Top 6 quy tắc tiêu tiền hợp lý không phải ai cũng biết

Cach_tieu_tien_hop_ly

Trong chúng ta, có lẽ ai cũng ít nhất 1 lần được nghe về tầm quan trọng của việc chi tiêu hợp lý. Đặc biệt là với những người trẻ. Vậy tại sao bạn phải sử dụng tiền hợp lý càng sớm càng tốt? Làm cách nào để thực hiện hiệu quả những phương pháp mà mình đã đề ra? Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của 3Gang về những lý do và bật mí một vài chi tiêu hợp lý cực đơn giản mà không phải ai cũng biết sau đây nhé.

1. Tại sao bạn cần tiêu tiền hợp lý?

Cach_tieu_tien_hop_ly-2
Lý do bạn phải tiêu tiền hợp lý

Đối với mỗi người mặc dù có điều kiện sinh sống và làm việc trong những hoàn cảnh, nguồn lực tài chính là khác nhau. Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế hiện nay, nếu bạn có thể vận dụng tốt cách sử dụng tiền hợp lý theo phương châm “Chọn vừa đúng – Chi vừa đủ – Dùng vừa đều” sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như:

Những ứng dụng đầu tư kiếm tiền uy tín 

  • Có thể giúp bạn xoay sở trong những tình huống khẩn cấp: Trong cuộc sống này không ai có thể lường trước những bất trắc, sự cố. Những khóa khăn này có thể là thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật, tai nạn bất ngờ… Những lúc như thế, nếu bạn đã có sẵn một khoản tiền dự phòng thì bạn sẽ hoàn toàn có thể chủ động giải quyết ngay mà không phải băn khoăn hay lo lắng bất kỳ điều gì. 
  • Bạn có thể thực hiện những dự định mình mong muốn: Bạn có mong muốn mua một chiếc xe mới, thay điện thoại đời mới, thay laptop hay là mua nhà, có những chuyến du lịch sau những ngày làm việc mệt mỏi, chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ… là mục tiêu của rất nhiều người. Những việc trên không phải vấn đề quá khó khăn hay viễn vông nếu chúng ta biết cách sử dụng tiền hợp lý từ sớm. Bởi một khi nguồn tài chính đảm bảo cân đối hài hòa thì chắc chắn bạn sẽ có một khoản tiết kiệm, khoản tiền dư ra để dễ dàng thực hiện được những kế hoạch đó trong thời gian sớm nhất.
  • Chuẩn bị đầy đủ cho giai đoạn nghỉ hưu an nhàn: Cuộc sống hưu trí của bạn sẽ thoải mái, thư giãn và độc lập về tài chính nếu chính bạn có một quỹ dành dự phòng riêng cho nó. Quỹ này nhằm “nhờ cậy” khi về già, không còn khả năng lao động mà không phải phụ thuộc vào con cháu. Không chỉ vậy, khi bạn tiết kiệm một cách nghiêm túc vào lúc còn trẻ và đã có một khoản tiền ổn định. Nếu khoản tiền trong quỹ đủ lớn bạn có thể cho phép bản thân mình được nghỉ hưu sớm hơn để an vui tận hưởng những ngày tháng hạnh phúc bên bạn bè, con cháu.
  • Không còn gánh nặng tài chính, nâng cao chất lượng cuộc sống: Biết cách chi tiêu phù hợp với từng hoàn cảnh và dự phòng cho tương lai là bí quyết giúp bạn luôn duy trì cuộc sống lạc quan, vui vẻ, an tâm khi làm bất cứ điều gì. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tự thưởng cho bản thân những chuyến đi du lịch để thư giãn, thoải mái tinh thần sau những áp lực công việc. Mà không cần phải lo toan, tính toán về gánh nặng tài chính, chất lượng cuộc sống của bạn ngày càng cũng từ đó mà nâng cao lên.

2. Những cách chi tiêu hợp lý không phải ai cũng biết

Cach_tieu_tien_hop_ly-4
Những các tiêu tiền hợp lý mà không phải ai cx biết

Phần trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về những lợi ích nhận được từ việc chi tiêu thông minh là gì. Cùng 3Gang học cách chi tiêu hợp lý qua 6 phương pháp sau nhé:

2.1. Khi quyết định mua một món đồ nào đó hãy cân nhắc kĩ trước khi xuống tiền.

Việc tiêu dùng, mua sắm không có kế hoạch, sự suy tính cẩn thận không chỉ làm thâm hụt của bạn một khoản tiền khá lớn, mà còn có thể dẫn đến trường hợp xấu hơn đó là việc bạn cần phải vay nợ ai đó để chi trả chúng.

Vì vậy trước khi bạn mua sắm bất cứ thứ gì, hãy nghĩ xem nó có phải là vật dụng thực sự cần thiết để sử dụng trong khoảng thời gian dài không? Nếu nó nó chưa thực sự cần thiết, thay vì mua mới, bạn có thể thuê được những món đồ đó ở đâu? Với một cách khác bạn có thể tìm các thông tin về sản phẩm mình cần mua trên các trang mạng xã hội, truy cập vào những trang web, sàn thương mại điện tử hay các diễn đàn so sánh giá để tìm nơi bán hàng chất lượng với giá hợp lý với túi tiền của bạn, khuyến mãi hấp dẫn. Đây là một cách thường được các bạn lớp trẻ áp dụng và đã áp dụng thành công.

2.2. Cần thận trọng khi sử dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng hẳn không còn xa lạ với chúng ta và ta cũng không thể phủ nhận những tiện ích mà loại thẻ này mang lại, đáng kể đến như chi tiêu tiện lợi như dễ dàng giao dịch trong và ngoài nước, không cần tiền mặt, quản lý chi tiêu qua sao kê… Tuy nhiên, vẫn còn không ít người hiện nay vẫn còn mơ hồ về bản chất của thẻ tín dụng. Khi bạn xem thẻ tín dụng như một “kho” tiền không đáy và tiêu xài thỏa thích mà không để ý đến hạn mức cho phép, dẫn đến ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình tài chính cá nhân.

Ứng dụng đầu tư kiếm tiền không cần vốn uy tín 

Cách tốt nhất để bạn có thể kiểm soát được mức chi tiêu phù hợp và tránh được tình trạng lạm chi, bạn cần “ghi nhớ” một số điều khi sử dụng thẻ tín dụng như sau: 

  • Bạn chỉ có thể đăng ký hạn mức thẻ tối đa bằng 50% thu nhập hàng tháng của mình. Đây là cách sử dụng tiền, thẻ tín dụng hợp lý giúp bạn có thể đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ tín dụng, tránh việc dồn vào các tháng sau.
  • Bạn chỉ nên mở tài khoản thẻ tín dụng khi đã tìm hiểu kỹ càng những thông tin, điều khoản sử dụng của thẻ. Ví dụ như điều kiện mở thẻ tín dụng dành cho cá nhân, các loại phí, thời hạn thanh toán, điều khoản thanh toán nợ trễ hạn và các chương trình tích điểm, ưu đãi.
  • Trong thời gian sử dụng thẻ, bạn cần theo dõi các báo cáo tín dụng hàng kỳ và kiểm tra số dư tín dụng thường xuyên. Việc này nhằm mục đích tránh những trường hợp xuất hiện những khoản chi “ từ trên trời rơi xuống”, đồng thời bạn có thể chuẩn bị những kế hoạch chi tiêu phù hợp hơn với mình.
  • Việc lưu ý ngày đến hạn trả nợ tín dụng sẽ giúp bạn tránh được một khoản chi phí trả vượt hạn mức. Hiện nay, một số ngân hàng tại Việt Nam đã có chương trình cung cấp cho người dùng thẻ 45 – 55 ngày trước khi bị tính phí vượt hạn mức.

2.3. Chi tiêu trong khoản tiền bạn “đang” kiếm được chứ không phải khoản tiền “sẽ” kiếm được

Hãy cố gắng phân bổ chi tiêu hợp lý, thông minh trong khoảng phạm vi số tiền tổng thu nhập của bạn kiếm được mỗi tháng, trừ những trường hợp khẩn cấp. Việc này có thể sẽ giúp cho bạn tránh được cảnh “ vung tay quá trán” hay cảnh rơi vào nợ nần không đáng có và để dành phát triển cho tương lai. Bạn có thể thực hiện được điều này chỉ bằng một vài hành động nhỏ như sau:

  • Không bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi, giảm giá mà chi tiêu không hợp lý, mua sắm những món đồ không thực sự cần thiết. Dù rằng bạn “săn” được một món đồ từ thương hiệu nổi tiếng, nhãn hàng lớn nhưng bạn không bao giờ sử dụng nó thì đó là một sự lãng phí không đáng có.
  • Một số thói quen tốt giúp quản lý chi tiêu hợp lý cho gia đình để đảm bảo hạn mức cho các hoạt động khác là: Bạn có thể tự nấu ăn tại nhà, lập danh sách sách các món ăn mà bạn sẽ nấu trong tuần, hệ thống danh sách các món đồ cần mua trước khi đi chợ, siêu thị. Bạn chỉ cần mua, thực hiện theo những điều trên không những giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn, hơn nữa còn có thể tiết kiệm đáng kể lượng thời gian của mình.
  • Thay vì thuê mướn quá nhiều ở bên ngoài, bạn có thể dành thời gian để tự tay dọn dẹp, tân trang nhà cửa hay học cách sửa chữa các thiết bị, máy móc đơn giản tại nhà.
  • Nếu không phải những trường hợp cấp thiết, bắt buộc hãy hạn chế việc vay mượn. Trong trường hợp bắt buộc phải vay, hãy lên kế hoạch nhằm trả nợ càng sớm càng tốt và ưu tiên thanh toán khoản nợ có lãi suất cao trước.

2.4. Quản lý chi tiêu hiệu quả bằng quy tắc 50/20/30 dành cho các bạn trẻ

Với các bạn trẻ, chắc hẳn các bạn đang gặp nhiều khó khăn và luôn cảm thấy hoang mang trong việc cân đối tài chính và chín bạn cũng không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào. Bạn hãy chia tổng thu nhập của mình thành 3 phần, mỗi phần tương ứng với tỷ lệ lần lượt là 50%, 30% và 20%. Mỗi phần sẽ có mục đích sử dụng và chi tiêu như sau:

50% thu nhập dành cho các nhu cầu chi tiêu thiết yếu: Khoản chi phí này bao gồm các chi phí cấp thiết cố định hàng tháng: chi phí thuê nhà, ăn uống, đi lại và các loại hóa đơn khác. Nếu bạn có một cách chi tiêu hợp lý, bạn có thể hạ thấp mức chi tiêu thiết yếu xuống thấp hơn 50%. Ngược lại, nếu tổng chi phí vượt quá 50% số lương, bạn buộc phải giảm tiếp 5% ở mỗi danh mục còn lại.

Các app kiếm tiền online cho học sinh hiệu quả nhất

20% cho các mục tiêu tài chính: Tiết kiệm và đầu tư là hai mục tiêu bạn cần thực hiện cho phần thu nhập này. Việc sở hữu cho riêng mình, gia đình mình một quỹ khẩn cấp bằng khoản tiền tích lũy sẽ giúp bạn giảm thiểu các rủi ro, vững vàng đối mặt với các bất ngờ trong cuộc sống và khống chế được phần nào những trường hợp bất khả kháng. Song song đó, nếu bạn là một người biết cách đầu tư khôn ngoan vào cổ phiếu, bất động sản hay vàng… bạn có thể tăng sinh lợi nhuận trên nguồn vốn ban đầu hiệu quả.

30% dùng để chi tiêu cá nhân: Đây là những chi phí có mục đích thỏa mãn những nhu cầu cá nhân như tiền điện thoại, ăn vặt, giải trí, du lịch, mua sắm… hoặc dùng để phát triển bản thân (như làm đẹp, học thêm một ngôn ngữ mới hoặc kỹ năng mới). Do đó, cách sử dụng tiền hợp lý là chỉ nên dành tối đa 30% tỷ lệ lương vào danh mục này và nên ghi chép lại mỗi khoản chi để kiểm soát tốt dòng tiền, tránh tình trạng “vung tay quá trán”.

2.5. Với những khoản chi tiêu có thể cắt giảm được, hãy thực hiện ngay

Cach_tieu_tien_hop_ly-1
Đối với những khoản chi tiêu có thể giảm được, hãy giảm ngay

Ít người nhận ra rằng, sự nhầm lẫn tai hại giữa hai khái niệm “cần” và “muốn” thường là sự bắt đầu cho những lúc chi tiêu vô tội vạ. Theo đó, những sản phẩm “cần” là sản phẩm nhất định, bắt buộc phải có để đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của bản thân và gia đình. Còn đối với những sản phẩm “muốn” thì đây có thể là món đồ mà bạn mong muốn có được tuy nhiên những sản phẩm này có cũng được, hoặc nếu mua về cũng không sử dụng được bao nhiêu.

Cách sử dụng tiền hợp lý mà mỗi người cần phải luôn ghi nhớ là cắt giảm đi những khoản chi tiêu không cần thiết, chưa phù hợp. Bạn có thể tiết kiệm những khoản này bằng cách lựa chọn trang phục bởi mẫu quần áo cơ bản, thông minh và có tính ứng dụng cao. Ví dụ bnaj có thể lựa chọn những trang phục như quần jean, áo sơ mi, áo thun…; chỉ nên mua 1 – 2 bộ quần áo theo trend để có thể linh hoạt thay đổi phong cách trong một số trường hợp; hạn chế mua sắm trên các nền tảng trực tuyến, nhất là các dịp flash sale; giảm chi phí cho việc ăn ngoài; nếu được hãy sử dụng quạt thay vì điều hòa; không để thiết bị điện ở trạng thái chờ, hãy rút điện thiết bị sau khi sử dụng.

2.6. Luôn có quỹ dự phòng trước các rủi ro

Sự lo lắng, căng thẳng về tiền bạc sẽ khiến bạn bị suy giảm tinh thần và ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn. Khi có rủi ro bất ngờ xảy đến với bạn hay những người thân xung quanh, thì áp lực về kinh tế có thể trở thành một trong những gánh nặng khiến gia đình kiệt quệ về cả vật chất lẫn tinh thần. Chính vì thế, đi đôi với việc học cách quản lý chi tiêu hợp lý, bạn cần chủ động trang bị cho mình và gia đình mình sẵn một quỹ dự phòng với nguồn tài chính vững vàng, nhằm đảm bảo một tương lai tươi sáng cho chính bản thân và gia đình.

Ứng dụng đi bộ kiếm tiền là gì? Top các app đi bộ kiếm tiền uy tín 2024

3. 10 Cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân hiệu quả

Cach_tieu_tien_hop_ly-3
TOP 10 cách tiét kiệm chi tiêu cá nhân hiệu quả mà không phải ai cũng biết

Tiết kiệm là một mục quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lý chi tiêu các nhân hiệu quả. cùng 3Gang tham khảo một số cách tiết kiệm phù hợp ngay sau đây nhé.

1. Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý, chi tiết

Để tới quản lý chi tiêu hiệu quả hay xa hơn là tự do tài chính, bước đầu tiên trong những cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân là bạn tạo lập ra ngân sách chi tiêu chi tiết cho từng tuần, tháng. Việc lập ra ngân sách  cho từng mục chi tiêu sẽ giúp điều hướng bạn chi tiêu theo đúng kế hoạch và từng hạn mức mà bạn đã đặt ra. Ngoài ra biện pháp này còn giúp bạn tránh phải tình trạng chi quá mức cho phép dẫn đến thâm hụt, phải vay mượn bên ngoài để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng cho bản thân.

Các khoản chi trong ngân sách sẽ được phân bổ theo mục như chi tiêu dùng, chi tiết kiệm, chi đầu tư,… kèm theo đó là hạn mức cụ thể cho từng mục là khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu vào điều kiện của từng cá nhân. Việc này sẽ giúp bạn tạo được thói quen sử dụng nguồn thu nhập một cách khoa học, phù hợp, hợp lý, đảm bảo tình hình tài chính của bạn luôn luôn trong tình trạng ổn định. Để thực hiện phương pháp này bạn có thể tham khảo một số cách quản lý tài chính như: “ Quy tắc 6 chiếc lọ”, “Quy tắc 50/30/20”,…để xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý cho bản thân.

2. Hình thành thói quen theo dõi thu chi cá nhân

Cach_tieu_tien_hop_ly-5
Bạn nên hình thành thói quen kiểm soát chi tiêu cá nhân càng sớm càng tốt

Sau khi bạn đã hoàn thành xong bước lập ngân sách, việc tiếp theo bạn cần thực hiện là cố gắng chi tiêu đúng như kế hoạch đặt ra và thường xuyên theo dõi các khoản chi của mình. Khi theo dõi thường xuyên các khoản chi của mình, bạn mới có thể biết được dòng tiền đã biến động như thế nào, những khoản mình đã chi gồm những gì và các nó có thật sự cần thiết hay không. 

Bạn có thể theo dõi chúng bằng các ghi chú các khoản đã chi trong ngày vào một cuốn sổ tay, trên excel hoặc các ứng dụng, app quản lý thu chi trên điện thoại. Đừng bỏ qua khoản thu chi nào của bạn mặc dù đó là những khoản  nhỏ nhất vì khi ghi chú đầy đủ sẽ giúp bạn nhìn nhận cụ thể hơn về thói quen chi tiêu của bản thân, các xu hướng chi tiêu của bản thân.

3. Lên danh sách những sản phẩm cần mua trước khi mua sắm

trước khi mua sắm bạn nên lên sẵn danh sách các vật dụng cần mua là một trong những cách có thể tiết kiệm chi tiêu cá nhân một cách hiệu quả. Hành động này một phần có thể sẽ giúp bạn không những tiết kiệm thời gian mua sắm mà còn hạn chế tình trạng “vung tay quá trán”, mua các sản phẩm không cần thiết mà đa phần người đi mua sắm gặp phải.

Việc mua sắm từ danh sách mua sắm đã lên trừ trước, bạn có thể tính toán và mang theo được số tiền vừa đủ, tránh tình trạng lãng phí. 

4. Không được phép chi tiêu vượt mức cho mục ăn uống

Một trong những nguyên nhân làm tiêu tốn rất nhiều tiền bạc có thể đến từ việc tổ chức các buổi tụ tập, liên hoan hoặc thường xuyên ăn uống bên ngoài.

Hãy tập thói quen chi tiêu cho việc ăn uống hợp lý hơn để đảm bảo hạn mức cho các hoạt động cần thiết khác như:

  • Lên sẵn lịch trình nấu nướng ra sao, những món ăn sẽ nấu trong tuần,.
  • Cũng như các mục khác, mục ăn uống cần phải thống kê chi tiêu hàng tháng nhằm xem khoản mục nào cần cân đối hay cắt giảm bớt.
  • Nấu ăn tại nhà sẽ tiết kiệm và bảo đảm sức khỏe hơn so với ăn ở bên ngoài.
  • Khi nhận được thu nhập hàng tháng, trước tiên bạn nên xem xét cho các chi phí bắt buộc, sau đó tiếp theo là  các khoản tiết kiệm và cuối cùng là ăn uống.

5. Không bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi

Các chương trình khuyến mãi, các đợt flash sale là một trong những nguyên nhân khiến túi tiền của bạn cạn đáy một cách nhanh nhất. Chúng ta, ai mà chẳng thích các voucher khuyến mãi sâu, mua 1 tặng 1, giảm giá 50%,… nhất là với các nhãn hàng lớn, có sự nhận diện cao, nổi tiếng.

Nhưng trước khi quyết định xuống tiền để mua những món đồ đó thì bạn cũng cần phải cân nhắc liệu những món đồ đó có thực sự cần thiết cho gia đình trong lúc này hay không. Mặc dù bạn mua được một món đồ rẻ nhưng nếu không thực sự cần nó, không xài đến thì cũng có thể coi đó là một sự lãng phí.

Vì thế bạn cần suy nghĩ thật kỹ trước những chương trình khuyến mãi, giảm giá và hàng ngang voucher hấp dẫn đang mời gọi. Đừng để chúng hút sạch túi tiền của bạn một cách thiếu hợp lý, khoa học và ảnh hưởng đến các mục cần chi tiêu khác.

6. Tiết kiệm khi sử dụng điện, nước

Cach_tieu_tien_hop_ly-6
Tiết kiệm nhiều nhất có thể từ nguồn thu nhập cá nhân hằng tháng

Hóa đơn điện, nước là một chi phí biến đổi hàng tháng dựa theo khối lượng mà bạn đã sử dụng trong tháng đó. Nếu bạn sử dụng “tài nguyên” điện, nước một cách lãng phí thì có thể bạn sẽ gánh phải một áp lực tiền bạc không nhỏ trước hai loại hóa đơn này.

7. Hạn chế thuê mướn quá nhiều

Một số gia đình trẻ hiện đại thường có xu hướng thuê người dọn dẹp nhà cửa,… Thay vì như thế, để kết nối thêm tình cảm gia đình, có thể cùng nhau chia sẻ việc nhà sau những giờ làm việc vất vả. Bạn có có thể thỏa sức sáng tạo theo sở thích và khả năng của chính mình. Công việc này vừa có thể giúp gia đình ca các bạn bớt đi được một khoản chi tiêu vừa có thể kết nối tình cảm của các thành viên trong gia đình.

8. Hạn chế việc vay mượn nợ

Trong nhiều trường hợp việc vay tiền có thể sẽ giúp đỡ bạn vượt qua những khó khăn tạm thời. Nhưng xét về lâu dài cũng là một trong lý do gây ra áp lực tài chính nặng nề, khủng hoảng tài chính nếu chẳng may bạn không xoay sở trả nợ kịp thời. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến các mục tiêu tài chính, kéo dài trì trệ việc bạn hướng tới sự tự do tài chính mà các nó còn có thể ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.

Vì thế bạn nên hạn chế việc vay tiền hết mức có thể, nên từ chối việc vay mượn trong trường hợp hợp chưa thật cần thiết. Trong trường hợp buộc phải vay thì bạn cần phải lên kế hoạch trả nợ càng sớm càng tốt với thời gian và số tiền cụ thể. Bạn có thể ưu tiên thanh toán khoản nợ có lãi suất cao trước, các khoản nợ có lãi suất thấp sau nhằm giảm áp lực tiền lãi mỗi tháng.

9. Thanh lý các món đồ cũ khi không sử dụng đến

Bạn có thể tiết kiệm chi tiêu cá nhân khác đó là thu lại tiền từ việc thanh lý các món đồ không dùng tới nữa. Bạn có thể bán lại các đồ dùng như: quần áo, giày dép, thiết bị cũ,… với giá rẻ bán lại cho người quen hoặc trên các trang mạng xã hội.

Thanh lý những món đồ cũ, ít khi dùng đến một phần sẽ giúp giải phóng diện tích trong căn nhà của bạn, đồng thời việc này còn mang lại một khoản tiền nhất định dùng để chi tiêu cho một số công việc cần thiết khác. Cách này vừa có thể giúp bạn tiết kiệm thêm một khoản tiền bạc lại vừa giúp bảo vệ môi trường do hạn chế rác thải.

10. Tìm cách tăng thu nhập

Tiết kiệm chia bao giờ là một giải pháp tối ưu, có thể đáp ứng được các nhu cầu của bạn. Nếu bản thân bạn đã rất cố gắng để tiết kiệm tuy nhiên các khoản chi tiêu cần thiết đáp ứng các nhu cầu cơ bản lại quá nhiều, bạn không thể nào cắt giảm thêm ở các mục chi tiêu khác được nữa thì bạn hãy tìm cách tăng nguồn thu của mình. Hiện nay, có rất nhiều cách để kiếm thêm tiền như làm thêm các công việc ngoài giờ như các công viêc freelance, gia sư, bán hàng online,…  Hoặc bạn cũng có thể tham gia vào các hình thức đầu tư như chứng khoán, vàng,….Tuy nhiên hãy căn cứ vào điều kiện gia đình, nền tảng sức khỏe của bản thân bạn nên chọn công việc nào vừa sức và có thời gian dành cho bản thân và gia đình và không gây ảnh hưởng đến công việc chính thì sẽ hiệu quả hơn.

Có thể thấy, biết được cách tiêu tiền hợp lý càng sớm càng có thể giúp bạn cân bằng được nguồn tài chính hiệu quả. Từ đó không chỉ giúp chúng ta nâng cao chất lượng cuộc sống, sống thoải mái và có thể vững vàng hơn trước mọi rủi ro bất ngờ trong cuộc sống. Hơn nữa biết cách tiêu tiền hợp còn góp phần rút ngắn con đường hướng đến sự tự do tài chính của bạn. Vậy thì còn chờ gì mà không áp dụng ngay 6 bí quyết được 3Gang chia sẻ trên đây. Chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *