoản chi tiêu ở cả 3 khoản trên (là khoản chi bắt buộc, khoản chi lãng phí và các khoản khác). Chúng ta sẽ tính được tổng mức chi tiêu cho cả tháng. Trong trường hợp muốn tính mức chi tiêu tối thiểu, chúng ta chỉ cần cộng khoản chi tiêu bắt buộc và khoản chi tiêu khác lại là sẽ ra. Việc xác định khoản chi tiêu tối thiếu sẽ rất có ích trong các trường hợp như đang cần tiết kiệm để trả nợ.

Tiếp theo, chúng ta cũng sẽ tạo một bảng tính cho mức thu nhập, bao gồm tất cả các khoản thu nhập của chúng ta trong vòng một tháng. Sau mỗi tháng, chỉ cần lấy tiền thu nhập trừ đi tiền chi tiêu là sẽ xác định được mức chi tiêu của mình đã hợp lý chưa, và cần tăng thu hay giảm chi như thế nào cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại.

Bài học thứ hai: Học cách chi tiêu ở mức tối thiểu

Đây là một trong những bài học được rất nhiều chuyên gia về tài chính khuyên dùng. Trong đó có Chantel Bonneau – cố vấn tài chính của Northwestern Mutual nói rằng: “Nếu bạn có thói quen này, bạn có thể điều chỉnh các chi tiêu không hợp lý theo hướng tiết kiệm hơn và dành dụm cho các mục tiêu có ý nghĩa hơn như mua một ngôi nhà hoặc đi du lịch. Luôn kiểm soát chi tiêu bằng một ứng dụng di động, một cuốn sổ nhỏ hay một người có trách nhiệm, bất cứ cách nào có thể giữ cho bạn hướng đến mục tiêu đã đề ra”.

Bài học này có nghĩa là, bạn sẽ bắt đầu học chi tiêu một cách thông minh hơn, ít cảm tính hơn. Bạn sẽ lập ra một quy tắc khi mua sắm và chi trả một khoản nào đó. Ví dụ, bạn sẽ không cần phải tiêu quá nhiều tiền cho một món đồ giá cao, mà thay vào đó lựa chọn một món đồ rẻ hơn, nhưng có cùng công năng và lợi ích khi sử dụng. Không cần phải chạy theo các xu hướng về thời trang, hay những mặt hàng mới trên thị trường. Bạn có thể mặc một bộ quần áo bình thường không phải hàng hiệu, nhưng mặc thoải mái và phù hợp với vóc dáng của mình. Hay chọn đi một chiếc xe có mức giá vừa phải, vì nó vẫn giúp bạn đi làm mỗi ngày đúng giờ và an toàn. Không nhất thiết phải mua những thứ quá đắt đỏ và mới mẻ, sống tối giản sẽ giúp bạn có một nền tảng tài chính vững chắc hơn.

Và lợi ích cuối cùng, nhờ việc chi tiêu ở mức tối thiếu sẽ giúp chúng ta tiết kiệm và để ra được một khoản tiền, điều này giúp chúng ta chủ động trước những biến cố và bất trắc trong cuộc sống.

Hy vọng, với những thông tin mà 3Gang cung cấp đã giúp cho ban đọc có những thông tin hữu ích. Và góc nhìn trực quan hơn về tài chính và cách chi tiêu, quản lý tiền sao cho hợp lý.

Nguồn: Một số thông tin được trích dẫn và chia sẻ từ báo thanh niên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *