Giấy tờ có giá là gì?

Giấy tờ có giá là gì?

Trong các giao dịch dân sự, chúng ta thường bắt gặp các khái niệm như giấy tờ có giá, nhưng hiện nay thì nhiều người vẫn chưa hiểu rõ giấy tờ có giá là gì? Và giá trị của những giấy tờ này như thế nào? Giấy tờ có giá trị có được sử dụng để làm tài sản đảm bảo khi thực hiện vay ngân hàng không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của 3Gang để có thể nắm rõ hơn về các vấn đề này nhé!

1. Giấy tờ có giá là gì?

Giấy tờ có giá là gì?
Giấy tờ có giá là gì?

Giấy tờ có giá được xem là một loại tài sản và nó còn được coi là bằng chứng được dùng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa các chủ thể phát hành giấy tờ có giá và các chủ thể sở hữu giấy tờ có giá đó trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm việc thanh toán lãi và các nội dung khác đã thỏa thuận từ trước.

So sánh bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xã hội

Hiện trong Bộ luật Dân sự 2015 thì không có một định nghĩa cụ thể nào nói về giấy tờ có giá mà chỉ xác định giấy tờ có giá là một dạng của tài sản.

Tuy nhiên thì trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có xác định giấy tờ có giá chính là một loại giấy tờ có giá trị, nó giống dạng của giấy ghi nợ được dùng để chứng minh nghĩa vụ trả nợ giữa bên phát hành và bên sở hữu giấy tờ có giá.

2. Một số thuộc tính của giấy tờ có giá

  • Xác nhận quyền về tài sản của một chủ thể xác định;
  • Trị giá bằng tiền;
  • Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong các giao lưu dân sự;
  • Có tính thanh khoản.

3. Giá trị thật sự của các loại giấy tờ này

Khi khách hàng tiến hành vay vốn ngân hàng thì bên phía ngân hàng sẽ yêu cầu những thủ tục và đưa ra điều kiện để khách hàng phải hoàn tất điều kiện đó. Tuy nhiên thì khách hàng lại không hiểu tại sao ngân hàng lại đưa ra các thủ tục và điều kiện như vậy. Khi khách hàng thực hiện vay trả góp ngân hàng thì họ phải có tài sản đảm bảo mới có thể vay được. Giấy tờ có giá được xem là một trong bốn loại tài sản bảo đảm bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Vậy tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá giữ vai trò gì đối với các ngân hàng thương mại?

  • Giấy tờ có giá thường có tính thanh khoản cao nên nó được sử dụng làm tài sản đảm bảo khi vay ngân hàng. Tùy vào chính sách của từng ngân hàng mà số vốn vay có thể sẽ linh hoạt hơn. Nhưng hầu hết các ngân hàng cho vay tối đa sẽ là 75% giá trị của giấy tờ có giá. Trên thực tế thì giá trị của giấy tờ có giá phải tương đương hoặc là cao hơn phần vốn vay để có thể đảm bảo quyền lợi của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra đối với khoản vay.
  • Khách hàng có thể tiến hành vay ngân hàng bằng cách thế chấp trái phiếu doanh nghiệp- đây là tài sản đảm bảo giúp các cá nhân và doanh nghiệp tăng tỷ lệ được chấp thuận cho vay vốn của các ngân hàng để đáp ứng kịp thời lượng vốn thiếu hụt khi cần.
  • Sổ tiết kiệm bằng loại tiền: Việt Nam đồng, USD hoặc EURO cũng được chấp nhận cầm cố tại các tổ chức tín dụng.
  • Khi thực hiện vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, khách hàng sẽ được vay tiền theo kỳ hạn nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trên hợp đồng và giấy tờ thế chấp. Hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ giảm được các rủi ro mất khoản vay nhờ việc đảm bảo các khoản vay bằng giấy tờ có giá, điều này giúp thúc đẩy hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển vững chắc.
  • Một trong các điều kiện để được vay thế chấp là khách hàng phải có lịch sử tín dụng tốt và không có nợ xấu tại thời điểm vay.

4. Các loại giấy tờ có giá bao gồm những gì?

Các loại giấy tờ có giá bao gồm những gì?
Các loại giấy tờ có giá bao gồm những gì?

Giấy tờ có giá được coi là một loại tài sản, vậy nên nó có thể được mua bán, chuyển nhượng, thế chấp hay cầm cố,… trong các giao dịch dân sự. Xuất phát từ cách hiểu này thì hiện nay nhiều người đang nhầm lẫn khi cho rằng các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, … chính là giấy tờ có giá khi tham gia giao dịch.

Tuy nhiên, những giấy tờ nêu trên không thể được xem là giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật bởi theo Công văn 141/TANDTC-KHXX đã giải thích giấy tờ có giá chỉ bao gồm các loại sau đây:

– Các loại trái phiếu của Nhà nước hay  kỳ phiếu và cổ phiếu.

– Các loại hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, Séc, các công cụ chuyển nhượng khác như là giấy tờ có giá ghi nhận nội dung lệnh thanh toán hoặc là bản cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong một khoảng thời gian xác định.

– Trái phiếu, công phiếu, hối phiếu…

– Giấy tờ chứng nhận sở hữu cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn mua/bán, hợp đồng góp vốn và các loại giấy tờ khác theo quy định tại Luật chứng khoán 2006.

Hiện nay, những loại giấy tờ có giá được pháp luật Việt Nam công nhận đều đã được quy định đầy đủ và chi tiết trong nội dung của luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. Tất cả các loại giấy tờ khác không được quy định trong luật thì đều không phải là giấy tờ có giá.

Tại sao Gen Z nên có giải pháp đầu tư sớm?

5. Một số lưu ý về giấy tờ có giá

Do Bộ luật Dân sự 2015 không có định nghĩa cụ thể mà chỉ xác định giấy tờ có giá là một loại tài sản, chính vì điều này mà nhiều người đã không xác định được và hiểu lầm rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy đăng ký xe máy hay đăng ký ô tô…cũng là giấy tờ có giá và có thể sử dụng chúng để tham gia và các giao dịch dân sự như mua bán, chuyển nhượng.

Tuy nhiên thì các loại giấy tờ này không thuộc nhóm giấy tờ có giá nào mà pháp luật quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chúng không phải là bằng chứng để chứng minh nghĩa vụ trả nợ, vậy nên chúng không được coi là giấy tờ có giá.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà  hay đăng ký xe máy, ô tô… chỉ có thể được coi là các loại giấy tờ chứng minh cho quyền sử dụng/sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản đó.

Do vậy, khi bạn tham gia vào các giao dịch dân sự thì cần phải xác định rõ các loại giấy tờ được coi là giấy tờ có giá .

5.1 Lưu ý về hình thức phát hành

Tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá tuân theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh hay giấy tờ có giá vô danh. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ thì tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.

5.2 Lưu ý về nội dung của giấy tờ có giá trị

Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành tại Việt Nam phải có đầy đủ các nội dung chính được quy định tại Điều 8 Thông tư 34/2013/TT-NHNN như sau: Tên tổ chức phát hành, tên gọi giấy tờ có giá,…

5.3 Lưu ý về đồng tiền phát hành và thanh toán

Giấy tờ có giá phải được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam.

5.4 Lưu ý về mệnh giá của giấy tờ có giá

– Mệnh giá của giấy tờ có giá tối thiểu được quy định là một trăm nghìn (100.000) đồng. Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải đáp ứng điều kiện là bội số của mệnh giá tối thiểu.

– Mệnh giá của giấy tờ có giá ( ngoại trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ phải được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.

– Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ phải được in sẵn trên trái phiếu.

– Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ do tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cần phải được thỏa thuận với người mua.

5.5 Lưu ý về lãi suất giấy tờ có giá

Lãi suất giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành phải phù hợp với quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Riêng đối với lãi suất trái phiếu thì còn phải tuân thủ quy định tại Luật Chứng khoán, Nghị định 163/2018/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán.

6. Sổ tiết kiệm có phải giấy tờ có giá hay không?

Dựa theo nội dung giải đáp về giấy tờ có giá tại công văn 141/TANDTC-KHXX có liệt kê một số loại giấy tờ có giá cụ thể như sau:

‘’ 1. Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rằng: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá được xem là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá và người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và một số điều kiện khác”. Dựa theo các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá gồm:

  1. a) Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc và công cụ chuyển nhượng khác theo quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
  2. b) Trái phiếu Chính phủ hay trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
  3. c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu hay công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
  4. d) Các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua hay bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc các chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định, nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (được sửa đổi và bổ sung một số điều năm 2010);

đ) Trái phiếu doanh nghiệp được quy định ở Điều 2 của Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”…’’

Kết luận: Qua phần thông tin 3Gang vừa cung cấp trên, có thể thấy sổ tiết kiệm không phải là giấy tờ có giá mà nó chỉ được xem là một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, tài sản đó chính là số tiền đã gửi tại ngân hàng được ghi nhận trong sổ tiết kiệm.

Chính thức chào sân bảo hiểm sức khỏe An Gia trên 3Gang

7. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải giấy tờ có giá hay không?

Dựa theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có giá bao gồm các loại sau: cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy thì có thể thấy ngoài các giấy tờ được liệt kê tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP đã nêu trên thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu chúng có đủ các điều kiện sau:

(1) Trị giá được thành tiền;

(2) Được phép giao dịch;

(3) Được pháp luật quy định rõ ràng đó chính là “giấy tờ có giá”.

Vì vậy, ta có thể khẳng định rằng tờ vé số, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được xem là “giấy tờ có giá”.

8. Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá

Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá
Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá

* Chiết khấu giấy tờ có giá chính là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN.

* Dựa theo Điều 6 Thông tư 01/2012/TT-NHNN có quy định về giấy tờ có giá được chiết khấu cụ thể như sau:

– Được phát hành bằng đồng Việt Nam;

– Được phép thực hiện chuyển nhượng;

– Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu;

– Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu phát hành;

– Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá đó là 91 ngày đối với trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá;

– Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn so với thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn.

* Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá theo Điều 8 Thông tư 01/2012/TT-NHNN đối với các tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài cụ thể như sau:

– Các tổ chức tín dụng không bị đặt vào trường hợp bị kiểm soát đặc biệt.

– Không có nợ quá hạn tại các Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị chiết khấu.

– Có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước, Sở Giao dịch hoặc là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) thực hiện chiết khấu.

– Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhà nước đúng hạn theo như quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 01/2012/TT-NHNN gồm:

+ Giấy đề nghị Ngân hàng Nhà nước thông báo hạn mức chiết khấu theo Mẫu số 01/NHNN-CK;

+ Bảng cân đối tài khoản kế toán của tháng gần nhất của tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Bảng kê các giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước theo Mẫu số 02/NHNN-CK;

– Có giấy tờ có giá đủ điều kiện và nằm trong danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước.

– Trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp thì tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tin học, đường truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin học).

9. Một số câu hỏi thường gặp

9.1 Thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá được quy định như thế nào?

– Trái phiếu sẽ có thời hạn từ một năm trở lên, thời hạn cụ thể sẽ do tổ chức tín dụng quy định. Trái phiếu phát hành cùng một đợt và cùng thời hạn phải được ghi cùng ngày phát hành và cùng ngày đến hạn thanh toán.

– Thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán đối với kỳ phiếu, tín phiếu và chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.

9.2  Các loại giấy tờ nào dễ bị nhầm lẫn là giấy tờ có giá?

Trên thực tế, đang có rất nhiều người nhầm lẫn giữa giấy tờ có giá với các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản như là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản này không được xem là giấy tờ có giá bởi bản thân tờ giấy đó không phải là tài sản mà tài sản thực sự chính là quyền sở hữu đối với tài sản được nêu trong giấy.

Bên cạnh đó, dựa theo quy định trên thì ta cũng có thể xác định được một số trường hợp không phải là giấy tờ có giá như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ;Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy, ô tô…

Giấy tờ có giá được coi là công cụ “cứu cánh” cho bên vay, nó giúp bạn nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tạo động lực để bên vay sử dụng vốn hiệu quả và đồng thời tạo niềm tin cho ngân hàng, từ đây ngân hàng có thể yên tâm hơn khi cho khách hàng vay vốn. Khi bạn dùng tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng sẽ giúp bạn có ý thức phải lấy lại số tài sản đó và giúp bạn có thêm trách nhiệm với hợp đồng vay vốn ngân hàng. Việc vay vốn ngân hàng sẽ giúp bạn có một số vốn để kinh doanh và thực hiện được những ước mơ của mình trước khi mà bạn có khả năng về tài chính để sở hữu chúng.

Như vậy, khi bạn cần vay vốn thì tài sản đảm bảo chính là giấy tờ có giá, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình huy động vốn của bạn. Ngoài ra, nó cũng cần thiết đối với các ngân hàng thương mại, điều đó để giúp phòng ngừa rủi ro xảy ra đối với khoản vay. Vì thế, tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên trong dịch vụ tín dụng.

Trên đây là những thông tin mà 3Gang đã tổng hợp và trình bày một cách dễ hiểu nhất để bạn đọc có thể dễ dàng nắm được các thông tin quan trọng về giấy tờ có giá. 3Gang hy vọng bài viết trên đã giúp bạn gỡ bỏ được thắc mắc giấy tờ có giá là gì và những thông tin liên quan. Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc vì quý bạn đọc đã theo dõi bài viết trên!

Giấy tờ có giá là gì?

Giấy tờ có giá là gì?

Trong các giao dịch dân sự, chúng ta thường bắt gặp các khái niệm như giấy tờ có giá, nhưng hiện nay thì nhiều người vẫn chưa hiểu rõ giấy tờ có giá là gì? Và giá trị của những giấy tờ này như thế nào? Giấy tờ có giá trị có được sử dụng để làm tài sản đảm bảo khi thực hiện vay ngân hàng không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của 3Gang để có thể nắm rõ hơn về các vấn đề này nhé!

1. Giấy tờ có giá là gì?

Giấy tờ có giá là gì?
Giấy tờ có giá là gì?

Giấy tờ có giá được xem là một loại tài sản và nó còn được coi là bằng chứng được dùng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa các chủ thể phát hành giấy tờ có giá và các chủ thể sở hữu giấy tờ có giá đó trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm việc thanh toán lãi và các nội dung khác đã thỏa thuận từ trước.

So sánh bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xã hội

Hiện trong Bộ luật Dân sự 2015 thì không có một định nghĩa cụ thể nào nói về giấy tờ có giá mà chỉ xác định giấy tờ có giá là một dạng của tài sản.

Tuy nhiên thì trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có xác định giấy tờ có giá chính là một loại giấy tờ có giá trị, nó giống dạng của giấy ghi nợ được dùng để chứng minh nghĩa vụ trả nợ giữa bên phát hành và bên sở hữu giấy tờ có giá.

2. Một số thuộc tính của giấy tờ có giá

  • Xác nhận quyền về tài sản của một chủ thể xác định;
  • Trị giá bằng tiền;
  • Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong các giao lưu dân sự;
  • Có tính thanh khoản.

3. Giá trị thật sự của các loại giấy tờ này

Khi khách hàng tiến hành vay vốn ngân hàng thì bên phía ngân hàng sẽ yêu cầu những thủ tục và đưa ra điều kiện để khách hàng phải hoàn tất điều kiện đó. Tuy nhiên thì khách hàng lại không hiểu tại sao ngân hàng lại đưa ra các thủ tục và điều kiện như vậy. Khi khách hàng thực hiện vay trả góp ngân hàng thì họ phải có tài sản đảm bảo mới có thể vay được. Giấy tờ có giá được xem là một trong bốn loại tài sản bảo đảm bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Vậy tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá giữ vai trò gì đối với các ngân hàng thương mại?

  • Giấy tờ có giá thường có tính thanh khoản cao nên nó được sử dụng làm tài sản đảm bảo khi vay ngân hàng. Tùy vào chính sách của từng ngân hàng mà số vốn vay có thể sẽ linh hoạt hơn. Nhưng hầu hết các ngân hàng cho vay tối đa sẽ là 75% giá trị của giấy tờ có giá. Trên thực tế thì giá trị của giấy tờ có giá phải tương đương hoặc là cao hơn phần vốn vay để có thể đảm bảo quyền lợi của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra đối với khoản vay.
  • Khách hàng có thể tiến hành vay ngân hàng bằng cách thế chấp trái phiếu doanh nghiệp- đây là tài sản đảm bảo giúp các cá nhân và doanh nghiệp tăng tỷ lệ được chấp thuận cho vay vốn của các ngân hàng để đáp ứng kịp thời lượng vốn thiếu hụt khi cần.
  • Sổ tiết kiệm bằng loại tiền: Việt Nam đồng, USD hoặc EURO cũng được chấp nhận cầm cố tại các tổ chức tín dụng.
  • Khi thực hiện vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, khách hàng sẽ được vay tiền theo kỳ hạn nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trên hợp đồng và giấy tờ thế chấp. Hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ giảm được các rủi ro mất khoản vay nhờ việc đảm bảo các khoản vay bằng giấy tờ có giá, điều này giúp thúc đẩy hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển vững chắc.
  • Một trong các điều kiện để được vay thế chấp là khách hàng phải có lịch sử tín dụng tốt và không có nợ xấu tại thời điểm vay.

4. Các loại giấy tờ có giá bao gồm những gì?

Các loại giấy tờ có giá bao gồm những gì?
Các loại giấy tờ có giá bao gồm những gì?

Giấy tờ có giá được coi là một loại tài sản, vậy nên nó có thể được mua bán, chuyển nhượng, thế chấp hay cầm cố,… trong các giao dịch dân sự. Xuất phát từ cách hiểu này thì hiện nay nhiều người đang nhầm lẫn khi cho rằng các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, … chính là giấy tờ có giá khi tham gia giao dịch.

Tuy nhiên, những giấy tờ nêu trên không thể được xem là giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật bởi theo Công văn 141/TANDTC-KHXX đã giải thích giấy tờ có giá chỉ bao gồm các loại sau đây:

– Các loại trái phiếu của Nhà nước hay  kỳ phiếu và cổ phiếu.

– Các loại hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, Séc, các công cụ chuyển nhượng khác như là giấy tờ có giá ghi nhận nội dung lệnh thanh toán hoặc là bản cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong một khoảng thời gian xác định.

– Trái phiếu, công phiếu, hối phiếu…

– Giấy tờ chứng nhận sở hữu cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn mua/bán, hợp đồng góp vốn và các loại giấy tờ khác theo quy định tại Luật chứng khoán 2006.

Hiện nay, những loại giấy tờ có giá được pháp luật Việt Nam công nhận đều đã được quy định đầy đủ và chi tiết trong nội dung của luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. Tất cả các loại giấy tờ khác không được quy định trong luật thì đều không phải là giấy tờ có giá.

Tại sao Gen Z nên có giải pháp đầu tư sớm?

5. Một số lưu ý về giấy tờ có giá

Do Bộ luật Dân sự 2015 không có định nghĩa cụ thể mà chỉ xác định giấy tờ có giá là một loại tài sản, chính vì điều này mà nhiều người đã không xác định được và hiểu lầm rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy đăng ký xe máy hay đăng ký ô tô…cũng là giấy tờ có giá và có thể sử dụng chúng để tham gia và các giao dịch dân sự như mua bán, chuyển nhượng.

Tuy nhiên thì các loại giấy tờ này không thuộc nhóm giấy tờ có giá nào mà pháp luật quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chúng không phải là bằng chứng để chứng minh nghĩa vụ trả nợ, vậy nên chúng không được coi là giấy tờ có giá.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà  hay đăng ký xe máy, ô tô… chỉ có thể được coi là các loại giấy tờ chứng minh cho quyền sử dụng/sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản đó.

Do vậy, khi bạn tham gia vào các giao dịch dân sự thì cần phải xác định rõ các loại giấy tờ được coi là giấy tờ có giá .

5.1 Lưu ý về hình thức phát hành

Tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá tuân theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh hay giấy tờ có giá vô danh. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ thì tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.

5.2 Lưu ý về nội dung của giấy tờ có giá trị

Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành tại Việt Nam phải có đầy đủ các nội dung chính được quy định tại Điều 8 Thông tư 34/2013/TT-NHNN như sau: Tên tổ chức phát hành, tên gọi giấy tờ có giá,…

5.3 Lưu ý về đồng tiền phát hành và thanh toán

Giấy tờ có giá phải được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam.

5.4 Lưu ý về mệnh giá của giấy tờ có giá

– Mệnh giá của giấy tờ có giá tối thiểu được quy định là một trăm nghìn (100.000) đồng. Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải đáp ứng điều kiện là bội số của mệnh giá tối thiểu.

– Mệnh giá của giấy tờ có giá ( ngoại trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ phải được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.

– Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ phải được in sẵn trên trái phiếu.

– Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ do tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cần phải được thỏa thuận với người mua.

5.5 Lưu ý về lãi suất giấy tờ có giá

Lãi suất giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành phải phù hợp với quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Riêng đối với lãi suất trái phiếu thì còn phải tuân thủ quy định tại Luật Chứng khoán, Nghị định 163/2018/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán.

6. Sổ tiết kiệm có phải giấy tờ có giá hay không?

Dựa theo nội dung giải đáp về giấy tờ có giá tại công văn 141/TANDTC-KHXX có liệt kê một số loại giấy tờ có giá cụ thể như sau:

‘’ 1. Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rằng: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá được xem là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá và người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và một số điều kiện khác”. Dựa theo các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá gồm:

  1. a) Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc và công cụ chuyển nhượng khác theo quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
  2. b) Trái phiếu Chính phủ hay trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
  3. c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu hay công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
  4. d) Các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua hay bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc các chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định, nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (được sửa đổi và bổ sung một số điều năm 2010);

đ) Trái phiếu doanh nghiệp được quy định ở Điều 2 của Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”…’’

Kết luận: Qua phần thông tin 3Gang vừa cung cấp trên, có thể thấy sổ tiết kiệm không phải là giấy tờ có giá mà nó chỉ được xem là một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, tài sản đó chính là số tiền đã gửi tại ngân hàng được ghi nhận trong sổ tiết kiệm.

Chính thức chào sân bảo hiểm sức khỏe An Gia trên 3Gang

7. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải giấy tờ có giá hay không?

Dựa theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có giá bao gồm các loại sau: cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy thì có thể thấy ngoài các giấy tờ được liệt kê tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP đã nêu trên thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu chúng có đủ các điều kiện sau:

(1) Trị giá được thành tiền;

(2) Được phép giao dịch;

(3) Được pháp luật quy định rõ ràng đó chính là “giấy tờ có giá”.

Vì vậy, ta có thể khẳng định rằng tờ vé số, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được xem là “giấy tờ có giá”.

8. Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá

Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá
Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá

* Chiết khấu giấy tờ có giá chính là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN.

* Dựa theo Điều 6 Thông tư 01/2012/TT-NHNN có quy định về giấy tờ có giá được chiết khấu cụ thể như sau:

– Được phát hành bằng đồng Việt Nam;

– Được phép thực hiện chuyển nhượng;

– Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu;

– Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu phát hành;

– Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá đó là 91 ngày đối với trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá;

– Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn so với thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn.

* Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá theo Điều 8 Thông tư 01/2012/TT-NHNN đối với các tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài cụ thể như sau:

– Các tổ chức tín dụng không bị đặt vào trường hợp bị kiểm soát đặc biệt.

– Không có nợ quá hạn tại các Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị chiết khấu.

– Có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước, Sở Giao dịch hoặc là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) thực hiện chiết khấu.

– Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhà nước đúng hạn theo như quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 01/2012/TT-NHNN gồm:

+ Giấy đề nghị Ngân hàng Nhà nước thông báo hạn mức chiết khấu theo Mẫu số 01/NHNN-CK;

+ Bảng cân đối tài khoản kế toán của tháng gần nhất của tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Bảng kê các giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước theo Mẫu số 02/NHNN-CK;

– Có giấy tờ có giá đủ điều kiện và nằm trong danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước.

– Trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp thì tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tin học, đường truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin học).

9. Một số câu hỏi thường gặp

9.1 Thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá được quy định như thế nào?

– Trái phiếu sẽ có thời hạn từ một năm trở lên, thời hạn cụ thể sẽ do tổ chức tín dụng quy định. Trái phiếu phát hành cùng một đợt và cùng thời hạn phải được ghi cùng ngày phát hành và cùng ngày đến hạn thanh toán.

– Thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán đối với kỳ phiếu, tín phiếu và chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.

9.2  Các loại giấy tờ nào dễ bị nhầm lẫn là giấy tờ có giá?

Trên thực tế, đang có rất nhiều người nhầm lẫn giữa giấy tờ có giá với các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản như là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản này không được xem là giấy tờ có giá bởi bản thân tờ giấy đó không phải là tài sản mà tài sản thực sự chính là quyền sở hữu đối với tài sản được nêu trong giấy.

Bên cạnh đó, dựa theo quy định trên thì ta cũng có thể xác định được một số trường hợp không phải là giấy tờ có giá như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ;Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy, ô tô…

Giấy tờ có giá được coi là công cụ “cứu cánh” cho bên vay, nó giúp bạn nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tạo động lực để bên vay sử dụng vốn hiệu quả và đồng thời tạo niềm tin cho ngân hàng, từ đây ngân hàng có thể yên tâm hơn khi cho khách hàng vay vốn. Khi bạn dùng tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng sẽ giúp bạn có ý thức phải lấy lại số tài sản đó và giúp bạn có thêm trách nhiệm với hợp đồng vay vốn ngân hàng. Việc vay vốn ngân hàng sẽ giúp bạn có một số vốn để kinh doanh và thực hiện được những ước mơ của mình trước khi mà bạn có khả năng về tài chính để sở hữu chúng.

Như vậy, khi bạn cần vay vốn thì tài sản đảm bảo chính là giấy tờ có giá, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình huy động vốn của bạn. Ngoài ra, nó cũng cần thiết đối với các ngân hàng thương mại, điều đó để giúp phòng ngừa rủi ro xảy ra đối với khoản vay. Vì thế, tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên trong dịch vụ tín dụng.

Trên đây là những thông tin mà 3Gang đã tổng hợp và trình bày một cách dễ hiểu nhất để bạn đọc có thể dễ dàng nắm được các thông tin quan trọng về giấy tờ có giá. 3Gang hy vọng bài viết trên đã giúp bạn gỡ bỏ được thắc mắc giấy tờ có giá là gì và những thông tin liên quan. Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc vì quý bạn đọc đã theo dõi bài viết trên!

Giấy tờ có giá là gì?

Giấy tờ có giá là gì?

Trong các giao dịch dân sự, chúng ta thường bắt gặp các khái niệm như giấy tờ có giá, nhưng hiện nay thì nhiều người vẫn chưa hiểu rõ giấy tờ có giá là gì? Và giá trị của những giấy tờ này như thế nào? Giấy tờ có giá trị có được sử dụng để làm tài sản đảm bảo khi thực hiện vay ngân hàng không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của 3Gang để có thể nắm rõ hơn về các vấn đề này nhé!

1. Giấy tờ có giá là gì?

Giấy tờ có giá là gì?
Giấy tờ có giá là gì?

Giấy tờ có giá được xem là một loại tài sản và nó còn được coi là bằng chứng được dùng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa các chủ thể phát hành giấy tờ có giá và các chủ thể sở hữu giấy tờ có giá đó trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm việc thanh toán lãi và các nội dung khác đã thỏa thuận từ trước.

So sánh bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xã hội

Hiện trong Bộ luật Dân sự 2015 thì không có một định nghĩa cụ thể nào nói về giấy tờ có giá mà chỉ xác định giấy tờ có giá là một dạng của tài sản.

Tuy nhiên thì trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có xác định giấy tờ có giá chính là một loại giấy tờ có giá trị, nó giống dạng của giấy ghi nợ được dùng để chứng minh nghĩa vụ trả nợ giữa bên phát hành và bên sở hữu giấy tờ có giá.

2. Một số thuộc tính của giấy tờ có giá

  • Xác nhận quyền về tài sản của một chủ thể xác định;
  • Trị giá bằng tiền;
  • Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong các giao lưu dân sự;
  • Có tính thanh khoản.

3. Giá trị thật sự của các loại giấy tờ này

Khi khách hàng tiến hành vay vốn ngân hàng thì bên phía ngân hàng sẽ yêu cầu những thủ tục và đưa ra điều kiện để khách hàng phải hoàn tất điều kiện đó. Tuy nhiên thì khách hàng lại không hiểu tại sao ngân hàng lại đưa ra các thủ tục và điều kiện như vậy. Khi khách hàng thực hiện vay trả góp ngân hàng thì họ phải có tài sản đảm bảo mới có thể vay được. Giấy tờ có giá được xem là một trong bốn loại tài sản bảo đảm bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Vậy tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá giữ vai trò gì đối với các ngân hàng thương mại?

  • Giấy tờ có giá thường có tính thanh khoản cao nên nó được sử dụng làm tài sản đảm bảo khi vay ngân hàng. Tùy vào chính sách của từng ngân hàng mà số vốn vay có thể sẽ linh hoạt hơn. Nhưng hầu hết các ngân hàng cho vay tối đa sẽ là 75% giá trị của giấy tờ có giá. Trên thực tế thì giá trị của giấy tờ có giá phải tương đương hoặc là cao hơn phần vốn vay để có thể đảm bảo quyền lợi của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra đối với khoản vay.
  • Khách hàng có thể tiến hành vay ngân hàng bằng cách thế chấp trái phiếu doanh nghiệp- đây là tài sản đảm bảo giúp các cá nhân và doanh nghiệp tăng tỷ lệ được chấp thuận cho vay vốn của các ngân hàng để đáp ứng kịp thời lượng vốn thiếu hụt khi cần.
  • Sổ tiết kiệm bằng loại tiền: Việt Nam đồng, USD hoặc EURO cũng được chấp nhận cầm cố tại các tổ chức tín dụng.
  • Khi thực hiện vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, khách hàng sẽ được vay tiền theo kỳ hạn nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trên hợp đồng và giấy tờ thế chấp. Hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ giảm được các rủi ro mất khoản vay nhờ việc đảm bảo các khoản vay bằng giấy tờ có giá, điều này giúp thúc đẩy hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển vững chắc.
  • Một trong các điều kiện để được vay thế chấp là khách hàng phải có lịch sử tín dụng tốt và không có nợ xấu tại thời điểm vay.

4. Các loại giấy tờ có giá bao gồm những gì?

Các loại giấy tờ có giá bao gồm những gì?
Các loại giấy tờ có giá bao gồm những gì?

Giấy tờ có giá được coi là một loại tài sản, vậy nên nó có thể được mua bán, chuyển nhượng, thế chấp hay cầm cố,… trong các giao dịch dân sự. Xuất phát từ cách hiểu này thì hiện nay nhiều người đang nhầm lẫn khi cho rằng các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, … chính là giấy tờ có giá khi tham gia giao dịch.

Tuy nhiên, những giấy tờ nêu trên không thể được xem là giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật bởi theo Công văn 141/TANDTC-KHXX đã giải thích giấy tờ có giá chỉ bao gồm các loại sau đây:

– Các loại trái phiếu của Nhà nước hay  kỳ phiếu và cổ phiếu.

– Các loại hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, Séc, các công cụ chuyển nhượng khác như là giấy tờ có giá ghi nhận nội dung lệnh thanh toán hoặc là bản cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong một khoảng thời gian xác định.

– Trái phiếu, công phiếu, hối phiếu…

– Giấy tờ chứng nhận sở hữu cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn mua/bán, hợp đồng góp vốn và các loại giấy tờ khác theo quy định tại Luật chứng khoán 2006.

Hiện nay, những loại giấy tờ có giá được pháp luật Việt Nam công nhận đều đã được quy định đầy đủ và chi tiết trong nội dung của luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. Tất cả các loại giấy tờ khác không được quy định trong luật thì đều không phải là giấy tờ có giá.

Tại sao Gen Z nên có giải pháp đầu tư sớm?

5. Một số lưu ý về giấy tờ có giá

Do Bộ luật Dân sự 2015 không có định nghĩa cụ thể mà chỉ xác định giấy tờ có giá là một loại tài sản, chính vì điều này mà nhiều người đã không xác định được và hiểu lầm rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy đăng ký xe máy hay đăng ký ô tô…cũng là giấy tờ có giá và có thể sử dụng chúng để tham gia và các giao dịch dân sự như mua bán, chuyển nhượng.

Tuy nhiên thì các loại giấy tờ này không thuộc nhóm giấy tờ có giá nào mà pháp luật quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chúng không phải là bằng chứng để chứng minh nghĩa vụ trả nợ, vậy nên chúng không được coi là giấy tờ có giá.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà  hay đăng ký xe máy, ô tô… chỉ có thể được coi là các loại giấy tờ chứng minh cho quyền sử dụng/sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản đó.

Do vậy, khi bạn tham gia vào các giao dịch dân sự thì cần phải xác định rõ các loại giấy tờ được coi là giấy tờ có giá .

5.1 Lưu ý về hình thức phát hành

Tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá tuân theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh hay giấy tờ có giá vô danh. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ thì tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.

5.2 Lưu ý về nội dung của giấy tờ có giá trị

Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành tại Việt Nam phải có đầy đủ các nội dung chính được quy định tại Điều 8 Thông tư 34/2013/TT-NHNN như sau: Tên tổ chức phát hành, tên gọi giấy tờ có giá,…

5.3 Lưu ý về đồng tiền phát hành và thanh toán

Giấy tờ có giá phải được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam.

5.4 Lưu ý về mệnh giá của giấy tờ có giá

– Mệnh giá của giấy tờ có giá tối thiểu được quy định là một trăm nghìn (100.000) đồng. Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải đáp ứng điều kiện là bội số của mệnh giá tối thiểu.

– Mệnh giá của giấy tờ có giá ( ngoại trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ phải được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.

– Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ phải được in sẵn trên trái phiếu.

– Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ do tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cần phải được thỏa thuận với người mua.

5.5 Lưu ý về lãi suất giấy tờ có giá

Lãi suất giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành phải phù hợp với quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Riêng đối với lãi suất trái phiếu thì còn phải tuân thủ quy định tại Luật Chứng khoán, Nghị định 163/2018/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán.

6. Sổ tiết kiệm có phải giấy tờ có giá hay không?

Dựa theo nội dung giải đáp về giấy tờ có giá tại công văn 141/TANDTC-KHXX có liệt kê một số loại giấy tờ có giá cụ thể như sau:

‘’ 1. Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rằng: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá được xem là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá và người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và một số điều kiện khác”. Dựa theo các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá gồm:

  1. a) Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc và công cụ chuyển nhượng khác theo quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
  2. b) Trái phiếu Chính phủ hay trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
  3. c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu hay công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
  4. d) Các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua hay bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc các chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định, nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (được sửa đổi và bổ sung một số điều năm 2010);

đ) Trái phiếu doanh nghiệp được quy định ở Điều 2 của Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”…’’

Kết luận: Qua phần thông tin 3Gang vừa cung cấp trên, có thể thấy sổ tiết kiệm không phải là giấy tờ có giá mà nó chỉ được xem là một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, tài sản đó chính là số tiền đã gửi tại ngân hàng được ghi nhận trong sổ tiết kiệm.

Chính thức chào sân bảo hiểm sức khỏe An Gia trên 3Gang

7. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải giấy tờ có giá hay không?

Dựa theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có giá bao gồm các loại sau: cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy thì có thể thấy ngoài các giấy tờ được liệt kê tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP đã nêu trên thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu chúng có đủ các điều kiện sau:

(1) Trị giá được thành tiền;

(2) Được phép giao dịch;

(3) Được pháp luật quy định rõ ràng đó chính là “giấy tờ có giá”.

Vì vậy, ta có thể khẳng định rằng tờ vé số, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được xem là “giấy tờ có giá”.

8. Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá

Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá
Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá

* Chiết khấu giấy tờ có giá chính là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN.

* Dựa theo Điều 6 Thông tư 01/2012/TT-NHNN có quy định về giấy tờ có giá được chiết khấu cụ thể như sau:

– Được phát hành bằng đồng Việt Nam;

– Được phép thực hiện chuyển nhượng;

– Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu;

– Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu phát hành;

– Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá đó là 91 ngày đối với trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá;

– Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn so với thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn.

* Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá theo Điều 8 Thông tư 01/2012/TT-NHNN đối với các tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài cụ thể như sau:

– Các tổ chức tín dụng không bị đặt vào trường hợp bị kiểm soát đặc biệt.

– Không có nợ quá hạn tại các Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị chiết khấu.

– Có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước, Sở Giao dịch hoặc là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) thực hiện chiết khấu.

– Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhà nước đúng hạn theo như quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 01/2012/TT-NHNN gồm:

+ Giấy đề nghị Ngân hàng Nhà nước thông báo hạn mức chiết khấu theo Mẫu số 01/NHNN-CK;

+ Bảng cân đối tài khoản kế toán của tháng gần nhất của tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Bảng kê các giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước theo Mẫu số 02/NHNN-CK;

– Có giấy tờ có giá đủ điều kiện và nằm trong danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước.

– Trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp thì tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tin học, đường truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin học).

9. Một số câu hỏi thường gặp

9.1 Thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá được quy định như thế nào?

– Trái phiếu sẽ có thời hạn từ một năm trở lên, thời hạn cụ thể sẽ do tổ chức tín dụng quy định. Trái phiếu phát hành cùng một đợt và cùng thời hạn phải được ghi cùng ngày phát hành và cùng ngày đến hạn thanh toán.

– Thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán đối với kỳ phiếu, tín phiếu và chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.

9.2  Các loại giấy tờ nào dễ bị nhầm lẫn là giấy tờ có giá?

Trên thực tế, đang có rất nhiều người nhầm lẫn giữa giấy tờ có giá với các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản như là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản này không được xem là giấy tờ có giá bởi bản thân tờ giấy đó không phải là tài sản mà tài sản thực sự chính là quyền sở hữu đối với tài sản được nêu trong giấy.

Bên cạnh đó, dựa theo quy định trên thì ta cũng có thể xác định được một số trường hợp không phải là giấy tờ có giá như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ;Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy, ô tô…

Giấy tờ có giá được coi là công cụ “cứu cánh” cho bên vay, nó giúp bạn nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tạo động lực để bên vay sử dụng vốn hiệu quả và đồng thời tạo niềm tin cho ngân hàng, từ đây ngân hàng có thể yên tâm hơn khi cho khách hàng vay vốn. Khi bạn dùng tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng sẽ giúp bạn có ý thức phải lấy lại số tài sản đó và giúp bạn có thêm trách nhiệm với hợp đồng vay vốn ngân hàng. Việc vay vốn ngân hàng sẽ giúp bạn có một số vốn để kinh doanh và thực hiện được những ước mơ của mình trước khi mà bạn có khả năng về tài chính để sở hữu chúng.

Như vậy, khi bạn cần vay vốn thì tài sản đảm bảo chính là giấy tờ có giá, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình huy động vốn của bạn. Ngoài ra, nó cũng cần thiết đối với các ngân hàng thương mại, điều đó để giúp phòng ngừa rủi ro xảy ra đối với khoản vay. Vì thế, tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên trong dịch vụ tín dụng.

Trên đây là những thông tin mà 3Gang đã tổng hợp và trình bày một cách dễ hiểu nhất để bạn đọc có thể dễ dàng nắm được các thông tin quan trọng về giấy tờ có giá. 3Gang hy vọng bài viết trên đã giúp bạn gỡ bỏ được thắc mắc giấy tờ có giá là gì và những thông tin liên quan. Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc vì quý bạn đọc đã theo dõi bài viết trên!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *