Đặt stent mạch vành là một thủ thuật nhằm xử trí tình trạng tắc nghẽn hoặc hẹp mạch vành để giữ cho lòng mạch vành được thông thoáng, từ đó giúp dòng máu lưu thông dễ dàng đến tim. Tuy nhiên, cuộc sống sau khi đặt stent mạch vành của người bệnh có nhiều sự thay đổi, từ lối sống, chế độ dinh dưỡng đến các hoạt động hàng ngày.Những rủi ro có thể gặp phải sau khi đặt stent mạch vànhĐặt stent mạch vành là một thủ thuật y khoa quan trọng có tác dụng làm thông thoáng lòng mạch vành để giúp dòng máu lưu thông dễ dàng đến tim. Thủ thuật này thường được chỉ định trong các trường hợp như:Tắc hẹp động mạch vành;Nhồi máu cơ tim cần điều trị tắc nghẽn ngay lập tức;Tắc nghẽn một hoặc nhiều vị trí trong động mạch vành…Đặt stent mạch vành được chỉ định trong trường hợp tắc hẹp động mạch vànhTuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại stent phù hợp nhất, chẳng hạn như:Stent kim loại thường (BMS);Stent phủ thuốc (DES);Stent tự tiêu (BRS);Bóng phủ thuốc (DCB).Sau khi đặt stent vào đúng vị trí sẽ giúp tái lưu thông dòng máu trong lòng động mạch vành bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, bất kỳ một thủ thuật nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Mặc dù đặt stent là một thủ thuật can thiệp mạch có yêu cầu rất cao về đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và cùng với hệ thống thiết bị hiện đại, nhưng người bệnh vẫn có thể gặp phải một số rủi ro trong quá trình nong mạch vành đặt stent, bao gồm:Chảy máu hoặc nhiễm trùng tại vị trí tiêm chích;Dị ứng thuốc cản quang;Hình thành cục máu đông trong stent;Rối loạn nhịp tim;Tổn thương thận do thuốc cản quang;Đau tim hoặc đột tử dẫn đến tử vong;Vỡ hoặc tắc động mạch vành ở bệnh nhân tiến hành phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.Những rủi ro sau khi đặt stent mạch vành có thể tồn tại cho đến khi bệnh nhân được xuất viện hoặc người bệnh xuất hiện những biến chứng khác trong quá trình chăm sóc sau đặt stent. Do đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.Người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim sau khi đặt stent mạch vànhNhững khó khăn trong cuộc sống sau khi đặt stent mạch vànhĐặt stent mạch vành là một phương pháp giúp lưu thông dòng máu đến tim và cải thiện triệu chứng của bệnh động mạch vành, đồng thời giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim… Tuy nhiên, cuộc sống sau khi đặt stent mạch vành của người bệnh có thể gặp phải một số khó khăn trong thời gian đầu như:Đau và khó chịu trong thời phục hồiNgười bệnh có thể bị sưng và đau tại vị trí đặt ống thông trong thời gian đầu. Tình trạng này có thể biến mất nếu vị trí đặt ống thông được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, nếu vị trí này bị rỉ dịch, chảy máu hoặc người bệnh sốt cao thì cần báo lại ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị khó thở, đau ngực, khó chịu và mệt mỏi sau khi đặt stent.Khó khăn khi dùng thuốcNgười bệnh sau khi đặt stent mạch vành cần phải sử dụng thuốc chống đông theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ hình thành huyết khối. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải một số khó khăn trong quá trình dùng thuốc như quên liều, gặp tác dụng phụ của thuốc (đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá, nổi mẩn, tăng nguy cơ xuất huyết…).Chế độ ăn uống phù hợpNgười bệnh sau khi đặt stent cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp như ăn nhiều trái cây, rau xanh và bổ sung protein từ thịt (thịt nạc, cá, gà…), hạn chế tiêu thụ chất béo bão hoà và đồ ăn nhanh, chia nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày, uống nhiều nước, tránh các chất kích thích và không hút thuốc lá.Tâm lý bị ảnh hưởng sau đặt stentNgười bệnh có thể cảm thấy lo lắng liên tục về tình trạng sức khỏe cũng như các biến chứng có thể xảy ra sau khi đặt stent. Thời gian phục hồi sau đặt stent có thể bị kéo dài do tâm lý không thoải mái, căng thẳng, lo âu kéo dài. Do đó, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi thoải mái và thư giãn tinh thần sau đặt stent.Khó khăn về kinh tếĐặt stent là một trong những kỹ thuật y khoa cao nên vấn đề chi phí đang được nhiều người bệnh quan tâm. Tuy nhiên, chi phí đặt stent phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các xét nghiệm tiền phẫu thuật, cơ sở thực hiện, loại stent được lựa chọn, các dụng cụ y tế được sử dụng trong cuộc phẫu thuật… Vì thế, sau khi thực thủ thuật đặt stent, nhiều bệnh nhân và gia đình gặp khó khăn về vấn đề kinh tế.Quản lý bệnh nền sau đặt stent mạch vànhViệc đặt stent mạch vành giúp dòng máu lưu thông tốt hơn tại những vị trí bị tắc nghẽn, cải thiện các triệu chứng và ngăn chặn biến chứng của bệnh lý động mạch vành. Tuy nhiên, người bệnh cần quản lý tốt các bệnh lý nền sau khi đặt stent để giảm thiểu nguy cơ biến chứng như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì…Theo dõi biến chứng có thể xảy ra sau đặt stentNgười bệnh cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khoẻ của bản thân ngay cả khi đã được về nhà. Cần báo lại ngay cho bác sĩ nếu thấy các biểu hiện bất thường như đau tức ngực, khó thở đột ngột, sốt, chóng mặt, sưng đau tại vị trí đặt ống thông, ho ra máu, rối loạn nhịp tim, ngất xỉu…Thích nghi để sống chung với stentNgười bệnh có thể gặp phải một số biến chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau khi đặt stent mạch vành. Do đó, người bệnh cần điều chỉnh lại lối sống, sinh hoạt và dinh dưỡng để phù hợp với tình trạng sức khoẻ sau đặt stent. Đồng thời, họ cũng cần một khoảng thời gian nhất định để quen dần và sống chung với stent trong thời gian dài.Cuộc sống sau khi đặt stent mạch vành của người bệnh gặp nhiều khó khăn hơnBiện pháp hỗ trợ cho cuộc sống sau khi đặt stent mạch vành của người bệnhCuộc sống sau khi đặt stent của người bệnh sẽ có những thay đổi nhất định. Do đó, người bệnh cần tuân thủ những hướng dẫn sau đây của bác sĩ và nhận sự hỗ trợ của người thân để nhanh chóng khoẻ mạnh lại, bao gồm:Chăm sóc đúng cách cho bệnh nhân sau đặt stent mạch vànhNgười bệnh cần chú ý chăm sóc tốt vị trí luồn ống thông theo hướng dẫn của nhân viên y tế như luôn giữ ống thông được khô ráo trong 24 – 48 giờ sau mổ, thay băng đúng cách, theo dõi mạch máu ở khu vực ống thông, không mang vác vật nặng…Hỗ trợ bệnh nhân nhanh phục hồi và thay đổi lối sống sau đặt stentTrong thời gian đầu, người bệnh có thể cảm thấy chưa thích ứng hoặc gặp phải biến chứng sau đặt stent. Do đó, người thân trong gia đình cần hỗ trợ người bệnh trong việc chăm sóc, vận động, dinh dưỡng phù hợp và quan tâm chia sẻ để người bệnh cảm thấy an tâm, giảm lo lắng sau thủ thuật.Kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩNgười bệnh cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra hoạt động của stent và tình trạng sức khoẻ tổng thể cũng như phát hiện sớm những bất thường nếu có.Người bệnh sau đặt stent mạch vành cần thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩCuộc sống sau khi đặt stent mạch vành có thể có những thay đổi quan trọng, nhưng với sự tuân thủ các chỉ dẫn từ bác sĩ, chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh, bệnh nhân hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh cũng như hoạt động bình thường. Điều quan trọng là phải nhận thức rõ về tình trạng sức khỏe của mình, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống lâu dài.