Binance là một sàn giao dịch tiền điện tử toàn cầu được thành lập bởi ông Changpeng Zhao vào năm 2017. Hiện nay, Binance được xem là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới với hàng tỷ giao dịch mỗi ngày và là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều nhà đầu tư. Vậy tại sao sàn Binance lại được lựa chọn nhiều như vậy? Sàn Binance lừa đảo không? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Tại sao sàn Binance lại được lựa chọn phổ biến
Để trả lời được câu hỏi tại sao sàn Binance lại được mọi người lựa chọn nhiều như vậy, chúng ta hãy cùng xem xét các lợi ích nổi bật mà sàn mang lại cho người dùng, cụ thể như sau:
1. An toàn và bảo mật
Binance áp dụng là nền tảng quản trị rủi ro và chống nạn rửa tiền thông qua công nghệ giám sát eDNA và chức năng xác minh danh tính (KYC) cho hệ thống bảo mật của mình. Nhờ đó, người dùng có thể yên tâm về sự an toàn trên từng giao dịch, đặc biệt là trong các trường hợp lấy lại mật khẩu và bảo mật mật khẩu.
2. Hỗ trợ tốt
Khi tham gia Binance, bạn có thể thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi tiền điện tử mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, nhờ sở hữu đội ngũ nhân viên giàu chuyên môn lẫn kinh nghiệm về cả Wall Street và tài chính tiền mật mã mà người dùng Binance luôn được hỗ trợ nhanh chóng khi có vấn đề xảy ra.
Ngoài ra, sàn Binance hiện đang hỗ trợ rất nhiều tính năng giao dịch khác nhau như P2P, Margin, Spot, Futures, Convert,… từ cơ bản đến nâng cao để phù hợp với tất cả các đối tượng nhà đầu tư từ mới cho đến cũ.
3. Đa ngôn ngữ
Binance hỗ trợ 30 loại ngôn ngữ khác nhau cho người dùng, tương ứng với 30 giao diện trên hệ thống. Vậy nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn ngôn ngữ phù hợp nhất với mình để tiện cho hoạt động giao dịch.
4. Đa dạng các loại tiền điện tử
Sàn Binance hiện đang hỗ trợ hơn 200 loại đồng tiền điện tử, ví dụ như Bitcoin, USD coin, BNB, Binance USD, Ethereum, Tether, , SRP, Cardano,….. Có thể nói, hầu hết các Altcoins đều được hỗ trợ trên sàn giao dịch này.
5. Sử dụng đơn giản
Giao diện sàn Binance được thiết kế rất trực quan, thân thiện với người dùng, tốc độ tải nhanh và dễ sử dụng. Chỉ cần thực hiện một vài bước đơn giản là bạn đã có thể tiến hành giao dịch, chuyển tiền với tốc độ xử lý cực nhanh.
Hiện nay, Binance cũng đã có 2 phiên bản mobile app trên 2 hệ điều hành chính là iOS và Android.
6. Tính thanh khoản cao
Khả năng xoay vòng dòng tiền trên Binance được đánh giá là rất nhanh. Tùy vào thị trường và chính sách của ngân hàng mà việc thu lợi nhuận từ các giao dịch có thể diễn ra trong vài phút đến vài giờ.
7. Giao dịch ổn định
Với hệ thống hiện đại, mỗi giây sàn Binance có thể xử lý 1,4 triệu giao dịch. Nhờ đó mà người dùng có thể thực hiện được cùng lúc nhiều giao dịch trên một đồng coi mà không bị “lag”, nghẽn hay trục trặc.
8. Phí giao dịch thấp
Hiện tại, phí giao dịch Binance đang áp dụng là 0,1%. Đây được xem là mức phí thấp nhất trong các sàn giao dịch tiền điện tử. Nếu bạn giao dịch bằng đồng BNB – một trong những token chính của Binance, mức phí còn được giảm thêm 25% nữa. Ngoài ra, việc nạp tiền trên sàn cũng hoàn toàn miễn phí và phí rút tiền thì khá rẻ. Vậy nên, Binance hiện có một lượng người dùng cực lớn.
Sàn Binance lừa đảo không?
Từ khi thành lập vào năm 2017 đến nay, Binance vẫn được người dùng đánh giá khá cao về sự uy tín, chất lượng và hàng năm vẫn thu hút thêm một lượng lớn các nhà đầu tư. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, cũng giống như các sàn giao dịch tiền điện tử uy tín khác, Binance cũng từng gặp phải sự cố, đó là bị hacker tấn công.
Sự việc xảy ra vào năm 2019, Binance bị một nhóm hacker tấn công và lấy đi các đoạn mã API – mã xác thực hai lớp. Hậu quả là đã có hơn 7000 Bitcoin trên ví nóng bị đánh cắp. Tuy nhiên, Binance đã nhanh chóng xử lý vấn đề này và cũng đã hoàn trả lại số tiền mà khách hàng bị đánh cắp bằng quỹ SAFU – Quỹ tài sản đảm bảo an toàn cho người dùng.
Có thể nói rằng, Binance không chỉ không lừa đảo mà còn luôn cố gắng bảo vệ quyền lợi của người dùng một cách tốt nhất. Sau sự cố đó, Binance đã cho nâng cấp hệ thống bảo mật của mình và từ đó đến nay vẫn chưa ghi nhận thêm một sự cố tương tự nào xảy ra.
Tại sao giao dịch P2P tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo
Binance không lừa đảo nhưng giao dịch P2P trên Binance lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo. Nguyên nhân là do:
– Khi thực hiện giao dịch P2P, sàn Binance là bên trung gian và người dùng sẽ trực tiếp giao dịch với nhau (peer to peer). Tức là bạn sẽ phải chuyển và nhận tiền trực tiếp bằng tài khoản ngân hàng của mình. Điều này đã tạo cơ hội cho kẻ xấu có cơ hội để thực hiện các thủ thuật và khiến bạn mất tiền hoặc coin.
– Tất cả các giao dịch P2P đều là thỏa thuận giữa các cá nhân với nhau nên khi tiền chuyển đi, bạn có thể bị mất trắng và không thể kiện tụng. Trong những sự cố như vậy, sự hỗ trợ từ sàn Binance cũng rất ít.
– Hoạt động giao dịch tiền điện tử chưa được pháp luật bảo vệ và cũng chưa có một tổ chức quốc tế uy tín nào đứng ra đảm bảo. Do đó, việc giao dịch P2P trên sàn Binance vẫn chưa chịu sự quản lý của pháp luật, tức là người dùng sẽ không được pháp luật bảo vệ quyền lợi khi gặp phải lừa đảo.
– Việc không tìm hiểu kỹ đối tượng giao dịch, thiếu kiến thức về thị trường tiền điện tử và tâm lý đám đông cũng tạo điều kiện cho kẻ xấu thực hiện các hành vi lừa đảo trên P2P.
Các hình thức lừa đảo P2P Binance phổ biến nhất
Sàn Binance không lừa đảo người dùng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ an toàn tuyệt đối khi tham gia giao dịch trên sàn này. Với hình thức giao dịch P2P, bạn có thể sẽ bị lừa đảo bởi những đối tượng khác cùng tham gia với mình. Dưới đây là các hình thức lừa đảo P2P phổ biến nhất mà bạn cần lưu tâm:
1. Giả mạo website giao dịch P2P
Đây là hình thức lừa đảo thường gặp nhất và khiến nhiều bị lừa nhất, đặc biệt là những người chơi mới còn ít kinh nghiệm. Đối tượng lừa đảo sẽ tạo các website giả mạo và đánh lừa người dùng bằng các thông tin hào nhoáng. Những website này có tên miền gần giống nhau. Nó chỉ thay đổi một chữ cái nhỏ hoặc một chữ số bên trong đó, cùng với các đuôi miền.edu, .com, .vn, .net,… khác nhau. Điều này đã khiến nhiều người tin nó là website chính thức vì không để ý kỹ những chi tiết nhỏ này.
Các chủ website sẽ chú trọng đầu tư chạy Google Ads hoặc Facebook Ads để đẩy những thông tin giả mạo lên đầu. Bên cạnh đó, những đối tượng này còn tham gia vào các hội nhóm để làm quen với các nhà đầu tư rồi gửi link giả mạo để lừa họ tham gia vào các giao dịch xấu. Ví dụ như để họ tạo tài khoản và nạp tiền vào đó nhưng thực tế là chuyển tiền vào ví của kẻ lừa đảo.
2. Giả mạo nhân viên của sàn giao dịch P2P Binance
Một hình thức lừa đảo phổ biến khác trên P2P là giả mạo nhân viên tư vấn hỗ trợ giao dịch của sàn. Hình thức này được trang bị tinh vi và thực tế hơn nên nhiều người dễ tin tưởng.
Sàn Binance là một sàn giao dịch quốc tế nên các số điện thoại tư vấn, chăm sóc khách hàng thường là số ở nước ngoài. Do đó, đối tượng lừa đảo có thể gọi điện đến các nhà đầu tư bằng số điện thoại quốc tế và giả danh là nhân viên chăm sóc khách hàng của Binance. Chúng thường lấy lý do là hỗ trợ tư vấn các giao dịch P2P định kỳ cho khách hàng hoặc hỗ trợ kiểm tra tài khoản,… và yêu cầu kết bạn Skype, Zalo, Viber,… để tiện tư vấn.
Những đối tượng này sẽ đưa ra các thông tin để thuyết phục bạn tin tưởng chúng và cung cấp cho chúng thông tin bảo mật liên quan đến tài khoản cá nhân của mình. Với những thông tin này, chúng sẽ kết hợp cùng các thủ thuật để chiếm đoạt tài khoản của bạn và sử dụng nó để thực hiện các giao dịch.
Những trường hợp lừa đảo này thường khó kiểm tra vì kẻ lừa đảo sử dụng tiền điện tử trong tài khoản của nhà đầu tư để chuyển qua chuyển lại nhiều tài khoản khác nhau, gây nên sự nhiễu loạn thông tin đường truyền.
Do đó, khi thấy số điện thoại lạ liên hệ để tư vấn hỗ trợ và tư xưng là nhân viên của Binance, bạn cần phải xác định danh tính, thông tin số điện thoại có phải của Binance không? Những thông tin được cung cấp có đúng không rồi mới quyết định có nhận hỗ trợ tiếp hay không.
3. Giả mạo biên nhận thanh toán trong quá trình thực hiện giao dịch P2P
Khi thực hiện giao dịch trên sàn Binance xong, tài khoản của bạn sẽ bị khoá tạm thời. Sau khi hai bên hoàn tất giao dịch và xác nhận thành công, tài khoản sẽ được mở lại. Đây chính là lúc kẻ xấu có cơ hội lừa bạn bằng cách:
Tạo biên nhận giả để mua coin từ người chơi trên sàn Binance và không thanh toán đúng quy định mà nói rằng tiền sẽ về trễ. Sau đó thúc dục người bán coin xác nhận rằng tiền đã về tài khoản để kết thúc giao dịch. Kết quả là người bán bị mất coin dù chưa nhận được tiền.
Khiến người bán nhầm lẫn bằng cách cố tình chuyển một số tiền tương đối giống với số tiền đồng ý thực hiện giao dịch ban đầu. Ví dụ như số tiền cần chuyển là 30.566.000 USD nhưng họ đã chuyển số tiền nhỏ hơn là 30.566 USD. Tuy cách này tưởng như khá ngớ ngẩn vì con số khác nhau nhưng nhiều người bán vẫn bị lừa do không chú ý.
Kẻ lừa đảo ở đây sẽ là người bán coin cho người chơi. Cách thực hiện sẽ là sau khi bạn chuyển tiền xong, đối tượng này sẽ đổi ý và hủy giao dịch. Lúc này, bạn sẽ vừa bị mất tiền, vừa không được đồng coin nào cả.
4. Giả mạo hệ thống thanh toán tự động của Binance
Đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo hệ thống thanh toán tự động giao dịch P2P và yêu cầu người chơi giải phóng tiền mã hóa để nhận được chi phí thanh toán.
Bạn cần phải nhớ rằng, sàn Binance chỉ hỗ trợ giao dịch P2P trực tiếp giữa người dùng với người dùng và không hề có các hoạt động như thanh toán tự động hay ký quỹ ủy thác.
5. Lợi dụng nền tảng thanh toán quốc tế
Khi thực hiện các giao dịch quốc tế, bạn buộc sử dụng các nền tảng thanh toán quốc tế và kẻ lừa đảo sẽ lợi dụng những kẽ hở trên các nền tảng này để trục lợi giao dịch P2P.
Kẻ lừa đảo sẽ giả mạo hóa đơn thanh toán và gửi email đến bạn. Nếu không kiểm tra kỹ thông tin, tiền chưa được chuyển về mà vẫn xác nhận những thông tin đó là chính xác thì bạn sẽ dễ dàng bị mất tiền.
Sau khi tìm hiểu bài viết này, các bạn chắc hẳn đã giải đáp được thắc mắc “Sàn Binance lừa đảo hay không”. Có thể nói rằng, Binance là sàn giao dịch tiền điện tử uy tín, không lừa đảo nhưng nếu bạn không cẩn thận thì vẫn có thể bị lừa khi tham gia giao dịch P2P trên sàn. Để đảm bảo an toàn cho mình, hãy giữ thật kín các thông tin tài khoản, thường xuyên trau dồi kiến thức và đừng quên những chia sẻ của 3Gang trong bài viết trên nhé.