Cổ phần là gì? Mua cổ phần là gì? Điều kiện để mua cổ phần

Cổ phần là gì? Vốn cổ phần gì? Lợi tức cổ phần như thế nào? Đây đều là những thuật ngữ quen thuộc đối với các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về các khái niệm này, 3Gang xin chia sẻ những thông tin hữu ích về chủ đề này ngay trong bài viết dưới đây .

1. Cổ phần là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2014, thì hiện không có khái niệm chính xác về cổ phần là gì? Tuy vậy, cổ phần cũng được quy định cụ thể trong vốn điều lệ của các công ty cổ phần.

Cổ phần thực tế là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ của công ty thành nhiều phần bằng nhau. Chúng được hiểu là một loại tài sản hoặc chứng khoán để thể hiện quyền sở hữu của các cổ đông đối với vốn chủ sở hữu, thể hiện quyền cổ đông và giới hạn trách nhiệm của cổ đông với nghĩa vụ công ty.

Phân biệt tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn

Mệnh giá cổ phần hay còn gọi là giá trị mỗi cổ phần, chúng được quyết định bởi công ty và ghi vào cổ phiếu. Mệnh giá cổ phần và giá cả chào bán cổ phần có thể sẽ khác nhau.

Cổ phần là căn cứ vào cơ sở pháp lý chứng minh tư cách pháp lý của các cổ đông công ty cổ phần dù họ có hay không tham gia thành lập công ty.

2. Một cổ phần bằng bao nhiêu cổ phiếu?

Tùy thuộc vào mỗi một công ty cổ phần, họ quy định về tỷ lệ giữa cổ phần và cổ phiếu sẽ khác nhau. Do cổ phần được thể hiện dưới cổ phiếu, do đó tổng mệnh giá của số lượng cổ phần sẽ được tính là vốn điều lệ, tài sản từ công ty phát hành. Tuy nhiên tùy vào từng thời điểm mà tỷ lệ giữa cổ phần và tỷ lệ cổ phiếu sẽ thay đổi theo như thỏa thuận giữa các bên với nhau. 

Mỗi một công ty sẽ quyết định chia vốn điều lệ thành bao nhiêu phần và bao nhiêu mệnh giá mỗi cổ phần là bao nhiêu. Thông thường thì một cổ phiếu sẽ có giá dao động từ vài nghìn đồng đến vài chục nghìn, đôi khi sẽ lên tới trăm nghìn. Mỗi một cổ phần cũng sẽ tương ứng với từng đó cổ phiếu. Nhưng khi phát hành cổ phiếu, thì có những công ty cổ phần sẽ ghi mệnh giá cao hơn hoặc thấp hơn so với giá thị trường. Sự chênh lệnh đó được gọi là thặng dư vốn cổ phần. 

Ví dụ: Một công ty A có vốn điều lệ là 500 triệu đồng, được chia thành 10.000 cổ phần. Vậy trị giá mỗi một cổ phần là 50.000 đồng, giá thị trường là 10.000 đồng.

Thặng dư vốn cổ phần bằng: (50.000 – 10.000) x 500.000.000 = 20.000.000.000.000 đồng (20.000 tỷ)

3. Cổ phần được phân chia thành mấy loại?

Sau khi đã hiểu rõ cổ phần là gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu rằng cổ phần được phân chia thành mấy loại nhé. Hiện nay, thì cổ phần của công ty có thể được phân chia thành 2 loại chính đó là: Cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông.

3.1 Cổ phần phổ thông

Cổ phần phổ thông tiếng anh được gọi là Common Shares, đây là cổ phần buộc các doanh nghiệp cần phải có và chúng được phân chia dựa trên nguồn vốn điều lệ của công ty.

Cổ phần phổ thông có các đặc điểm như sau:

  • Được phát hành rộng rãi ra ngoài công chúng, đến với các nhà đầu tư cũng có thể sở hữu cổ phần phổ thông này bằng cách giao dịch trên thị trường sơ cấp hoặc mua bán trên các thị trường thứ cấp với giao dịch mua bán chứng khoán hoặc chuyển nhượng, thừa kế,…
  • Với mức giá quy định của cổ phần phổ thông thì theo luật là 10.000 đồng/cổ phiếu hoặc tùy theo mức giá trên thị trường chứng khoán.
  • Với cổ phần phổ thông thì không thể chuyển sang thành cổ phần ưu đãi được.
  • Cổ phần phổ thông có khả năng sinh lời tốt hơn những loại hình thức chứng khoán khác trong đó bao gồm cả trái phiếu.
  • Cổ phần phổ thông được tham gia và thực hiện những biểu quyết của doanh nghiệp.

Tiền gửi tiết kiệm là gì? Phân biệt tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn

3.2 Cổ phần ưu đãi

Cổ phần ưu đãi, đây là một loại cổ phần mà các công ty cổ phần có thể có hoặc không. Cổ phần mà người sở hữu – cổ đông ưu đãi, họ sẽ được hưởng một số các ưu đãi đồng thời cũng sẽ bị hạn chế một số quyền so với những cổ đông phổ thông. Cổ phần ưu đãi có nhiều loại như:

  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết: đây là cổ phần có số được biểu quyết nhiều hơn so với số cổ phần phổ thông. Tuy vậy, thì số phiếu biểu quyết của cổ phần ưu đãi biểu quyết còn phụ thuộc nhiều vào điều lệ công ty quy định.
  • Cổ phần ưu đãi cổ tức: đây là cổ phần được trả cổ tức với mức lãi suất cao hơn so với mức cổ tức của các cổ đông phổ thông hoặc so với hạn mức ổn định hằng năm.
  • Cổ phần có ưu đãi hoàn lại: đây là cổ phần được các công ty hoàn lại vốn góp theo những yêu cầu của người nắm giữ hoặc theo các điều kiện được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

4. Quyền và trách nhiệm của người sở hữu cổ phần

4.1 Cổ phần phổ thông

Những người nắm giữ cổ phần phổ thông sẽ có các quyền hạn như sau:

  • Tham gia và được phát biểu trong Đại hội đồng cổ đông và sẽ được thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua chính người đại diện theo ủy quyền hay những hình thức khác mà pháp luật và Điều lệ của công ty quy định. Mỗi một cổ phần phổ thông tương ứng với một số phiếu biểu quyết.
  • Sẽ được nhận cổ tức theo các mức độ quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
  • Được ưu tiên mua cổ phần mới và được chào bán tương ứng với tỷ lệ phần trăm cổ phần phổ thông sở hữu.
  • Được tự do chuyển nhượng các cổ phần thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác, trừ một số các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 120, Khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Có quyền xem xét và tra cứu cũng như trích lục thông tin trong danh sách của cổ đông được quyền biểu quyết và cũng có thể yêu cầu sửa đổi những thông tin nếu không chính xác.
  • Được quyền xem xét và tra cứu, trích lục hoặc sao chụp các bản Điều lệ công ty, những biên bản họp Đại hội đồng cổ đông cũng như nghị quyết do Đại hội đồng cổ đông ban hành.
  • Khi công ty thực hiện các thủ tục giải thể hoặc phá sản, thì cổ đông phổ thông được nhận một phần tài sản còn lại dựa theo với tỷ lệ sở hữu cổ phần có tại công ty.

4.2 Cổ phần ưu đãi

Sở hữu các cổ phần ưu đãi này sẽ có quyền và trách nhiệm như sau:

  • Những người nắm giữ được quyền yêu cầu và cũng sẽ được các công ty hoàn lại số vốn như đã đóng góp theo một số điều kiện được ghi ở cổ phiếu của các cổ phần ưu đãi hoàn lại này.
  • Đều được thực hiện những quyền khác tương tự như các cổ đông phổ thông, trừ một số quyền như sau: quyền biểu quyết, các quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông và các quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị cũng như Ban kiểm soát.

Cổ phần ưu đãi là một trong số các loại cổ phần mà công ty cổ phần hoàn toàn có thể có hoặc không. Đây cũng là loại cổ phần mà người sở hữu, cổ đông ưu đãi, họ được thừa hưởng một số các ưu đãi đồng thời cũng sẽ bị hạn chế một số quyền so với những cổ đông phổ thông. Cổ phần ưu đãi có nhiều loại như:

1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi biểu quyết, đây là loại cổ phần có số biểu quyết nhiều hơn so với các cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một số cổ phần ưu đãi biểu quyết đều do Điều lệ công ty quy định.

Chỉ có những tổ chức được Chính phủ ủy quyền và các cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ các cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của những cổ đông sáng lập thì chỉ có hiệu lực trong vòng 03 năm, kể từ ngày công ty chính thức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, thì cổ phần ưu đãi biểu quyết của các cổ đông sáng lập chuyển đổi thành các cổ phần phổ thông.

2. Cổ phần ưu đãi cổ tức

Cổ phần ưu đãi cổ tức là các cổ phần được trả cổ tức với một mức cao hơn so với mức các cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc với mức ổn định hằng năm. Cổ tức được phân chia hằng năm gồm có cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định thường sẽ không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và các phương thức xác định cổ tức thưởng sẽ được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

5. Vốn cổ phần là gì?

Vốn cổ phần đó chính là số tiền nhằm mục đích để duy trì những hoạt động trong công ty, vốn này được các cổ đông góp lại để có thể hưởng những lợi ích trong quá trình hoạt động kinh doanh. 

Nhiều công ty áp dụng các hình thức gọi vốn này trong trường hợp không còn có đủ nguồn lực về tài chính, không có đủ nguồn vốn dự phòng để đảm bảo cho việc hoạt động ổn định và chia sẻ những áp lực rủi ro trong tài chính cho doanh nghiệp.

Nếu một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, sẽ mang lại lợi ích cao, họ cũng sẽ được nhiều cổ đông săn đón và tìm mua cổ phần để đầu tư cho các doanh nghiệp hơn. Cổ phần này cũng sẽ được mua đi và bán lại giữa nhiều đối tượng khi không còn nhu cầu.

Chi phí cố định là gì? Làm sao để phân biệt chi phí cố định trong doanh nghiệp?

Vốn cổ phần không hoàn toàn của người sở hữu các công ty mà có thể đó là những thành viên trong công ty, những đối tượng đầu tư khác bên ngoài. Nhiều ý kiến đã cho rằng, việc sử dụng vốn cổ phần sẽ không mang lại lợi ích nhiều cho những doanh nghiệp nhưng việc sử dụng nguồn vốn huy động nợ. Tại sao ư, 3Gang sẽ đưa cho các bạn đọc một vài ví dụ cụ thể sau đây:

Hiện tôi đang có một doanh nghiệp nhỏ đòi hỏi cần có một nguồn đầu tư khoảng 100 triệu đồng và tôi đi vay ngân hàng với lãi suất là 10% hoặc cần bán 25% cổ phần cho mọi người với giá 100 triệu đồng.

Sau đó một năm tôi thu lời từ việc hoạt động của doanh nghiệp là 50 triệu đồng. Nếu là vay ngân hàng, thì tôi sẽ phải trả một số lãi dưới 10 triệu, nhưng khi tôi tiến hành huy động vốn cổ phần tôi lại mất đi tới 25% của 50 triệu. 

Ngoài ra, với việc sử dụng vốn nợ còn giúp các doanh nghiệp bớt đi được một số các khoản chi phí cho việc đóng thuế thu nhập của doanh nghiệp. Tuy vậy, người Việt Nam lại rất ngại khi nhắc đến từ nợ. Vậy thì tại sao người ta lại không quá khuyến khích sử dụng vốn nợ cho việc đầu tư này? Đó chính là vì khi chúng ta vay nợ cũng cần phải có những điều kiện để chứng minh được khả năng tài chính của bản thân chính người chủ sở hữu doanh nghiệp đó, cũng như khả năng trả nợ của các doanh nghiệp, đặc biệt là dù có hoạt động sinh lời hay lỗ thì những doanh nghiệp cũng cần phải trả hết số tiền đã vay và số tiền lời cho ngân hàng mà không có bất kỳ một sự chia sẻ nào.

Do vậy các doanh nghiệp cần phải cân đối sao cho phù hợp để lựa chọn và thu hút nguồn tài chính cho công ty để mang về kết quả hoạt động tốt nhất hiện tại.

6. Vốn cổ phần sẽ được huy động như thế nào?

Trước khi một doanh nghiệp tiến hành việc thực hiện huy động vốn, thì họ cần được cho phép giao bán cổ phiếu. Công ty cũng cần xác định được tổng số vốn mà họ muốn huy động và tổng giá trị cơ bản của từng cổ phiếu bán ra hay còn biết đến là mệnh giá.

Những hoạt động niêm yết chứng khoán, đặc biệt là cổ phiếu của các doanh nghiệp cần phải thông qua Sở giao dịch Chứng khoán. Khi các doanh nghiệp đó đáp ứng đủ quy định, họ sẽ được huy động thêm về vốn cổ phần.

Hiện nay, chưa có quy định gì về tổng số lượng cổ phiếu tối đa mà một công ty sẽ được phát hành. Tuy vậy, thì lượng vốn có thể huy động của mỗi một công ty là có sự giới hạn. Điều này có nghĩa là có một công ty có thể phát hành được số lượng cổ phiếu tuỳ ý nhưng vẫn sẽ tồn tại mức trần cho tổng số tiền thu về được từ việc bán cổ phiếu đó. 

7. Những phương pháp vốn cổ phần là gì?

7.1 Khái niệm về phương pháp vốn cổ phần

Phương pháp vốn cổ phần trong tiếng Anh được gọi là Equity Method. Phương pháp vốn cổ phần được hiểu như là một kĩ thuật kế toán được sử dụng bởi một số công ty để ghi lại mức lợi nhuận kiếm được thông qua một khoản đầu tư vào một công ty khác. Với các phương pháp kế toán vốn chủ sở hữu đó, thì công ty đầu tư báo cáo doanh thu mà chính công ty nhận đầu tư kiếm được trên báo cáo thu nhập của họ, theo tỷ lệ tương ứng với các khoản đầu tư vốn vào công ty sẽ nhận đầu tư.

7.2 Tìm hiểu chi tiết về phương pháp vốn cổ phần

Phương pháp vốn cổ phần về bản chất thì đây là kĩ thuật tiêu chuẩn được sử dụng khi công ty sẽ đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến các công ty nhận đầu tư. Khi mà một công ty nắm giữ khoảng 20% đến 50% cổ phiếu của các công ty khác, thì nó được coi là có ảnh hưởng đáng kể. Những công ty có cổ phần dưới 20% trong một công ty khác thì cũng có thể có những ảnh hưởng đáng kể, trong trường hợp này thì phần lớn các công ty đó cũng cần sử dụng phương pháp vốn cổ phần này.

Ảnh hưởng đáng kể nhất đó là quyền tham gia của các công ty đầu tư vào việc đưa ra những quyết định về một số các chính sách tài chính và các chính sách hoạt động của bên được đầu tư nhưng không được kiểm soát hoặc đồng kiểm soát những chính sách đó. Quyền lực này bao gồm các đại diện trong ban giám đốc, sẽ tham gia xây dựng chính sách và việc trao đổi nhân sự quản lý.

7.3 Cách ghi doanh thu và thay đổi về tài sản theo phương pháp vốn cổ phần

Phương pháp vốn cổ phần thừa nhận các mối quan hệ kinh tế tồn tại giữa hai chủ thể. Công ty đầu tư sẽ ghi lại phần thu nhập của công ty nhận đầu tư dưới dạng đó là doanh thu từ đầu tư trên các báo cáo thu nhập. Ví dụ cụ thể đó là trong trường hợp nếu một công ty sở hữu 25% thì công ty khác có thu nhập ròng là 1 triệu đô la, công ty sẽ báo cáo thu nhập từ đầu tư là 250.000 đô la theo các phương pháp vốn cổ phần.

Khi các công ty đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả các hoạt động và tài chính của công ty nhận đầu tư, thì nó có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đầu tư của công ty đầu tư. Công ty đầu tư sẽ ghi nhận khoản đầu tư từ ban đầu vào cổ phiếu từ công ty thứ hai như một tài sản là giá gốc. Theo phương pháp vốn cổ phần, thì giá trị của khoản đầu tư sẽ được điều chỉnh định kỳ với nhằm mục đích có thể phản ánh những thay đổi về giá trị. Điều chỉnh cũng như được thực hiện khi cổ tức được chi trả cho những cổ đông của công ty đó.

Khi các chủ thể tiến hành sử dụng phương pháp vốn cổ phần, thì một công ty báo cáo giá trị sổ sách từ khoản đầu tư độc lập với tất cả các thay đổi giá trị cụ thể có trên thị trường. Với ảnh hưởng đáng kể đến những chính sách điều hành và tài chính của một các công ty khác, công ty đầu tư đang đặt các cơ sở giá trị đầu tư của mình vào những thay đổi về giá trị tài sản ròng của công ty đó từ những hoạt động phát triển kinh doanh, tài chính và kết quả hoạt động. Ví dụ cụ thể như: khi các công ty được đầu tư báo cáo tình hình lỗ ròng, thì công ty đầu tư sẽ có quyền ghi nhận lại phần lỗ của họ là khoản lỗ đầu tư trên các báo cáo thu nhập, và việc ghi lại phần lỗ như thế này cũng đã làm giảm đi giá trị đầu tư trên bảng cân đối kế toán.

Khi các ông ty được đầu tư trả cổ tức bằng tiền mặt, thì giá trị tài sản ròng của các công ty đó về bản chất cũng sẽ bị giảm. Khi sử dụng phương pháp vốn cổ phần, thì công ty đầu tư nhận cổ tức sẽ ghi nhận sự gia tăng số dư tiền mặt của họ, nhưng trong khi đó các báo cáo giảm giá trị sổ sách của khoản đầu tư. Những hoạt động tài chính khác cũng có những ảnh hưởng đến giá trị tài sản ròng của các công ty nhận đầu tư, và sẽ có tác động tương tự đến giá trị cổ phần đầu tư của các công ty đầu tư.

  • Ví dụ cụ thể về phương pháp vốn cổ phần

Giả sử một công ty A tiến hành mua lại 25% cổ phần từ công ty X với giá là 200.000 đô la. Vào cuối năm đầu tiên, thì công ty X sẽ báo cáo thu nhập ròng là 50.000 đô la và sẽ trả cổ tức 10.000 đô la cho những cổ đông của công ty của họ. Tại cùng thời điểm mua, thì công ty A sẽ tiến hành ghi nợ với số tiền là 200.000 đô la vào khoản “Đầu tư vào X” có trong tài khoản tài sản và sẽ ghi có tương đương với khoản là tiền mặt.

Cuối năm, công ty A ghi nợ với số tiền là 12.500 đô la tương đương 25% của khoản thu nhập ròng 50.000 đô la vào khoản “Đầu tư vào X” có trong tài khoản tài sản và sẽ ghi có tương đương vào tài khoản doanh thu đầu tư. Bên cạnh đó, thì công ty A tiến hành ghi nợ số tiền là 2.500 đô la tương đương với 25% từ khoản chia cổ tức là 10.000 đô la vào khoản tiền mặt có trong tài khoản tài sản và sẽ ghi có tương đương vào khoản “Đầu tư vào X”. Ghi nợ cho khoản đầu tư làm tăng giá trị của tài sản, trong khi đó ghi có cho khoản đầu tư làm giảm nó.

Số dư mới có trong tài khoản “Đầu tư vào X” với trường hợp này sẽ là 210.000 đô la. Doanh thu đầu tư là 12.500 đô la sẽ xuất hiện trên các báo cáo thu nhập của A. Số dư là 210.000 đô la mới có trong tài khoản đầu tư sẽ xuất hiện tại bảng cân đối kế toán của công ty A. Khoản tiền mặt là 197.500 đô la sẽ được thanh toán trong năm và mua 200.000 đô la – nhận cổ tức là 2.500 đô la sẽ xuất hiện ở trong dòng tiền từ phần hoạt động đầu tư của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

8. Mua cổ phần là gì? 

Mua cổ phần có thể được thực hiện với hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp. 

– Mua cổ phần gián tiếp là việc mà công ty cổ phần bán cổ phần của mình thông qua thị trường chứng khoán và người mua sẽ thực hiện việc mua cổ phần của doanh nghiệp đó thông qua việc mua cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán. 

– Mua cổ phần trực tiếp là việc người mua cổ phần từ những đợt công ty chào bán cổ phần.

Khi đó, công ty cần phải hội đủ những điều kiện do pháp luật về chứng khoán quy định thì mới có thể chào bán theo những hình thức gián tiếp nào. Hoạt động này sẽ làm tăng thêm vốn điều lệ của các doanh nghiệp.

9. Điều kiện để mua cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì?

Những cổ đông cần phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn là 90 ngày kể từ ngày chính thức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ một số các trường hợp đó là Điều lệ công ty hoặc các hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định với một thời hạn khác ngắn hơn trừ các trường hợp góp vốn bằng tài sản có thời gian vận chuyển nhập khẩu và thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó và không tính vào thời hạn góp vốn này. 

Sau thời hạn là 90 ngày kể từ ngày chính thức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu các cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần của số cổ phần đã đăng ký mua thì thực hiện theo quy định cụ thể sau đây: 

  • Cổ đông chưa tiến hành thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua thì đương nhiên không còn là cổ đông của công ty đó và không được chuyển nhượng những quyền mua cổ phần đó cho người khác được.
  • Cổ đông chỉ thanh toán một phần trong số cổ phần đã đăng ký mua thì có quyền biểu quyết và nhận lợi tức, cùng các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán, và không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán đó cho người khác.
  • Cổ phần chưa thanh toán được sẽ coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị sẽ được quyền bán.

10. Lợi tức cổ phần là gì?

Lợi tức là khoản lợi nhuận thu được từ những hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, có thể lợi nhuận đến từ việc một khoản chứng khoán hoặc có thể là từ khoản tiền lãi thu được từ khoản cho vay hoặc gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, như vậy thì tùy từng trường hợp mà lợi tức sẽ có các tên gọi khác nhau.

Bên cạnh đó, trong đầu tư chứng khoán, thì lợi tức có thể gọi là cổ tức, trong tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn, thì nó gọi là lãi hay tiền lãi. Còn trong những hoạt động đầu tư kinh doanh khác, thì lợi tức có thể gọi là lợi nhuận hoặc tiền lời…

Dưới góc độ của người cho vay: hay của nhà đầu tư lợi tức sẽ được hiểu là số tiền tăng thêm trên tổng số vốn đầu tư ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định, khi các nhà đầu tư tiến hành đầu tư một khoản vốn vào và sẽ thu được một giá trị lớn hơn so với giá trị đã bỏ ra từ ban đầu và khoản chênh lệch đó được gọi là lợi tức.

Dưới góc độ của người đi vay: hay là người sử dụng vốn thì lợi tức này sẽ được hiểu là số tiền đi vay phải trả cho người cho vay để được sử dụng số vốn đó trong một thời gian nhất định, tuy nhiên thì người cho vay có thể sẽ gặp rủi trong những trường hợp người vay không có trả tiền, rủi ro này thì sẽ ảnh hưởng đến lợi tức trong tương lai.

11. Ý nghĩa của lợi tức trong những hoạt động phát triển của doanh nghiệp hiện nay

Trong hoạt động phát triển kinh doanh, thì lợi tức có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chính là minh chứng để thể hiện cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó trong cả năm, trong đó lợi tức của các doanh nghiệp sẽ bao gồm cả lợi nhuận thu đạt được sau những hoạt động kinh doanh trên, như hàng hoá, các dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá và các dịch vụ đã tiêu thụ, thuế theo quy định của pháp luật, trừ đi thuế lợi tức.

Bên cạnh lợi tức nó cũng sẽ bao gồm một số các khoản lợi nhuận dựa trên những khoản doanh thu khác như:

  • Những hoạt động tài chính của các doanh nghiệp như: hoạt động mua bán trái phiếu, hoạt động chứng khoán, ngoại tệ, hay như các hoạt động cho thuê tài sản là mặt bằng, thuê đất đai, thuê các thiết bị máy móc và lãi tiền gửi ngân hàng, các khoản lãi cổ phần và khoản lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập các số dư khoản dự phòng, giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn.
  • Lợi tức đến từ những hoạt động bất thường của các doanh nghiệp.

Kết luận

Trên đây là nội dung chia sẻ của 3Gang để giải đáp cho câu hỏi Cổ phần là gì? Vốn cổ phần gì? Lợi tức cổ phần là gì? Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm về các thuật ngữ và từ đó có thêm cho mình những kiến thức và chiến lược đầu tư hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *