Nguồn gốc, quy tắc và một vài lưu ý để sử dụng thành công nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính cá nhân

Người trẻ gặp khó khăn với việc quản lý tài chính cá nhân, nguyên nhân do đâu?

Cuộc sống càng ngày càng có nhiều thứ phải chi khiến việc giữ tiền và tiết kiệm tiền trở thành vấn đề của rất nhiều người. Tuy nhiên bên cạnh những người gặp áp lực với vấn đề giữ tiền, vẫn có những người là chuyên gia quản lý tài chính tuyệt vời. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt? Nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính với những quy tắc phân bổ tài chính đơn giản sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn. 

TÍCH LŨY GIỜ VÀNG, SĂN VÔ VÀN LÃI KHỦNG 

Nguồn gốc nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính

Nguồn gốc nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính cá nhân
Nguồn gốc nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính cá nhân

Nguồn gốc nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính là phương pháp quản lý tiền bạc nổi tiếng toàn cầu, được tạo ra bởi T.Harv Eker, một diễn giả – doanh nhân, cũng là tác giả của cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” từng bán chạy khắp thế giới. Muốn đạt được tự do tài chính hoặc đơn giản muốn quản lý tiền bạc hiệu quả, bạn cần học cách lên kế hoạch chi tiêu thật hợp lý.  

Quy tắc 6 chiếc lọ sẽ giúp bạn điều đó. Số tiền bạn đang có sẽ được chia thành 6 chiếc lọ tài chính (hay còn gọi là 6 quỹ tài chính) với các mục đích sử dụng và tích lũy khác nhau. Mỗi chiếc lọ sẽ có mục đích riêng với tỷ lệ % tiền được nghiên cứu để phù hợp với mọi cá nhân. 

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính

Khi có tiền thu nhập hằng tháng hoặc bất kì khoản thu nhập phát sinh nào (thưởng, lãi kinh doanh, …) hãy chia nhỏ thu nhập vào 6 chiếc lọ theo công thức dưới đây:

Chiếc lọ 1: Nhu cầu thiết yếu/Neccessity Account (NEC): 55%

Lọ NEC là quỹ được sử dụng với mục đích chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt cần thiết hằng hàng ngày trong một tháng của mỗi cá nhân. Các chi phí sinh hoạt này cho toàn bộ các hoạt động duy trì cuộc sống bao gồm: Tiền ăn uống, tiền xăng xe di chuyển, tiền nhà, tiền điện nước, mua sắm các nhu yếu phẩm,…

So sánh lãi suất ngân hàng trong tháng 10/2024 

Tỷ lệ 55% là con số đã được nghiên cứu, tính toán phù hợp với tiêu chuẩn chung cho mức sống cần thiết của mỗi người. Bạn hãy điều chỉnh giới hạn hợp lý với thói quen sinh hoạt của bản thân. Nếu quỹ NEC của bạn đang lên đến 80% tổng thu nhập, bạn cần xem xét lại. Hãy cắt bớt những khoản chi tiêu không thực sự cần thiết hoặc tìm cách tăng thu nhập mỗi tháng để cân bằng lại tài chính cá nhân.

Chiếc lọ 2: Quỹ tự do tài chính – Financial freedom account (FFA) 10%

Quỹ FFA là chiếc lọ tạo ra thu nhập thụ động cho bạn
Quỹ FFA là chiếc lọ tạo ra thu nhập thụ động cho bạn

Quỹ FFA này có mục đích giúp bạn độc lập tài chính. Đây là chiếc lọ tạo ra thu nhập thụ động cho bạn, làm tăng tổng số tiền mỗi tháng. Sử dụng tiền trong chiếc lọ này để đầu tư vào các dự án sinh lời như gửi tiết kiệm, chứng khoán, mua vàng, bất động sản,… Số tiền lời dư ra bạn có thể sử dụng mua sắm cho sở thích cá nhân hoặc để dự phòng cho các rủi ro trong tương lai mà không làm ảnh hưởng đến dòng tiền của bạn.

Chiếc lọ 3: Quỹ giáo dục – Education account (EDU) 10%

Chỉ biết quản lý tài chính và đầu tư thôi là không đủ, bạn cần học tập để phát triển các kỹ năng cần thiết và hoàn thiện bản thân, từ đó phát triển sự nghiệp để gia tăng thu nhập mới có thể hướng đến tương lai sung túc. Lọ số 3 được sinh ra với mục đích trở thành quỹ đầu từ cho chính bản thân bạn. Hãy sử dụng quỹ EDU này để mua các khóa học tăng nghiệp vụ cho công việc, mua sách để mở rộng tư duy và gia tăng kiến thức cho chính mình.

Chiếc lọ 4: Quỹ tích lũy dài hạn – Longterm saving for spending account (LTSS) 10%

Quỹ tích lũy dài hạn tạo ra để tiết kiệm cho những dự định dài hạn 
Quỹ tích lũy dài hạn tạo ra để tiết kiệm cho những dự định dài hạn 

Chiếc lọ này tạo ra để tiết kiệm cho những dự định dài hạn hoặc ước mơ của mỗi người trong tương lai như: mua xe, xây nhà, mua laptop,… Quỹ LTSS này sẽ khiến bạn có động lực kiếm tiền trong cuộc sống, bạn cũng sẽ an tâm hơn khi có một khoản tích lũy nhỏ cho bản thân khi bệnh tật hoặc rủi ro công việc

Tờ tiền 500k 1 cọc tiền, xấp tiền 500k có bao nhiêu tờ?

Chiếc lọ 5: Play account – Quỹ hưởng thụ 10%

Chăm chỉ làm việc cho tương lai là điều mỗi người cần làm.Nhưng không nên quá tập trung vào tiết kiệm, công việc mà bỏ qua việc chăm sóc bản thân bạn nhé. Đừng quên về thăm nhà mỗi tuần, gặp bạn bè vài tối, đi du lịch một năm vài lần hay cắt bớt quá nhiều những buổi chăm sóc da, thẩm mĩ,… Hãy để dành 10% tổng thu nhập mỗi tháng cho quỹ PLAY để xả hơi và chăm sóc bản thân để có năng lượng, sức khỏe, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của mình nhé.

Chiếc lọ 6: Quỹ cho đi – Give account (GIVE) 5%

Mỗi người đều là một mảnh ghép của một gia đình, tập thể, cộng đồng. Chiếc lọ số 6 này gồm khoản tiền dự phòng nhỏ để bạn giúp đỡ người thân, bạn bè hoặc người cần được giúp đỡ. Cho đi không chỉ để bày tỏ sự biết ơn của bạn với những người yêu thương bạn mà còn là một cách nuôi dưỡng tâm hồn. Cho đi chính là nhận lại

Một vài lưu ý để sử dụng thành công nguyên tắc 6 chiếc lọ quản lý tài chính

Lưu ý để sử dụng thành công nguyên tắc 6 chiếc lọ
Lưu ý để sử dụng thành công nguyên tắc 6 chiếc lọ

Nguyên tắc 6 chiếc lọ quản lý tài chính đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, được áp dụng bởi rất nhiều doanh nhân, người thành đạt. Vậy tại sao có người thực hành hiệu quả, có người lại không? Hãy đọc những lưu ý dưới đây để sử dụng thành công nguyên tắc này:

1. Tuân theo các quy tắc kỷ luật khi thực hành phương pháp 6 chiếc lọ

Hãy nghiêm túc thực hiện các quy định đã đề ra khi áp dụng phương pháp 6 chiếc lọ. Không sử dụng tiền của lọ này để làm việc sai mục đích, tiêu xài tiền của các lọ quá mức đã đặt ra, không đụng đến các quỹ tích lũy trước khi đến thời gian đã định… Việc này giúp kế hoạch quản lý tài chính của bạn được diễn ra hiệu quả.

Tiết kiệm gửi góp là gì?

2. Hình thành thói quen tích lũy

Giữ tiền là vấn đề khó khăn với nhiều người, lí do không hoàn toàn vì các khoản chi cuộc sống quá nhiều mà còn bởi vì bạn chưa hình thành được thói quen tích lũy đều đặn. Việc thực hành tích lũy đều đặn mỗi ngày một chút giúp tạo thói quen tốt cho bản thân, duy trì tư duy tiền bạc đúng đắn và bớt lo lắng trước những rủi ro bất chợt.

3. Hãy để “tiền đẻ ra tiền” thật hợp lý

Muốn nhanh chóng đạt được tự do tài chính trong tương lai, bạn phải biết đầu tư số tiền trong chiếc lọ FFA thật khôn ngoan. Hãy để dòng tiền trong quỹ này luôn vận động. Đầu tư vào các kênh: chứng khoán, vàng, bất động sản,… nếu số dư trong quỹ của bạn lớn. Gửi tiết kiệm, sử dụng các ứng dụng đầu tư uy tín,… nếu bạn có số dư nhỏ. Bạn cần học cách phân tích và tìm hiểu xu hướng thị trường để lựa chọn giải pháp đầu tư sinh lời tối ưu nhất.

Quản lý tài chính không còn là việc quá khó khăn với phương pháp 6 chiếc lọ tài chính quản lý. Mong rằng những chia sẻ trên của 3Gang sẽ là giải pháp tiết kiệm tiền hiệu quả với những bạn trẻ đang loay hoay tìm cách giữ tiền.  

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *