Thị trường hàng hóa, phân loại thì trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa

Trong lĩnh vực kinh tế học, thị trường hàng hóa đóng một vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế. Các loại hàng hóa, sản phẩm được lưu thông trong thị trường sẽ được gọi chung là thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, thị trường này được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên một số nhân tố nhất định. Hãy cùng 3Gang tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này bạn nhé!

1. Thị trường hàng hóa là gì?

Thị trường hàng hóa là gì?
Thị trường hàng hóa là gì?

Khái niệm thị trường hàng hóa được hiểu một cách đơn giản là thị trường vật lý hoặc thị trường ảo để mua bán và kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa. Trên thế giới hiện có khoảng 50 thị trường hàng hóa tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các cá nhân và các tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/von-it-thi-bat-dau-lap-ke-hoach-dau-tu-nhu-the-nao/

Các loại hàng hóa cũng sẽ được phân thành những nhóm khác nhau. Hiện nay đang có hàng hóa cứng, ví dụ như tài nguyên thiên nhiên như vàng, sắt,.. và hàng hóa mềm như là những sản phẩm nông nghiệp như nông sản, thịt,..

2. Phân loại thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa được phân thành nhiều nhóm khác nhau. Những nhóm này sẽ có nét đặc trưng riêng và chúng sẽ kết hợp với nhau để tạo thành thị trường hàng hóa hoàn chỉnh.

2.1 Phân loại theo hình thái vật chất của đối tượng trao đổi

Bao gồm những loại sau:

  • Thị trường hàng hóa: Đây là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi đã được hình thành dưới dạng hiện hình và hiện vật. Gồm hai bộ phận đó là thị trường các yếu tố sản xuất gồm nguyên vật liệu và thị trường hàng hóa tiêu dùng trao đổi các mặt hàng thông thường.
  • Thị trường dịch vụ: Đây là thị trường mà ở đó đối tượng được trao đổi không tồn tại dưới dạng nhất định nhưng chúng vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu về tinh thần cho con người. 

2.2 Phân loại theo biểu hiện của nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực

Với hình thức phân loại này thì ta sẽ có những dạng sau:

  • Thị trường thực tế: Đây là thị trường mà khách hàng có nhu cầu được đáp ứng hàng hóa và các sản phẩm kinh doanh.
  • Thị trường tiềm năng: Đây là thị trường mà ở đó khách hàng có khả năng thanh toán.
  • Thị trường lý thuyết: Đây là thị trường có thể phát triển kinh doanh, bao gồm cả khách hàng tiềm năng, thực tế và các nhóm dân cư khác.

2.3 Phân loại theo số lượng và vị trí của người mua, người bán

Bao gồm các loại sau:

  • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Đây là thị trường có số lượng người mua và người bán đông đảo và giá cả của hàng hóa trong nơi này sẽ do cung cầu trong từng giai đoạn quyết định.
  • Thị trường độc quyền: Thị trường này xuất hiện khi chỉ có một người bán hoặc một người mua, điều này sẽ giúp người độc quyền có thể đẩy giá bán lên cao và có thể lũng đoạn thị trường.
  • Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Hình thái thị trường này có sự xen lẫn giữa cạnh tranh và độc quyền. Sự không hoàn hảo này sẽ xuất phát từ chi phí sản xuất, uy tín nhãn hiệu hàng hóa hoặc yếu tố mậu dịch,…

>> Xem thêm: https://3gang.vn/tien-it-thi-dau-tu-vao-dau-de-nhanh-thanh-cong/

2.4 Phân loại theo công dụng của hàng hóa

  • Thị trường hàng tư liệu sản xuất gồm các sản phẩm dùng để sản xuất như các loại máy móc thiết bị, các loại thực phẩm, các loại nhiên liệu,…
  • Thị trường hàng tư liệu sử dụng gồm các sản phẩm dùng để phục vụ cho tiêu dùng cá nhân của con người như lương thực, giày dép, quần áo..

2.5 Phân loại theo nguồn sản xuất ra hàng hóa

  • Thị trường hàng công nghiệp gồm các sản phẩm hàng hóa do những xí nghiệp công nghiệp khai thác và chế biến sản xuất.
  • Thị trường hàng nông nghiệp gồm nông, lâm, hải sản

2.6 Phân loại theo nơi sản xuất

  • Hàng sản xuất nội địa bao gồm các loại hàng hóa do doanh nghiệp nội địa sản xuất ra, hướng theo tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ nhu cầu sử dụng nội địa và đáp ứng khả năng xuất khẩu. 
  • Hàng nhập ngoại gồm các loại hàng nhập từ quốc tế do nguồn hàng nội địa chưa thể sản xuất đủ hoặc do kỹ thuật công nghệ chưa thể sản xuất được.

3. Vai trò của thị trường hàng hóa là gì?

Vai trò của thị trường hàng hóa là gì?
Vai trò của thị trường hàng hóa là gì?

Có thể thấy rằng, thị trường hàng hóa là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy cụ thể thì vai trò của thị trường này là gì? Hãy cùng 3Gang theo dõi nội dung tiếp sau đây:

  • Tạo ra môi trường để thực hiện các hoạt động giao dịch thương mại của doanh nghiệp, nhà đầu tư, giúp người mua và bán có thể thực hiện được các giao dịch.
  • Rút ngắn quá trình giao dịch.
  • Cùng với sự kết hợp của cung và cầu sẽ giúp cho người bán và người mua cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh.
  • Giúp doanh nghiệp tìm được khách hàng mới, khách hàng tiềm năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

4. Tìm hiểu về cách thức hoạt động của thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa gồm giao dịch vật chất và giao dịch phái sinh thông qua giá giao ngay, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.

Để phòng ngừa các rủi ro về giá, trong suốt nhiều thế kỷ, người ta đã sử dụng hình thức giao dịch phái sinh.

Giao dịch phái sinh là một dạng giao dịch bằng hợp đồng với giá trị hợp đồng đã xác định dựa trên giá trị của hàng hóa. Giao dịch này sẽ được thực hiện thông qua các Sở giao dịch hàng hóa tập trung hoặc là qua thị trường phi tập trung.

>> Gợi ý: https://3gang.vn/lai-suat-ngan-hang-dang-xa-dan-muc-6-nam/

Hiện nay, ngày càng nhiều công cụ phái sinh được hình thành trong giao dịch như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, hợp đồng hoán đổi. Năm 2003, quỹ hoán đổi ETF xuất hiện, cho phép các nhà đầu tư giao dịch vàng dựa trên vàng điện tử mà không cần sở hữu vàng hiện vật, chi phí bảo hiểm và lưu trữ cũng giống như thị trường vàng thỏi London.

Để có thể tham gia thị trường hàng hóa, các nhà đầu tư có thể lựa chọn 1 trong 3 cách thức dưới đây:

– Thứ nhất, mua cổ phiếu từ các tập đoàn mà doanh nghiệp đó phụ thuộc vào giá cả hàng hóa;

– Thứ hai, tham gia các quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư ETF có danh mục đầu tư hàng hóa thuộc các công ty liên quan;

– Thứ ba, thực hiện mua bán hàng hóa bằng các hợp đồng tương lai. Chủ sở hữu mua/bán một loại hàng hóa với mức giá cụ thể trước, và sau đó việc giao nhận sẽ được xác định ở một thời điểm thỏa thuận trong tương lai.

Tại Việt Nam, mọi giao dịch hàng hóa đều nằm dưới sự quản lý và kiểm soát của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV). Nhà đầu tư muốn tham gia thị trường hàng hóa sẽ phải đăng ký và mở tài khoản giao dịch tại các công ty thành viên kinh doanh của MXV. Quy trình đặt lệnh giao dịch sẽ được thực hiện trên phần mềm CQG.

5. Một số sàn giao dịch hàng hóa hiện nay

Hiện nay, có thể dễ dàng liệt kê danh sách các sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới như:

Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME): chuyên cung cấp các sản phẩm giao dịch tiền tệ, chỉ số, tỷ giá, thịt…

Sở giao dịch liên lục địa (ICE): chuyên cung cấp các sản phẩm như năng lượng, dầu và sản phẩm nông nghiệp…

Sàn giao dịch kim loại London (LME): chuyên cung cấp các mặt hàng liên quan tới kim loại;

Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM): chuyên về các sản phẩm như kim loại, năng lượng, sản phẩm nông nghiệp và cao su tự nhiên;

Sở giao dịch hàng hóa New York (NYMEX): chuyên về các mặt hàng kim loại và năng lượng.

6. Tìm hiểu về thị trường hàng hóa phái sinh

Tìm hiểu về thị trường hàng hóa phái sinh
Tìm hiểu về thị trường hàng hóa phái sinh

6.1 Thị trường hàng hóa phái sinh là gì?

Hàng hóa phái sinh được hiểu là hình thức giao dịch mà ở đó các nhà đầu tư tiến hành việc thực hiện mua bán một khối lượng hàng hóa với một mức giá được xác định, sau đó việc chuyển giao này sẽ được thực hiện trong tương lai. Những yếu tố giao dịch về khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn và tiêu chuẩn hàng hóa… sẽ được quy định bởi Sở giao dịch hàng hóa.

6.2 Mục đích ra đời của thị trường hàng hóa phái sinh?

  • Hàng hóa phái sinh sẽ giúp người nông dân có thể định sẵn về giá bán và xác định trước mức lợi nhuận đạt được. Từ đó người nông dân có thể tập trung cho việc ổn định sản xuất và nâng cao chất lượng của sản phẩm. 
  • Nó giúp các doanh nghiệp thực hiện bảo hiểm rủi ro về giá cả của hàng hóa thông qua việc mua bán và trao đổi số lượng hàng hóa đang nắm giữ. 
  • Giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá hàng hóa và giảm thiểu rủi ro đầu tư một cách tối đa. 

6.3 Một số danh mục đầu tư trên thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam thì hàng hóa phái sinh được chia thành 4 nhóm chính như sau:

– Nhóm sản phẩm nông sản gồm đậu tương, khô đậu tương, lúa mì, dầu đậu tương và ngô.

– Nhóm sản phẩm kim loại gồm đồng, bạc, quặng sắt và bạch kim.

– Nhóm sản phẩm năng lượng gồm dầu WTI, dầu thô brent, xăng pha chế, dầu ít lưu huỳnh, khí tự nhiên và dầu WTI mini.

– Nhóm sản phẩm nguyên liệu công nghiệp gồm cacao, cà phê, đường, bông và cao su.

6.4 Các loại hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh 

Tất cả các sản phẩm của thị trường hàng hóa phái sinh đều được thiết kế dưới dạng các hợp đồng tài chính như là hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai.

– Hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng hàng hóa phái sinh có sự ràng buộc trách nhiệm giữa bên bán và bên mua về một loại tài sản đã được định giá tại một thời điểm nhất định trong tương lai, hiệu lực bắt đầu từ ngày bản hợp đồng đó được ký kết. Hợp đồng kỳ hạn này thường sẽ có kỳ hạn thời gian từ 3 tháng, 5 tháng hoặc là 9 tháng…

– Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng hàng hóa phái sinh cho phép các nhà đầu tư có quyền chọn mua trước và bán sau hoặc là ngược lại là mua sau bán trước với một khối lượng hàng hóa nhất định tùy theo nhu cầu của mỗi nhà đầu tư. Với loại hợp đồng này thì mức giá cũng được xác định trước  tại một thời điểm trong tương lai.

– Hợp đồng tương lai được hiểu là hình thức giao dịch mà ở đó mọi khách hàng đều có thể thực hiện việc mua bán một lượng hàng hóa ở tại một mức giá xác định và việc chuyển giao này cũng sẽ được thực hiện ở trong tương lai. Các yêu cầu về giao dịch của hợp đồng tương lai sẽ được Sở giao dịch hàng hóa quy định.

– Hợp đồng hoán đổi là loại hợp đồng có sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa bên mua và bên bán để thực hiện trao đổi dòng tiền này lấy dòng tiền khác của bên kia. Số tiền này sẽ được dựa trên mức giá nổi hoặc là mức giá cố định được tính trên lượng hàng hóa cần thanh toán.

6.5 Một số ưu điểm của thị trường hàng hóa phái sinh

Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán đang thu hút được đông đảo các nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn. Cho đến nay, sự xuất hiện của thị trường hàng hóa phái sinh cũng đang dần thay thế cho những kênh đầu tư cơ sở truyền thống. Dưới đây sẽ là một số ưu điểm khi bạn lựa chọn đầu tư hàng hóa phái sinh:

  • Tính minh bạch cao và pháp lý rõ ràng : Thị trường hàng hóa phái sinh đã được Bộ Công Thương cấp giấy phép và hoạt động công khai tại Việt Nam từ năm 2018 và được pháp luật bảo vệ. Vì thế các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm giao dịch với thị trường này.
  • Tỷ lệ ký quỹ vượt trội: So với các kênh đầu tư truyền thống khác như bất động sản hoặc thị trường chứng khoán, thì hàng hóa phái sinh hiện đang có tỷ lệ ký quỹ ưu việt hơn rất nhiều, tỷ lệ tối đa 1:30 trên 01 hợp đồng, mức ký quỹ này sẽ thay đổi theo từng loại mặt hàng khác nhau.
  • Tính thanh khoản cao: Thị trường hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao bởi các giao dịch sẽ ở quy mô quốc tế.
  • Giao dịch T+0: Thực hiện các giao dịch hai chiều với thời gian chờ T+0, vì vậy mà các nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận về ngay sau khi thực hiện các giao dịch mua và bán.
  • Công cụ bảo hiểm giá: Một số sản phẩm của thị trường này được xem là các công cụ bảo hiểm giá giúp phòng ngừa rủi ro về những  biến động của giá cả trên thị trường, chính vì vậy nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội thu được lợi nhuận hơn khi tham gia thị trường.
  • Đầu tư mọi lúc mọi nơi: Quá trình đầu tư hàng hóa phái sinh phần lớn được diễn ra trực tuyến, được thực hiện qua các hệ thống phần mềm giao dịch tiện ích đa nền tảng, vì vậy nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm đầu tư mọi lúc mọi nơi và chỉ cần bạn có các thiết bị liên kết mạng Internet.
  • Minh bạch, an toàn và uy tín: Tất cả các sản phẩm của thị trường hàng hóa phái sinh đều đảm bảo yêu cầu rõ ràng về thông tin các sản phẩm, được tiêu chuẩn hóa theo quy định quốc tế và đã được thông qua bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam khi liên thông với các sàn của thế giới. 

6.6 Thời gian giao dịch trong thị trường hàng hóa phái sinh

Thời gian giao dịch hàng hóa phái sinh thường sẽ diễn ra từ thứ 2 đến thứ 6 và trong thời gian 24/24. Tùy thuộc vào từng mặt hàng nên sẽ có những quy định về khung giờ giao dịch nhất định. 

6.7 Thời gian đáo hạn hàng hóa phái sinh

Ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai chính là ngày mà hợp đồng của tháng hiện tại sẽ được tất toán thành tiền mặt, sau đó sẽ chuyển thành những tháng tiếp theo để giao dịch.

6.8 Mức ký quỹ trong giao dịch hàng hóa phái sinh

Mức ký quỹ trong hàng hóa phái sinh là những khoản tiền tối thiểu cần thiết để mở 1 hợp đồng giao dịch. Đây là một khoản tiền dùng để đảm bảo rằng các nhà đầu tư sẽ thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng, không phải là khoản tiền mà họ cần phải trả trước cho hợp đồng đó. Mỗi loại hàng hóa phái sinh có thời gian giao dịch trên thị trường khác nhau cụ thể như giờ đóng mở phiên do mỗi loại hàng hóa phái sinh đều tương ứng với những sàn giao dịch quốc tế được hỗ trợ.

6.9 Tiềm năng của thị trường phái sinh hàng hoá

Trong vài năm trở lại đây, thị trường hàng hóa phái sinh đã trở nên khá phổ biến trên toàn thế giới và ngay tại thị trường Việt Nam. Khi mà thị trường chứng khoán và bất động sản đang manh nha có dấu hiệu chững lại thì các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm các kênh đầu tư mới. Thị trường hàng hóa như một xu hướng mới với những ưu điểm vượt trội. Bên cạnh đó thì thị trường hàng hóa phái sinh còn là kênh đầu tư được bộ Công Thương cấp phép hoạt động và được bảo lãnh bởi Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam, vậy nên thị trường này có sự đảm bảo về tính minh bạch và uy tín.

Sản phẩm hàng hóa phái sinh còn được xem là công cụ để phòng ngừa các rủi ro về sự biến động của giá cả trên thị trường. Do vậy, khi tham gia vào thị trường này thì các nhà đầu tư sẽ dễ dàng thu được lợi nhuận hơn. 

Bên cạnh đó, hàng hóa phái sinh đa dạng các danh mục đầu tư và được đánh giá về sự phong phú trên thị trường, điều này sẽ giảm thiểu những ảnh hưởng của chỉ số thị trường chung cho một số các mặt hàng nhất định để phù hợp với thông lệ quốc tế. 

6.10 Đầu tư hàng hóa phái sinh cần bao nhiêu vốn?

Đây là câu hỏi mà những nhà đầu tư và những người mới tìm hiểu và mới tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh băn khoăn. 3Gang xin chia sẻ rằng, giao dịch hàng hóa phái sinh không đòi hỏi quá nhiều vốn của bạn. 

Trung bình, chỉ với 20-30 triệu đồng là bạn đã có thể ký hợp đồng và thực hiện các giao dịch phái sinh bởi thực tế mức ký quỹ của các hợp đồng hàng hóa phái sinh rất đa dạng và phân bổ đồng đều từ thấp đến cao.

Bạn sẽ không cần phải lo ngại về vấn đề vốn khi tham gia vào thị trường hàng hóa bởi với nguồn vốn ít thì các nhà đầu tư có thể tham gia mua những hợp đồng với số vốn nhỏ, điều này cũng sẽ tùy thuộc vào nhu cầu đầu tư và khẩu vị lựa chọn của mỗi người.

Ban đầu hãy cân nhắc đầu tư với số vốn nhỏ cho đến khi bạn đã làm quen được với thị trường và có lợi nhuận, sau đó mới tăng vốn đầu tư dần lên. Cách này sẽ giúp bạn đảm bảo về an toàn và hiệu quả cao trong quá trình đầu tư. Khi tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh, các nhà đầu tư mới sẽ được hỗ trợ giao dịch trải nghiệm trên tài khoản Demo để làm quen với cách thức hoạt động thực tế  của thị trường và tìm hiểu thêm thông tin thị trường trước khi bạn quyết định rót vốn.

6.11 So sánh giữa kênh đầu tư hàng hóa phái sinh và chứng khoán phái sinh

Giao dịch hàng hóa phái sinh và chứng khoán đều được đánh giá là 2 kênh đầu tư tài chính tiềm năng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên thì mỗi một kênh đều sở hữu cho mình những ưu điểm riêng biệt và có hình thức đầu tư khác nhau. Mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây để có thể nắm được sự khác biệt giữa 2 hình thức đầu tư này:

So sánh Hàng hóa phái sinh Chứng khoán phái sinh
Bản chất Hàng hóa phái sinh là quá trình diễn ra các giao dịch của những loại sản phẩm hàng hóa như cà phê, cao su, lúa mì, đường, thép. Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở (Chỉ số VN30)
Tính thanh khoản Cao Trung bình, thấp
Biến động giá Cao, phụ thuộc vào từng loại mặt hàng hóa Thấp
Mức ký quỹ Cao, trung bình Thấp
Độ rủi ro Giá biến động không quá thấp so với điểm hòa vốn và cũng không quá cao,  giá tuân thủ theo quy luật của cung và cầu Cao
Cách mua bán Mua bán 2 chiều Mua bán 1 chiều
Công cụ giúp nhà đầu tư Mua bán chênh lệch giá, là bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp Mua bán thu lợi nhuận nhờ sự chênh lệch giá, cổ tức
Cách mua bán rút tiền Thông qua công ty hàng hóa thành viên của  Sở giao dịch hàng hóa Thông qua công ty chứng khoán với Sở giao dịch chứng khoán
Phí qua đêm  Không 13%/năm và mất phí thuế giao dịch
Tính pháp lý Bộ Công Thương cấp phép Bộ Tài Chính cấp phép

 

6.12 Một số rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư hàng hóa phái sinh

Kênh đầu tư hàng hóa phái sinh được nhận định là có khả năng sinh lời cao nhưng ở đó cũng luôn tồn tại những rủi ro khó tránh khỏi, đồng nghĩa với câu nói “rủi ro cao thì lợi nhuận cao”. Dưới đây là một số rủi ro mà nhà đầu tư có thể sẽ gặp phải khi tham gia giao dịch trong thị trường này:

  1. Mức biến động lớn: Cũng giống như các thị trường tài chính khác thì thị trường hàng hóa phái sinh cũng chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động thanh toán, giao dịch và kiểm soát sự biến động của hàng hoá. Ngoài ra, nó cũng chịu ảnh hưởng lớn từ những giao dịch với các sàn trên thế giới.
  2. Đặt nhầm lệnh: Việc bạn không hiểu rõ về các lệnh, đặt nhầm lệnh hoặc là đặt nhiều lệnh nhưng không đặt lệnh dừng lỗ cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến khiến các nhà đầu tư thua lỗ nặng.
  3. Những sự kiện chính trị: Tình hình chính trị hay tin tức thị trường cũng là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến ngành hàng hóa, Những tin này có thể mang đến những tác động tích cực cũng có thể sẽ đem lại những tác động tiêu cực cho toàn thị trường hàng hóa. Tình hình chính trị quân sự và những biến động về tỷ giá sẽ làm gia tăng đáng kể về biến động của toàn thị trường hàng hóa chung. 

Ví dụ: Tình hình chính trị hiện tại về chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã tác động rất lớn đến thị trường phái sinh, cụ thể phải kể đến sự biến động về giá dầu thô. Giá dầu thô hiện tại tăng giảm liên tục khiến các nhà đầu tư hoang mang và khó phân tích xu hướng khi đặt lệnh.

  1. Thiên tai: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường hàng hóa phái sinh. Cụ thể là các yếu tố về thời tiết mưa bão, ngập lụt, hạn hán sẽ gây ra mất mùa, ảnh hưởng đến hiệu quả năng suất sản phẩm, từ đó gây nên sự biến động giá mạnh mẽ trên thị trường hàng hóa phái sinh.

6.13 Một số kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh dành cho các nhà đầu tư 

Tâm lý chung của những người đang tìm hiểu về thị trường hàng hóa nói chung và các nhà đầu tư mới nói riêng là lo lắng về vấn đề kinh nghiệm non nớt của mình. Để có thể giao dịch hàng hóa phái sinh một cách an toàn và hiệu quả cao thì nhà đầu tư cần phải chú ý đến những thông tin sau:

– Bạn cần lựa chọn sàn giao dịch hàng hóa phái sinh uy tín, có sự tư vấn hỗ trợ tận tình, chi tiết và tránh bị lừa đảo. 

– Bạn cần trau dồi và nắm vững các kiến thức về đầu tư hàng hóa phái sinh. 

– Bạn nên đăng ký tài khoản Demo trước để trải nghiệm đầu tư,từ đó rèn luyện kỹ năng cũng như làm quen với thị trường, sau đó mới mở tài khoản và giao dịch thật. 

– Nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến thông tin ngày thông báo đầu tiên như thời gian tất toán các hợp đồng. 

– Nếu là nhà nhà đầu cơ thì bạn nên tham khảo những cách đầu tư hàng hóa phái sinh như sau: Tập trung vào các sản phẩm bạn am hiểu nhất, cách đầu tư hàng hóa thông minh nhất đó là các nhà đầu tư nên lựa chọn những mặt hàng có mức thanh khoản lớn và có xu hướng giao dịch rõ ràng. Điều này để tránh những rủi ro về lỗ và rủi ro khi không tất toán được lệnh theo đúng chủ đích. Ngoài ra, nhà đầu cơ cũng cần học cách xác định xu hướng trước khi tham gia đầu tư để quyết định được phương hướng vào lệnh hợp lý. 

Hy vọng những chia sẻ trên đây của 3Gang đã giúp cho bạn đọc hiểu được thị trường hàng hóa là gì cùng các vấn đề liên quan. Hãy phản hồi lại với chúng tôi nếu bạn gặp khó khăn với thông tin trên, 3Gang hân hạnh khi được hỗ trợ bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *