Lương Net là gì? Hướng dẫn tính lương Net chính xác

Khi đi phỏng vấn xin việc, chúng ta thường nghe nhắc tới lương Net và lương Gross. Vậy khái niệm lương Net là gì và lương Gross là gì? Nhận lương Net hay lương Gross sẽ có lợi hơn cho người lao động. Cùng 3Gang đi tìm câu trả lời trong nội dung bài viết ngày hôm nay nhé.

Lương Gross là gì?

Trước khi tìm hiểu lương Net là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm lương Gross là gì?

Lương Gross là gì
Lương Gross là gì

Lương Gross là tổng mức lương mà người lao động được nhận hàng tháng, bao gồm lương cơ bản, hoa hồng, các khoản trợ cấp và phụ cấp lương,… trong đó có cả tiền đóng bảo hiểm và tiền thuế thu nhập cá nhân (nếu có).

Tư vấn nên mở tài khoản tiết kiệm gửi góp hay gửi tiết kiệm thông thường? 

Khi được trả theo lương Gross, người lao động sẽ được trả lương gộp, bao gồm:

  • Bảo hiểm xã hội (BHXH).
  • Bảo hiểm y tế (BHYT).
  • Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
  • Người lao động sẽ phải tự đóng thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) theo tỷ lệ trích từ tiền lương mỗi tháng của mình.

Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm của người lao động hiện nay sẽ là:

  • Bảo hiểm xã hội: 8%
  • Bảo hiểm y tế: 1,5%
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1%

Như vậy, thu nhập thực nhận mỗi tháng của người lao động sẽ là 89,5%.

Ví dụ: Trong hợp đồng lao động tại công ty X, anh A được ghi nhận lương Gross hàng tháng là 10 triệu đồng/tháng. Điều này có nghĩa là anh A phải trích 10,5% quỹ lương nhận được để đóng cho BHXH, BHYT, và BHTN theo quy định của nhà nước. Cuối cùng, số tiền lương anh A nhận về hàng tháng sẽ là 8.950.000 đồng (tương đương với mức lương Net ghi trên hợp đồng là là 8.950.000 đồng).

Lương Net là gì?

Lương Net bắt nguồn từ cụm “Net Income” trong tiếng Anh. Nó chỉ thu nhập ròng sau khi đã hạch toán tất cả các chi phí và thuế. Hiểu một cách đơn giản thì lương Net là số tiền lương thực nhận của người lao động sau khi doanh nghiệp đã trừ hết tất cả các loại chi phí cho việc đóng bảo hiểm bắt buộc và thuế TNCN.

Khác với lương Gross, người nhận lương Net sẽ sở hữu luôn số tiền mà doanh nghiệp đã cam kết trả cho mình theo như ghi nhận trong hợp đồng. Cùng với đó, người lao động cũng không phải tốn công tính toán cũng như không phải trích lương đóng các khoản khác. 

Hướng dẫn cách tính lương Net chính xác, đơn giản

Cách tính lương Net chính xác, đơn giản
Cách tính lương Net chính xác, đơn giản

Để tính lương Net, chúng ta áp dụng công thức sau:

Lương Net = Lương Gross – Tiền đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHXH + BHTN + BHYT) – Thuế TNCN (nếu có)

– Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc của người lao động được tính trên cơ sở tiền lương của chính người lao động đó. Cụ thể:

  • 8% đóng vào quỹ hưu trí – tử tuất.
  • 1% đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
  • 1,5% đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.

– Tiền thuế TNCN được tính bằng công thức:

Thuế TNCN = ( Tổng thu nhập – Các khoản tiền được miễn – Khoản giảm trừ ) x Thuế suất

Trong đó:

– Các khoản tiền được miễn có thể kể đến như: Khoản tiền bồi thường do tai nạn lao động, tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền lương hưu, tiền làm thêm giờ (được trả cao hơn tiền lương làm việc chính thức vào ban ngày),…

Tiền gửi tiết kiệm là gì? Phân biệt tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn

– Theo Điều 1 của Nghị quyết số ​​​​954/2020/UBTVQH14 về việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN, các khoản được giảm trừ sẽ là: 

  • Khoản tiền giảm trừ gia cảnh với chính bản thân người lao động: 11 triệu đồng/tháng.
  • Khoản tiền giảm gia cảnh với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng. Người phụ thuộc chính là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm phải nuôi dưỡng, bao gồm con cái chưa đến tuổi vị thành niên, con bị tàn tật hoặc không có khả năng lao động, cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định. 
  • Các khoản tiền đóng vào quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
  • Các khoản tiền đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

– Thuế suất được quy định cụ thể như  sau:

Bậc Thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)
1 Đến 5 5
2 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 80 35

Ví dụ: Lương Gross của anh A là 20 triệu đồng/tháng. Anh A có thể tính lương Net sau khi tính được từng loại chi phí bảo hiểm và thuế TNCN, cụ thể:

Lương Net = 20 triệu đồng – Chi phí bảo hiểm – Thuế TNCN (nếu có)

Các loại bảo hiểm mà anh A phải đóng sẽ là:

  • Bảo hiểm xã hội: 20.000.000 x 8% = 1.600.000 VND 
  • Bảo hiểm y tế: 20.000.000 x 1,5% = 300.000 VND 
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 20.000.000 x 1% = 200.000 VND

Vậy, tổng số tiền bảo hiểm mà anh A phải đóng hàng tháng sẽ là : 1.600.000 + 300.000 + 200.000 = 2.100.000 VND.

Trong trường hợp anh A không có người phụ thuộc, anh A sẽ được giảm trừ các khoản sau: 

  • Giảm trừ gia cảnh: 11.000.000 VND
  • Các khoản bảo hiểm bắt buộc: 2.100.000 VND

Lúc này, thu nhập tính thuế của anh A sẽ được tính như sau: 

Thu nhập tính thuế = 20.000.000 – 11.000.000 – 2.100.000= 6.900.000 VND. Anh A được áp dụng bậc 2 trong bảng thu nhập tính thuế. Do đó, thuế TNCN mà anh A phải đóng sẽ là 6.900.000 x 10% = 690.000 VND.

Công cụ chuyển đổi online lương Net sang Gross

Để có thể chuyển đổi từ lương Net sang Gross và ngược lại một cách nhanh chóng, dễ dàng, chúng ta có thể sử dụng công cụ chuyển đổi lương miễn phí tại website nicvn.com. Đây là công cụ trực tuyến, miễn phí giúp chuyển lương Net sang Gross và ngược lại, giúp hỗ trợ quá trình chuyển đổi lương cho người lao động một cách nhanh chóng, tiện lợi mà không cần phải trải qua nhiều bước tính toán phức tạp. 

Công cụ chuyển đổi online từ lương Net sang Gross và ngược lại
Công cụ chuyển đổi online từ lương Net sang Gross và ngược lại

Các lưu ý khi nhận lương Net

Khi chọn nhận lương Net, người lao động sẽ được doanh nghiệp trả đúng số tiền đã cam kết ban đầu trên hợp đồng. Điều này có thể sẽ khiến người lao động gặp khá nhiều rủi ro, bởi lẽ, để tiết kiệm chi phí, nhiều doanh nghiệp chọn đóng bảo hiểm với mức lương thấp. Sau này, người lao động sẽ nhận được ít quyền lợi về bảo hiểm xã hội hơn so với quyền lợi mà người đó đáng được hưởng nếu đóng theo đúng quy định.

Do đó, khi nhận lương Net, người lao động cần chú ý các vấn đề sau:

– Đầu tiên, người lao động cần thỏa thuận rõ với doanh nghiệp về mức tiền lương đóng các loại bảo hiểm bắt buộc.

Để tránh bị doanh nghiệp chọn đóng mức lương thấp cho bảo hiểm, ngay từ khi thỏa thuận về tiền lương và ký hợp đồng lao động, người lao động cần làm rõ mức lương đóng bảo hiểm xã hội của mình. Mức đóng này sau này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền lợi của người lao động, đó là trợ cấp ốm đau, thất nghiệp, tai nạn lao động, thai sản, bệnh nghề nghiệp, lương hưu,…

Cách tiết kiệm tiền lương 5 triệu hiệu quả 

– Tiếp đó, người lao động cần thường xuyên kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của mình.

Để không bị doanh nghiệp qua mặt bằng việc đóng mức lương thấp cho bảo hiểm, người lao động khi nhận lương Net cần thường xuyên kiểm tra quá trình đóng các loại bảo hiểm của mình. Cách kiểm tra có thể được thực hiện như sau:

Cách 1: Tra cứu quá trình đóng BHXH bằng việc gửi tin nhắn điện thoại

Để tra cứu quá trình đóng BHXH bằng tin nhắn điện thoại, người lao động tiến hành soạn tin nhắn theo cú pháp: BH QT [mã số BHXH] [từ năm] [đến năm], sau đó gửi tới số 8079. 

Hệ thống sẽ tự động trả kết quả tra cứu là thời gian tham gia BHXH và BHTN. Cước phí tra cứu cho một tin nhắn là: 1.000 đồng/tin nhắn.

Cách 2: Tra cứu thông tin về BHXH qua cổng thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Tra cứu BHXH qua cổng thông tin điện tử của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang là cách phổ biến nhất hiện nay. Với cách tra cứu này, người lao động có thể biết được tất cả các thông tin về quá trình tham gia BHXH của mình, đồng thời còn có thể tra cứu hộ người thân. Các thông tin được tra cứu sẽ bao gồm:

  • Tra cứu mã số BHXH của người lao động.
  • Công khai các thông tin về việc hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP.
  • Tra cứu cơ quan BHXH.
  • Tra cứu quá trình tham gia BHXH và thời gian đóng BHXH.
  • Tra cứu đơn vị tham gia BHXH.
  • Tra cứu điểm thu, đại lý thu BHXH.
  • Tra cứu cơ sở khám chữa bệnh, cấp giấy nghỉ việc để hưởng BHXH.
  • Tra cứu BHTN.

Bên cạnh việc tra cứu được các thông tin về BHXH, người lao động còn có thể tra cứu các thông tin về giá trị sử dụng của thẻ BHYT, tra cứu cơ sở khám chữa bệnh hoặc ký hợp đồng khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT.

Các bước tra cứu BHXH được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào website cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam: https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx.
  • Bước 2: Trên giao diện chính nhấn chọn vào mục “TRA CỨU TRỰC TUYẾN” 
  • Bước 3: Trên menu “TRA CỨU TRỰC TUYẾN”, nhấn chọn vào mục tra cứu tương ứng mà mình cần tra cứu, ví dụ như tra cứu mã số BHXH, tra cứu cơ quan BHXH, tra cứu quá trình tham gia BHXH.
  • Bước 4: Nhập các thông tin dữ liệu cần thiết theo yêu cầu của hệ thống.
  • Bước 5: Nhận kết quả tra cứu.

Lưu ý: Trong một số trường hợp, khi tra cứu BHXH cá nhân, người lao động phải cung cấp các thông tin như số điện thoại, số CMND/CCCD, địa chỉ Email đã đăng ký với cơ quan BHXH trước đó. Mục đích của việc cung cấp những thông tin này là để xác định đối tượng tra cứu, đồng thời bảo mật thông tin cá nhân cho người lao động.

Cách 3: Tra cứu thông tin BHXH qua ứng dụng Zalo

Tra cứu lương Net qua ứng dụng Zalo trên điện thoại
Tra cứu lương Net qua ứng dụng Zalo trên điện thoại

Zalo là ứng dụng nhắn tin và nghe, gọi điện thoại miễn phí của Việt Nam trên nền tảng thiết bị di động và máy tính. Bên cạnh tính năng nhắn tin và nghe gọi thì Zalo còn có thêm tính năng cho phép người dùng theo dõi các chủ đề mà mình quan tâm, đó là Official account (OA).

Để tra cứu thông tin BHXH trên Zalo, trước tiên người dùng cần có tài khoản Zalo cá nhân. Cách đăng ký tài khoản chính là dùng số điện thoại (tốt nhất là sim chính chủ). Khi đã có tài khoản, người dùng sẽ thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đăng nhập ứng dụng Zalo trên điện thoại hoặc PC bằng tài khoản cá nhân.
  • Bước 2: Vào mục tìm kiếm, gõ tên trang Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội và chọn trang có dấu tích (v) màu vàng. Dấu tích này thể hiện trang mà người dùng đang quan tâm thuộc sở hữu của tài khoản đó và đã được Zalo xác nhận.

Lưu ý: Không phải trang OA nào của BHXH cũng sẽ có tính năng tra cứu này nên để chắc chắn, người dùng hãy chọn trang Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội.

  • Bước 3: Vào mục “Dịch vụ”, chọn “Tiện ích”, sau đó chọn ra mục mình muốn tra cứu thông tin, ví dụ như tra cứu mã số BHXH, tra cứu đóng BHXH,….
  • Bước 4: Điền đầy đủ thông tin vào các mục có dấu (*) là bắt buộc. Sau đó nhập mã Capcha và chờ nhận kết quả gửi về.
Điền đầy đủ thông tin vào các mục có dấu (*) là bắt buộc
Điền đầy đủ thông tin vào các mục có dấu (*) là bắt buộc

Với ứng dụng Zalo, người lao động còn có thể tra cứu thêm được các thông tin khác có liên quan đến chế độ BHXH, BHYT, BHTN một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng và tiết kiệm.

Cách 4. Tra cứu thông tin BHXH qua ứng dụng VssID

Ứng dụng VssID là ứng dụng tra cứu thông tin BHXH, BHYT của cơ quan BHXH Việt Nam. Cách tra cứu BHXH qua VssID được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Tải ứng dụng VssID trên CH Play hoặc App Store về điện thoại.
  • Bước 2: Đăng nhập vào ứng dụng VssID bằng tài khoản cá nhân.
  • Bước 3: Tại giao diện “Quản lý cá nhân”, nhấn chọn mục “Thông tin hưởng” hoặc “Quá trình tham gia” và nhận kết quả xuất hiện ngay sau đó.
  • Bước 4: Tại giao diện “Tra cứu”, nhấn chọn tra cứu các thông tin BHXH khác như: Tra cứu cơ quan bảo hiểm, tra cứu mã số BHXH, tra cứu cơ sở khám chữa bệnh, cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH, tra cứu điểm thu, đại lý thu, tra cứu đơn vị tham gia BHXH….
  • Bước 5: Nhập dữ liệu thông tin theo yêu cầu của hệ thống, sau đó nhấn tra cứu.
  • Bước 6: Nhận kết quả tra cứu.
  • Cách 5. Tra cứu thông tin BHXH thông qua sổ BHXH

Mỗi người lao động đều được cấp một quyển sổ BHXH để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH. Quyển sổ này cũng là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ BHXH hiện nay. 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 18 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động có quyền được cấp và quản lý sổ BHXH của chính mình. Tại Khoản 5 Điều 21 của luật này, trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định như sau: 

“Phối hợp với cơ quan BHXH để trả sổ BHXH cho người lao động, đồng thời xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật”. 

Căn cứ vào các quy định, người lao động được quyền giữ sổ BHXH và có thể dễ dàng tra cứu thông tin BHXH của mình thông qua quyển sổ này. Khi nghỉ việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, người lao động cần yêu cầu được chốt sổ BHXH để được đảm bảo các quyền lợi sau này.

Người lao động tra cứu mã số BHXH thông qua thẻ bảo hiểm y tế vì mã số BHXH được sử dụng để làm mã số thẻ BHYT. Do đó, người lao động có thể căn cứ vào mã thẻ BHYT của mình để tra cứu mã số BHXH.

Cách lấy mã số BHXH chính là tra cứu theo thông tin mã thẻ BHYT in trên mặt trước của thẻ:

  • Đối với thẻ BHYT mẫu mới: Mã số BHXH là mã thẻ BHYT (gồm 10 ký tự số) in ở mặt trước của thẻ BHYT.
  • Đối với thẻ BHYT mẫu cũ: Mã số BHXH là mã số có 10 ký tự cuối trong dãy mã số của thẻ BHYT.

Lưu ý khi tra cứu thông tin BHXH cho người lao động

Tuy các bước tra cứu được thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng nhưng để hạn chế gặp sai sót khiến cho việc tra cứu không thành công, người lao động cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Thực hiện điền đầy đủ các trường thông tin được gắn dấu (*) vì đây là những thông tin bắt buộc phải có để hệ thống chấp nhận và truy xuất đúng dữ liệu mà người lao động cần tra cứu.
  • Phải đăng ký số điên thoại hoặc email với cơ quan bảo hiểm xã hội để đảm bảo sự an toàn, bảo mật thông tin khi lấy mã OTP.
  • Kiểm tra mã tra cứu ở email một cách nhanh chóng vì thời gian có hiệu lực của mã OTP chỉ kéo dài trong vòng 4 phút.

1 Cây vàng bao nhiêu tiền? Cập nhật nhanh giá vàng mới nhất 

Phân tích các ưu, nhược điểm của lương Net và lương Gross

Phân biệt lương Net và lương Gross
Phân biệt lương Net và lương Gross
Lương Gross Lương Net
Ưu điểm Người lao động có thể chủ động trong việc tính toán mức lương thực nhận của mình  Người lao động được nhận đúng số tiền lương đã thỏa thuận với tổ chức, doanh nghiệp. Các khoản bảo hiểm và thuế TNCN sẽ do tổ chức, doanh nghiệp tự trích ra và thanh toán.
Nhược điểm Người lao động phải chủ động tính toán các khoản bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) mà mình đã đóng Các quyền lợi về bảo hiểm của người lao động có thể thấp hơn mức quy định vì tổ chức, doanh nghiệp có quyền quyết định mức đóng trong trường hợp này

Nhận lương Gross hay lương Net thì có lợi hơn cho người lao động

Như đã đề cập ở trên, lương Net là số tiền lương hàng tháng mà người lao động sẽ nhận được sau khi tổ chức, doanh nghiệp đã chi trả các loại phí như BHYT, BHXH, BHTN, thuế TNCN. Trong khi đó, lương Gross là lương của người lao động bao gồm cả các khoản phí trên. Việc trích tiền từ quỹ lương Gross để chi trả cho các loại phí bảo hiểm và thuế TNCN đôi khi còn khiến người lao động có cảm giác thu nhập của mình bị giảm đi.

Thực tế, các tổ chức, doanh nghiệp thường sẽ trả lương Net cho người lao động để có thể dễ dàng tính toán các khoản phí bảo hiểm và thuế. Tuy nhiên, chọn nhận lương Net hay lương Gross để có lợi hơn thì không phải ai cũng biết.

  • Trong trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ đúng luật, trả lương và đóng đúng, đủ mức phí bảo hiểm, thuế TNCN… theo lương thực lĩnh thì dù nhận lương Gross hay lương Net, người lao động đều được hưởng quyền lợi sau này như nhau.
  • Trong trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức không tuân thủ đúng luật, trả lương Net nhưng lại khai báo với cơ quan BHXH, cơ quan thuế mức lương thấp hơn nhằm giảm thuế phải đóng thì quyền lợi sau này của người lao động sẽ giảm đi.
Nên nhận lương Net hay lương Gross để có lợi hơn
Nên nhận lương Net hay lương Gross để có lợi hơn

Như vậy, nếu muốn đóng các khoản phí đúng với mức lương thực và sau này được hưởng đầy đủ quyền lợi khi có vấn đề xảy ra cũng như tránh được các vấn đề nhạy cảm với tổ chức, doanh nghiệp, người lao động nên lựa chọn hình thức trả lương Gross. Tuy nhiên, nếu nhận lương Gross, người lao động sẽ phải tự tính toán mức đóng bảo hiểm và làm việc trực tiếp với cơ quan thuế. Điều này sẽ khiến nhiều người lao động cảm thấy e ngại hơn so với việc nhận lương Net.

Trên đây là những thông tin về lương Net là gì mà 3Gang muốn chia sẻ đến bạn đọc. Để có thể lựa chọn hình thức nhận lương phù hợp, người lao động có thể quy đổi lương Gross sang lương Net sang hoặc ngược lại thông qua trang web chuyển đổi trực tuyến để chủ động hơn trong việc lựa chọn hình thức trả lương phù hợp.

Lương Net là gì? Hướng dẫn tính lương Net chính xác

Khi đi phỏng vấn xin việc, chúng ta thường nghe nhắc tới lương Net và lương Gross. Vậy khái niệm lương Net là gì và lương Gross là gì? Nhận lương Net hay lương Gross sẽ có lợi hơn cho người lao động. Cùng 3Gang đi tìm câu trả lời trong nội dung bài viết ngày hôm nay nhé.

Lương Gross là gì?

Trước khi tìm hiểu lương Net là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm lương Gross là gì?

Lương Gross là gì
Lương Gross là gì

Lương Gross là tổng mức lương mà người lao động được nhận hàng tháng, bao gồm lương cơ bản, hoa hồng, các khoản trợ cấp và phụ cấp lương,… trong đó có cả tiền đóng bảo hiểm và tiền thuế thu nhập cá nhân (nếu có).

Tư vấn nên mở tài khoản tiết kiệm gửi góp hay gửi tiết kiệm thông thường? 

Khi được trả theo lương Gross, người lao động sẽ được trả lương gộp, bao gồm:

  • Bảo hiểm xã hội (BHXH).
  • Bảo hiểm y tế (BHYT).
  • Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
  • Người lao động sẽ phải tự đóng thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) theo tỷ lệ trích từ tiền lương mỗi tháng của mình.

Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm của người lao động hiện nay sẽ là:

  • Bảo hiểm xã hội: 8%
  • Bảo hiểm y tế: 1,5%
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1%

Như vậy, thu nhập thực nhận mỗi tháng của người lao động sẽ là 89,5%.

Ví dụ: Trong hợp đồng lao động tại công ty X, anh A được ghi nhận lương Gross hàng tháng là 10 triệu đồng/tháng. Điều này có nghĩa là anh A phải trích 10,5% quỹ lương nhận được để đóng cho BHXH, BHYT, và BHTN theo quy định của nhà nước. Cuối cùng, số tiền lương anh A nhận về hàng tháng sẽ là 8.950.000 đồng (tương đương với mức lương Net ghi trên hợp đồng là là 8.950.000 đồng).

Lương Net là gì?

Lương Net bắt nguồn từ cụm “Net Income” trong tiếng Anh. Nó chỉ thu nhập ròng sau khi đã hạch toán tất cả các chi phí và thuế. Hiểu một cách đơn giản thì lương Net là số tiền lương thực nhận của người lao động sau khi doanh nghiệp đã trừ hết tất cả các loại chi phí cho việc đóng bảo hiểm bắt buộc và thuế TNCN.

Khác với lương Gross, người nhận lương Net sẽ sở hữu luôn số tiền mà doanh nghiệp đã cam kết trả cho mình theo như ghi nhận trong hợp đồng. Cùng với đó, người lao động cũng không phải tốn công tính toán cũng như không phải trích lương đóng các khoản khác. 

Hướng dẫn cách tính lương Net chính xác, đơn giản

Cách tính lương Net chính xác, đơn giản
Cách tính lương Net chính xác, đơn giản

Để tính lương Net, chúng ta áp dụng công thức sau:

Lương Net = Lương Gross – Tiền đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHXH + BHTN + BHYT) – Thuế TNCN (nếu có)

– Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc của người lao động được tính trên cơ sở tiền lương của chính người lao động đó. Cụ thể:

  • 8% đóng vào quỹ hưu trí – tử tuất.
  • 1% đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
  • 1,5% đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.

– Tiền thuế TNCN được tính bằng công thức:

Thuế TNCN = ( Tổng thu nhập – Các khoản tiền được miễn – Khoản giảm trừ ) x Thuế suất

Trong đó:

– Các khoản tiền được miễn có thể kể đến như: Khoản tiền bồi thường do tai nạn lao động, tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền lương hưu, tiền làm thêm giờ (được trả cao hơn tiền lương làm việc chính thức vào ban ngày),…

Tiền gửi tiết kiệm là gì? Phân biệt tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn

– Theo Điều 1 của Nghị quyết số ​​​​954/2020/UBTVQH14 về việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN, các khoản được giảm trừ sẽ là: 

  • Khoản tiền giảm trừ gia cảnh với chính bản thân người lao động: 11 triệu đồng/tháng.
  • Khoản tiền giảm gia cảnh với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng. Người phụ thuộc chính là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm phải nuôi dưỡng, bao gồm con cái chưa đến tuổi vị thành niên, con bị tàn tật hoặc không có khả năng lao động, cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định. 
  • Các khoản tiền đóng vào quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
  • Các khoản tiền đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

– Thuế suất được quy định cụ thể như  sau:

Bậc Thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)
1 Đến 5 5
2 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 80 35

Ví dụ: Lương Gross của anh A là 20 triệu đồng/tháng. Anh A có thể tính lương Net sau khi tính được từng loại chi phí bảo hiểm và thuế TNCN, cụ thể:

Lương Net = 20 triệu đồng – Chi phí bảo hiểm – Thuế TNCN (nếu có)

Các loại bảo hiểm mà anh A phải đóng sẽ là:

  • Bảo hiểm xã hội: 20.000.000 x 8% = 1.600.000 VND 
  • Bảo hiểm y tế: 20.000.000 x 1,5% = 300.000 VND 
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 20.000.000 x 1% = 200.000 VND

Vậy, tổng số tiền bảo hiểm mà anh A phải đóng hàng tháng sẽ là : 1.600.000 + 300.000 + 200.000 = 2.100.000 VND.

Trong trường hợp anh A không có người phụ thuộc, anh A sẽ được giảm trừ các khoản sau: 

  • Giảm trừ gia cảnh: 11.000.000 VND
  • Các khoản bảo hiểm bắt buộc: 2.100.000 VND

Lúc này, thu nhập tính thuế của anh A sẽ được tính như sau: 

Thu nhập tính thuế = 20.000.000 – 11.000.000 – 2.100.000= 6.900.000 VND. Anh A được áp dụng bậc 2 trong bảng thu nhập tính thuế. Do đó, thuế TNCN mà anh A phải đóng sẽ là 6.900.000 x 10% = 690.000 VND.

Công cụ chuyển đổi online lương Net sang Gross

Để có thể chuyển đổi từ lương Net sang Gross và ngược lại một cách nhanh chóng, dễ dàng, chúng ta có thể sử dụng công cụ chuyển đổi lương miễn phí tại website nicvn.com. Đây là công cụ trực tuyến, miễn phí giúp chuyển lương Net sang Gross và ngược lại, giúp hỗ trợ quá trình chuyển đổi lương cho người lao động một cách nhanh chóng, tiện lợi mà không cần phải trải qua nhiều bước tính toán phức tạp. 

Công cụ chuyển đổi online từ lương Net sang Gross và ngược lại
Công cụ chuyển đổi online từ lương Net sang Gross và ngược lại

Các lưu ý khi nhận lương Net

Khi chọn nhận lương Net, người lao động sẽ được doanh nghiệp trả đúng số tiền đã cam kết ban đầu trên hợp đồng. Điều này có thể sẽ khiến người lao động gặp khá nhiều rủi ro, bởi lẽ, để tiết kiệm chi phí, nhiều doanh nghiệp chọn đóng bảo hiểm với mức lương thấp. Sau này, người lao động sẽ nhận được ít quyền lợi về bảo hiểm xã hội hơn so với quyền lợi mà người đó đáng được hưởng nếu đóng theo đúng quy định.

Do đó, khi nhận lương Net, người lao động cần chú ý các vấn đề sau:

– Đầu tiên, người lao động cần thỏa thuận rõ với doanh nghiệp về mức tiền lương đóng các loại bảo hiểm bắt buộc.

Để tránh bị doanh nghiệp chọn đóng mức lương thấp cho bảo hiểm, ngay từ khi thỏa thuận về tiền lương và ký hợp đồng lao động, người lao động cần làm rõ mức lương đóng bảo hiểm xã hội của mình. Mức đóng này sau này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền lợi của người lao động, đó là trợ cấp ốm đau, thất nghiệp, tai nạn lao động, thai sản, bệnh nghề nghiệp, lương hưu,…

Cách tiết kiệm tiền lương 5 triệu hiệu quả 

– Tiếp đó, người lao động cần thường xuyên kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của mình.

Để không bị doanh nghiệp qua mặt bằng việc đóng mức lương thấp cho bảo hiểm, người lao động khi nhận lương Net cần thường xuyên kiểm tra quá trình đóng các loại bảo hiểm của mình. Cách kiểm tra có thể được thực hiện như sau:

Cách 1: Tra cứu quá trình đóng BHXH bằng việc gửi tin nhắn điện thoại

Để tra cứu quá trình đóng BHXH bằng tin nhắn điện thoại, người lao động tiến hành soạn tin nhắn theo cú pháp: BH QT [mã số BHXH] [từ năm] [đến năm], sau đó gửi tới số 8079. 

Hệ thống sẽ tự động trả kết quả tra cứu là thời gian tham gia BHXH và BHTN. Cước phí tra cứu cho một tin nhắn là: 1.000 đồng/tin nhắn.

Cách 2: Tra cứu thông tin về BHXH qua cổng thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Tra cứu BHXH qua cổng thông tin điện tử của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang là cách phổ biến nhất hiện nay. Với cách tra cứu này, người lao động có thể biết được tất cả các thông tin về quá trình tham gia BHXH của mình, đồng thời còn có thể tra cứu hộ người thân. Các thông tin được tra cứu sẽ bao gồm:

  • Tra cứu mã số BHXH của người lao động.
  • Công khai các thông tin về việc hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP.
  • Tra cứu cơ quan BHXH.
  • Tra cứu quá trình tham gia BHXH và thời gian đóng BHXH.
  • Tra cứu đơn vị tham gia BHXH.
  • Tra cứu điểm thu, đại lý thu BHXH.
  • Tra cứu cơ sở khám chữa bệnh, cấp giấy nghỉ việc để hưởng BHXH.
  • Tra cứu BHTN.

Bên cạnh việc tra cứu được các thông tin về BHXH, người lao động còn có thể tra cứu các thông tin về giá trị sử dụng của thẻ BHYT, tra cứu cơ sở khám chữa bệnh hoặc ký hợp đồng khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT.

Các bước tra cứu BHXH được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào website cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam: https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx.
  • Bước 2: Trên giao diện chính nhấn chọn vào mục “TRA CỨU TRỰC TUYẾN” 
  • Bước 3: Trên menu “TRA CỨU TRỰC TUYẾN”, nhấn chọn vào mục tra cứu tương ứng mà mình cần tra cứu, ví dụ như tra cứu mã số BHXH, tra cứu cơ quan BHXH, tra cứu quá trình tham gia BHXH.
  • Bước 4: Nhập các thông tin dữ liệu cần thiết theo yêu cầu của hệ thống.
  • Bước 5: Nhận kết quả tra cứu.

Lưu ý: Trong một số trường hợp, khi tra cứu BHXH cá nhân, người lao động phải cung cấp các thông tin như số điện thoại, số CMND/CCCD, địa chỉ Email đã đăng ký với cơ quan BHXH trước đó. Mục đích của việc cung cấp những thông tin này là để xác định đối tượng tra cứu, đồng thời bảo mật thông tin cá nhân cho người lao động.

Cách 3: Tra cứu thông tin BHXH qua ứng dụng Zalo

Tra cứu lương Net qua ứng dụng Zalo trên điện thoại
Tra cứu lương Net qua ứng dụng Zalo trên điện thoại

Zalo là ứng dụng nhắn tin và nghe, gọi điện thoại miễn phí của Việt Nam trên nền tảng thiết bị di động và máy tính. Bên cạnh tính năng nhắn tin và nghe gọi thì Zalo còn có thêm tính năng cho phép người dùng theo dõi các chủ đề mà mình quan tâm, đó là Official account (OA).

Để tra cứu thông tin BHXH trên Zalo, trước tiên người dùng cần có tài khoản Zalo cá nhân. Cách đăng ký tài khoản chính là dùng số điện thoại (tốt nhất là sim chính chủ). Khi đã có tài khoản, người dùng sẽ thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đăng nhập ứng dụng Zalo trên điện thoại hoặc PC bằng tài khoản cá nhân.
  • Bước 2: Vào mục tìm kiếm, gõ tên trang Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội và chọn trang có dấu tích (v) màu vàng. Dấu tích này thể hiện trang mà người dùng đang quan tâm thuộc sở hữu của tài khoản đó và đã được Zalo xác nhận.

Lưu ý: Không phải trang OA nào của BHXH cũng sẽ có tính năng tra cứu này nên để chắc chắn, người dùng hãy chọn trang Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội.

  • Bước 3: Vào mục “Dịch vụ”, chọn “Tiện ích”, sau đó chọn ra mục mình muốn tra cứu thông tin, ví dụ như tra cứu mã số BHXH, tra cứu đóng BHXH,….
  • Bước 4: Điền đầy đủ thông tin vào các mục có dấu (*) là bắt buộc. Sau đó nhập mã Capcha và chờ nhận kết quả gửi về.
Điền đầy đủ thông tin vào các mục có dấu (*) là bắt buộc
Điền đầy đủ thông tin vào các mục có dấu (*) là bắt buộc

Với ứng dụng Zalo, người lao động còn có thể tra cứu thêm được các thông tin khác có liên quan đến chế độ BHXH, BHYT, BHTN một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng và tiết kiệm.

Cách 4. Tra cứu thông tin BHXH qua ứng dụng VssID

Ứng dụng VssID là ứng dụng tra cứu thông tin BHXH, BHYT của cơ quan BHXH Việt Nam. Cách tra cứu BHXH qua VssID được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Tải ứng dụng VssID trên CH Play hoặc App Store về điện thoại.
  • Bước 2: Đăng nhập vào ứng dụng VssID bằng tài khoản cá nhân.
  • Bước 3: Tại giao diện “Quản lý cá nhân”, nhấn chọn mục “Thông tin hưởng” hoặc “Quá trình tham gia” và nhận kết quả xuất hiện ngay sau đó.
  • Bước 4: Tại giao diện “Tra cứu”, nhấn chọn tra cứu các thông tin BHXH khác như: Tra cứu cơ quan bảo hiểm, tra cứu mã số BHXH, tra cứu cơ sở khám chữa bệnh, cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH, tra cứu điểm thu, đại lý thu, tra cứu đơn vị tham gia BHXH….
  • Bước 5: Nhập dữ liệu thông tin theo yêu cầu của hệ thống, sau đó nhấn tra cứu.
  • Bước 6: Nhận kết quả tra cứu.
  • Cách 5. Tra cứu thông tin BHXH thông qua sổ BHXH

Mỗi người lao động đều được cấp một quyển sổ BHXH để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH. Quyển sổ này cũng là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ BHXH hiện nay. 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 18 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động có quyền được cấp và quản lý sổ BHXH của chính mình. Tại Khoản 5 Điều 21 của luật này, trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định như sau: 

“Phối hợp với cơ quan BHXH để trả sổ BHXH cho người lao động, đồng thời xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật”. 

Căn cứ vào các quy định, người lao động được quyền giữ sổ BHXH và có thể dễ dàng tra cứu thông tin BHXH của mình thông qua quyển sổ này. Khi nghỉ việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, người lao động cần yêu cầu được chốt sổ BHXH để được đảm bảo các quyền lợi sau này.

Người lao động tra cứu mã số BHXH thông qua thẻ bảo hiểm y tế vì mã số BHXH được sử dụng để làm mã số thẻ BHYT. Do đó, người lao động có thể căn cứ vào mã thẻ BHYT của mình để tra cứu mã số BHXH.

Cách lấy mã số BHXH chính là tra cứu theo thông tin mã thẻ BHYT in trên mặt trước của thẻ:

  • Đối với thẻ BHYT mẫu mới: Mã số BHXH là mã thẻ BHYT (gồm 10 ký tự số) in ở mặt trước của thẻ BHYT.
  • Đối với thẻ BHYT mẫu cũ: Mã số BHXH là mã số có 10 ký tự cuối trong dãy mã số của thẻ BHYT.

Lưu ý khi tra cứu thông tin BHXH cho người lao động

Tuy các bước tra cứu được thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng nhưng để hạn chế gặp sai sót khiến cho việc tra cứu không thành công, người lao động cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Thực hiện điền đầy đủ các trường thông tin được gắn dấu (*) vì đây là những thông tin bắt buộc phải có để hệ thống chấp nhận và truy xuất đúng dữ liệu mà người lao động cần tra cứu.
  • Phải đăng ký số điên thoại hoặc email với cơ quan bảo hiểm xã hội để đảm bảo sự an toàn, bảo mật thông tin khi lấy mã OTP.
  • Kiểm tra mã tra cứu ở email một cách nhanh chóng vì thời gian có hiệu lực của mã OTP chỉ kéo dài trong vòng 4 phút.

1 Cây vàng bao nhiêu tiền? Cập nhật nhanh giá vàng mới nhất 

Phân tích các ưu, nhược điểm của lương Net và lương Gross

Phân biệt lương Net và lương Gross
Phân biệt lương Net và lương Gross
Lương Gross Lương Net
Ưu điểm Người lao động có thể chủ động trong việc tính toán mức lương thực nhận của mình  Người lao động được nhận đúng số tiền lương đã thỏa thuận với tổ chức, doanh nghiệp. Các khoản bảo hiểm và thuế TNCN sẽ do tổ chức, doanh nghiệp tự trích ra và thanh toán.
Nhược điểm Người lao động phải chủ động tính toán các khoản bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) mà mình đã đóng Các quyền lợi về bảo hiểm của người lao động có thể thấp hơn mức quy định vì tổ chức, doanh nghiệp có quyền quyết định mức đóng trong trường hợp này

Nhận lương Gross hay lương Net thì có lợi hơn cho người lao động

Như đã đề cập ở trên, lương Net là số tiền lương hàng tháng mà người lao động sẽ nhận được sau khi tổ chức, doanh nghiệp đã chi trả các loại phí như BHYT, BHXH, BHTN, thuế TNCN. Trong khi đó, lương Gross là lương của người lao động bao gồm cả các khoản phí trên. Việc trích tiền từ quỹ lương Gross để chi trả cho các loại phí bảo hiểm và thuế TNCN đôi khi còn khiến người lao động có cảm giác thu nhập của mình bị giảm đi.

Thực tế, các tổ chức, doanh nghiệp thường sẽ trả lương Net cho người lao động để có thể dễ dàng tính toán các khoản phí bảo hiểm và thuế. Tuy nhiên, chọn nhận lương Net hay lương Gross để có lợi hơn thì không phải ai cũng biết.

  • Trong trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ đúng luật, trả lương và đóng đúng, đủ mức phí bảo hiểm, thuế TNCN… theo lương thực lĩnh thì dù nhận lương Gross hay lương Net, người lao động đều được hưởng quyền lợi sau này như nhau.
  • Trong trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức không tuân thủ đúng luật, trả lương Net nhưng lại khai báo với cơ quan BHXH, cơ quan thuế mức lương thấp hơn nhằm giảm thuế phải đóng thì quyền lợi sau này của người lao động sẽ giảm đi.
Nên nhận lương Net hay lương Gross để có lợi hơn
Nên nhận lương Net hay lương Gross để có lợi hơn

Như vậy, nếu muốn đóng các khoản phí đúng với mức lương thực và sau này được hưởng đầy đủ quyền lợi khi có vấn đề xảy ra cũng như tránh được các vấn đề nhạy cảm với tổ chức, doanh nghiệp, người lao động nên lựa chọn hình thức trả lương Gross. Tuy nhiên, nếu nhận lương Gross, người lao động sẽ phải tự tính toán mức đóng bảo hiểm và làm việc trực tiếp với cơ quan thuế. Điều này sẽ khiến nhiều người lao động cảm thấy e ngại hơn so với việc nhận lương Net.

Trên đây là những thông tin về lương Net là gì mà 3Gang muốn chia sẻ đến bạn đọc. Để có thể lựa chọn hình thức nhận lương phù hợp, người lao động có thể quy đổi lương Gross sang lương Net sang hoặc ngược lại thông qua trang web chuyển đổi trực tuyến để chủ động hơn trong việc lựa chọn hình thức trả lương phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *